Nhầm chân ga, nữ học viên tập lái lao xe Mercedes xuống kênh nước
Wales – Chiếc Mercedes đã bị một nữ học viên lái xe phi thẳng xuống kênh nước cạn sâu gần 5m. “Đồng hành” cùng chiếc xe có cả một đoạn lan can và chiếc ghế băng dài.
Sự việc hy hữu vừa xảy ra mới đây tại cảng Burry Port (thuộc quận Carmarthenshire, Xứ Wales) khi một chiếc xe tập lái hiệu Mercedes-Benz do một phụ nữ điều khiển đã băng từ đường của bến cảng xuống kênh nước sâu 15ft (khoảng 4,6m).
May mắn là vào thời điểm trên, thuỷ triều trên con kênh đã rút nên chiếc xe chỉ bị mắc kẹt dưới bùn. Chính lớp bùn nhão này có tác dụng tuyệt vời để giảm va đập cho chiếc Mercedes.
Lúc này, ngoài người phụ nữ đang học lái nói trên, trong xe còn có một người nữa. Cả hai đều không bị thương và thoát ra ngoài một cách an toàn.
Theo truyền thông địa phương, sự việc xảy ra khi nữ tài xế đã bị nhầm chân ga khi đang tập lái xe, dẫn đến việc chiếc xe lao qua lan can, húc bay cả một chiếc ghế băng xuống kênh nước. Chiếc xe sau đó đã được đội cứu hộ dùng cần cẩu trục vớt.
Tình báo Mỹ huấn luyện cá heo nhằm đánh chìm tàu đối thủ ra sao?
Những con cá heo được huấn luyện để âm thầm xâm nhập vào các vịnh và bến cảng của đối phương, gắn các thiết bị nổ vào thân tàu rồi quay trở lại một chiếc thuyền hoặc tàu ngầm đã chờ sẵn.
Video đang HOT
Minh họa cá heo tấn công tàu đối phương của CIA. Ảnh: CIA
Giữa thập niên 60 của thế kỷ 20, người Mỹ rất thích cá heo. Điều đó thể hiện rõ trong chương trình truyền hình Flipper - mô tả cá heo là loài động vật biển có vú thông minh, biết giúp đỡ con người.
Song song với đó, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lại thử nghiệm cá heo cho một mục đích khác: Nổ tung mục tiêu chỉ định.
Năm 2019, CIA đã công bố một loạt tài liệu mật mô tả chi tiết về các thí nghiệm bí mật từng được cơ quan này thực hiện, trong đó có nỗ lực huấn luyện cá heo đánh chìm tàu địch trong dự án Oxygas.
Theo tài liệu được công bố, Oxygas - được đưa ra vào thập niên 60 của thế kỷ 20 - nhằm huấn luyện cá heo mũi chai gắn thiết bị nổ vào tàu đối phương.
Cá heo mũi chai là loài được CIA sử dụng trong dự án Oxygas. Ảnh minh họa
Hai con cá heo mũi chai hoang dã được sử dụng trong dự án này. Nhiệm vụ của cá heo là âm thầm xâm nhập vào các vịnh và bến cảng của đối phương, gắn các thiết bị nổ vào thân tàu đối phương rồi quay trở lại một chiếc thuyền đã chờ sẵn.
Tháng 11/1964, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển (ORD) - bộ phận nghiên cứu khoa học của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ - tỏ ra lạc quan về dự án Oxygas: "Thành thật mà nói, dự án tiến triển nhanh hơn chúng tôi dự đoán".
Theo ORD, CIA có thể thực hiện một cuộc kiểm tra toàn diện vào tháng 1/1965, bất chấp một số vấn đề về liên lạc giữa người huấn luyện và cá heo.
Tài liệu của CIA công bố không đề cập đến các loại thiết bị nổ cụ thể, nhưng cơ quan này có thể đã lên kế hoạch sử dụng mìn limpet - loại mìn hải quân được các "người nhái" sử dụng nhiều trong Thế chiến II.
Trong một tài liệu từ tháng 2/1965, CIA ghi rõ: "2 con cá heo đang thường xuyên tập luyện theo mô phỏng...". Phần còn lại của đoạn văn đã được che để bảo mật.
Maritime Branch (MB) - một bộ phận của CIA phụ trách các hoạt động trên biển và ven biển - cũng tỏ ra hứng thú với việc sử dụng cá heo làm nhiệm vụ đánh chìm tàu địch.
MB quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh thực tế của việc sử dụng cá heo, như làm cách nào để giữ một con cá heo sống sót khi di chuyển trên máy bay để tới các vùng xa xôi làm nhiệm vụ, hay tìm cách để đưa con cá heo xuống nước ra sao khi đang ở trên cao.
Cuối cùng CIA quyết định sử dụng tàu ngầm hoặc thuyền được thiết kế đặc biệt để đưa cá heo đã được huấn luyện tới vùng nước làm nhiệm vụ. Một bức tranh mô tả cá heo thuộc dự án Oxygas chui ra từ một khoang chứa trên tàu ngầm và kéo theo bom nhờ dây nối buộc ở mõm của chúng.
CIA ấn tượng với dự án Oxygas tới nỗi cơ quan này đã hình dung ra rất nhiều nhiệm vụ bí mật khác nhau dành cho cá heo như: tấn công nhiều loại tàu địch, trinh sát bến cảng và ven biển thông qua các thiết bị chụp ảnh được gắn trên thân, thu thập thông tin tình báo điện tử, đặt các phao đo âm thanh và địa chấn...
CIA thậm chí còn tưởng tượng viễn cảnh cá heo giúp triển khai các cảm biến có khả năng phát hiện việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí hóa học và sinh học, cũng như cảm biến nguyên tố vi lượng nhằm phát hiện các nguyên tố phóng xạ được giải phóng sau một vụ nổ hạt nhân.
Điều này đặc biệt quan trọng khi vào thập niên 60, Trung Quốc có vụ thử hạt nhân đầu tiên và CIA rất muốn phát hiện sớm các vụ thử tiếp theo, theo trang Popular Mechanics.
Một con cá heo được đào tạo để tìm và đánh dấu mìn dưới nước. Ảnh: Getty
Bất chấp các tín hiệu tích cực của dự án, CIA gặp phải một vấn đề nan giải với dự án Oxygas: Động vật hoang dã khó thuần hóa và đôi khi không đáng tin cậy.
Tháng 1/1964, CIA thừa nhận có hạn chế khi sử dụng động vật hoang dã như một loại "vũ khí thông minh" và liên hệ với Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển hải quân (ONRD), thuộc Hải quân Mỹ, để nhờ trợ giúp.
Một tháng sau, người đứng đầu ONRD bày tỏ lo ngại rằng các con cá heo được huấn luyện có xu hướng làm hài lòng người huấn luyện chúng, nhưng có thể sẽ phớt lờ các đặc vụ khi thực hiện nhiệm vụ ở nơi xa.
Tới năm 1967, một đơn vị của CIA khuyến nghị thay đổi chiến thuật: Cá heo trong dự án Oxygas sẽ tập trung vào nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo thay vì đánh chìm tàu địch như trước.
Với nhiệm vụ mới, những con cá heo sẽ tiếp cận vùng biển của quốc gia thù địch ở khoảng cách ít nhất gần 20 km. Sau đó, chúng sẽ thu về các vật thể mà điệp viên bỏ lại ở vùng nước nông hoặc thả trôi theo bờ biển. Tuy nhiên, CIA lưu ý rằng rất khó để huấn luyện cá heo bơi gần 20km dọc bờ biển ở vùng nước xa lạ.
Tháng 9/1967, sự hỗ trợ của CIA với dự án Oxygas bắt đầu giảm dần. Một đề xuất để dự án này trở thành chương trình chung dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và CIA không có kết quả. Tới năm 1970, CIA đã cắt hoàn toàn viện trợ cho dự án Oxygas.
Theo trang Popular Mechanics, CIA rõ ràng đã gặp khó khăn trong việc sử dụng động vật hoang dã cho các nhiệm vụ quan trọng. Những người huấn luyện đã không thể khiến những con cá heo hoang dã coi trọng nhiệm vụ của chúng.
Làn sóng biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt ở châu Âu có thể gây bất ổn chính trị Trên khắp châu Âu, lạm phát tăng cao là nguyên nhân dẫn đến làn sóng bất bình đối với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và có nguy cơ gây ra bất ổn chính trị. Người biểu tình bên ngoài các cơ quan chính phủ ở Bucharest, Romania, ngày 20/10. Ảnh: AP Tại Romania, người biểu tình đã thổi kèn và đánh...