Nhạc Việt loạn bản quyền
Bản quyền, tác quyền bài hát từ lâu đã trở thành câu chuyện làm đau đầu các nhà quản lý. Làng nhạc Việt với không ít những vụ “lùm xùm” về vấn đề này đã đưa các nhà hoạt động nghệ thuật ra tòa và cuối cùng chẳng giải quyết thấu đáo được vấn đề gì. Chỉ thấy rằng, sau đó họ ít nhìn mặt nhau hơn.
Tình trạng “loạn” bản quyền ca khúc của làng nhạc Việt mấy tháng đầu năm 2011 thêm lần nữa chứng tỏ rằng chủ đề này vẫn chưa bao giờ cũ.
Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt dọa kiện Vietcom
Đầu 2011, Showbiz Việt rộn lên câu chuyện nhạc sĩ Vũ Quốc Việt đòi kiện Vietcom vì làm ảnh hưởng tới uy tín của mình và sai phạm trong hợp đồng đã ký kết trước đó về bản quyền ca khúc “Hạnh phúc mong manh”.
Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt “dọa kiện” Vietcom vì dám làm ảnh hưởng tới uy tín của anh
Sự việc bắt đầu khi ca sĩ Thanh Lan đòi Galaxy Mobile trả tiền vì đã dùng bản thu âm trong album của cô để kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Ngay sau đó, công ty Vietcom lại dọa kiện Thanh Lan vì dám khởi kiện Galaxy Mobile, bởi Galaxy đã ký hợp đồng khai thác bài hát “Hạnh phúc mong manh” và đây là ca khúc độc quyền của Vietcom. Không lâu sau đó, khán giả Việt còn được biết, ca khúc “Hạnh phúc mong manh” ngoài Thanh Lan còn có nhóm V-Music, ca sĩ Cát Tường và ngay cả nhạc sĩ Vũ Quốc Việt sử dụng để phát hành album.
“Hạnh phúc mong manh” – một ca khúc mà nhiều người muốn độc quyền…
Việc truy lỗi tại ai trong sự vụ này thật khó nói, các nghệ sĩ nhiều khi làm việc cũng rất… “nghệ sĩ”, theo cảm hứng, theo lời nói và thỏa thuận cũng chỉ là những cái “gật đầu”. Vì vậy, từ một ca khúc mà ai cũng muốn độc quyền dẫn tới hệ lụy hai ba vụ kiện tụng chồng chéo lẫn nhau là điều khó tránh khỏi.
Nhạc sĩ của “Đường cong” kiện Uyên Linh vì tội “ăn cắp” bản quyền
Bước ra khỏi Vietnam Idol, Uyên Linh liên tiếp chịu trận bởi “búa rìu” dư luận. Nào là bị chê “chảnh”, hét giá cát xê cao, đến việc xóa facebook, rồi hát nhép… Điển hình là vụ lùm xùm xung quanh chuyện tác quyền bài hát “Đường cong” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong “tố” Uyên Linh vi phạm bản quyền bài hát “Đường cong”
Nhạc sĩ trẻ của “Đường Cong” cho rằng, sau khi cuộc thi Vietnam Idol 2010 kết thúc, Uyên Linh vẫn tiếp tục biểu diễn ca khúc “Đường cong” tại nhiều sự kiện khác nhau mà không xin phép anh cũng như ca sĩ Thu Minh – người đang giữ quyền độc quyền bài hát. Nhạc sĩ cho biết thêm, nếu phía Uyên Linh không có phản hồi gì mà vẫn tiếp tục sử dụng ca khúc này, anh sẽ tiến hành “khởi kiện”. Ngay sau khi biết được sự việc, ca sĩ Uyên Linh đã lên tiếng nhận lỗi vì sự vi phạm “vô tình” này.
Video đang HOT
Uyên Linh kịp thời “nhận lỗi” về sự cố “Đường cong” nên sự việc tạm thời lắng xuống
Có nhiều luồng ý kiến dư luận cho rằng: Nếu Uyên Linh không thể hiện quá thành công ca khúc “Đường cong” và tên tuổi Uyên Linh không quá “đình đám” sau Vietnam Idol thì sự việc có lẽ đã không xảy ra. Vì bài hát “Đường cong” đã được sáng tác từ lâu, ca sĩ Thu Minh mua tác quyền và thể hiện nhiều nhưng ít người biết đến.
Thái Thùy Linh “tố” Internet vi phạm bản quyền album “Bộ đội”
Thái Thùy Linh, nữ ca sĩ của Sao mai điểm hẹn 2004 sau 3 năm tích góp biết bao công sức và tiền bạc mới cho ra đời được album “Bộ Đội”. Thùy Linh cho biết, cô mất tới 200 triệu để hoàn thành album này. Đây là một số tiền không nhỏ nhưng khi đĩa của cô chưa phát hành được bao lâu đã bị ăn cắp bản quyền một cách công khai trên mạng internet.
“Bộ đội” của Thái Thùy Linh
Sau 2 album đầu tiên chưa thể hiện được nhiều, album Vol.3 có tên “Bộ đội” của Thái Thùy Linh gây được nhiều ấn tượng. Đầu tiên là việc album này lọt vào Top 5 đề cử Album của năm tại Giải Cống hiến 2010. Thành công hơn nữa đến với “Bộ đội” là giải Album Vàng tháng 2-2011 và Thái Thùy Linh ẵm luôn giải Ca sĩ thể hiện thành công.
Việc “Bộ đội” của chủ nhân Album Vàng tháng 2 bị vi phạm bản quyền là chuyện không mới đối với dư luận. Vì tình trạng này diễn ra như cơm bữa trên thị trường âm nhạc đầy nhiễu loạn của nước ta. Tình trạng này không những không có dấu hiện giảm sút mà ngày càng bùng phát mạnh. Người chịu trận là các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà quản lý… Họ cũng chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì kiện sao được… internet. Có đưa ra tòa thì cũng chỉ là viên đá cuội ném xuống biển khơi đang “loạn sóng” của nền âm nhạc Việt…
Linh “lính” tỏ ra bất lực và chán nghề sau khi “Bộ đội” bị ăn cắp một cách trắng trợn, công khai trên internet
Chính những sự vi phạm một cách “trắng trợn” như thế khiến cho nhiều nghệ sĩ chán nghề, họ không còn hứng thú với nghệ thuật nữa. Vì họ phải đổ nhiều mồ hôi nước mắt mới cho ra được một album nhưng lại bị người khác “ăn cắp”, biết vậy mà vẫn không làm gì được. Bất lực là cảm giác chung của nhiều nghệ sĩ khi rơi vào tình cảnh tương tự… Thiết nghĩ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cần có những giải pháp khác để bảo toàn thành quả lao động của các nghệ sỹ.
Bầu Đan Trường “tố” The Men “ăn cắp” bài hát
Mới đây nhất, khán giả Việt lại thêm lần nữa được “nghe cãi nhau” không mất tiền, cũng lại về tác quyền bài hát. Đó là chuyện ông Hoàng Tuấn, bầu của ca sĩ Đan Trường gửi công văn tới các cơ quan chức năng “tố” nhóm The Men “ăn cắp” bản quyền ca khúc của công ty ông.
Bầu của Đan Trường tố The Men “ăn cắp” bản quyền ca khúc “Tình yêu đầu tiên”
Theo ông bầu Hoàng Tuấn thì The Men đã tự ý sử dụng ca khúc “Tình yêu đầu tiên” mà công ty của ông đã mua độc quyền từ nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng. Không chỉ đưa lên các trang mạng, nhóm nhạc này còn đổi tên thành “Còn chút gì để nhớ” đem đi biểu diễn. Mặt khác, The Men còn sử dụng bài hát này kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ trên các mạng điện thoại làm tổn hại đến công ty HT Travel – Audio & Video Production của ông.
Hai chàng trai của The Men cho rằng, họ không hề phạm luật
Các chàng trai của The Men thì cho rằng, họ không hề phạm luật. Còn phía chính tác giả của ca khúc gây nhiều tranh cãi này, nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng cho biết, khi nhạc sĩ sáng tác trên văn bản, người sử dụng nghe và mua lại những bản nhạc đó và trao đổi với nhạc sĩ để đặt tên cho nó. Việc một ca khúc được thay tên đổi họ nhiều lần là chuyện thường… Nhạc sĩ sáng tác bài hát này từ rất lâu rồi, nhóm The Men đã mua và sử dụng nó nhưng đặt tên gì ông không nhớ. Cách đây 2 năm, ông bầu Hoàng Tuấn liên hệ mua lại và đặt tên là “Tình yêu đầu tiên”.
Như vậy, ngay trong lời nói của chính tác giả bài hát này đã có nhiều mâu thuẫn. Không có một sự phân định rõ ràng hay quy tắc dứt khoát khi bán tác quyền, vậy nên sự tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Nhiều khả năng, ông bầu của ca sỹ Đan Trường sẽ kiện The Men ra tòa. Các chàng trai The Men cũng khẳng định, họ sẵn sàng ra mặt để giải quyết mọi vấn đề.
Lại thêm một vụ kiện nữa khiến các “thầy cãi” đau đầu vì xử lí kiện tụng kinh tế đã khó nói gì đến nghệ thuật, trong khi lại chẳng có một văn bản pháp lý gì rõ ràng. Điều đáng nói ở câu chuyện này là do nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng, chính ông đã không có một sự quản lý chặt chẽ đối với ca khúc của mình. Có thể nói, chính nhạc sĩ là người tạo nên “mọi sự hiểu lầm” giữa bầu Hoàng Tuấn và nhóm nhạc The Men!
Ngoài ca khúc “Tình yêu đầu tiên” (cũng như “Còn chút gì để nhớ”), nhóm The Men còn bị ông Hoàng Tuấn cho là vi phạm bản quyền một ca khúc nhạc Hoa tựa đề “Tan bao giấc mơ” do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện viết lời Việt cách đây 10 năm.
Vỹ thanh
Những vụ việc đau đầu trên cho chúng ta thấy một thực tế rằng: Nhạc Việt giống như một cái chợ, “loạn” từ buổi đầu họp chợ cho đến lúc chợ tàn, kẻ bán người mua nhốn nháo. Vậy tác quyền, bản quyền ca khúc là gì trong “mớ hỗn độn” này? Nó cũng giống như quy tắc “cấm cãi nhau” trong các phiên chợ. Mà đã là chợ thì làm sao cấm cự cãi được…
Nhân đây, nên chăng cũng cần nâng cao trách nhiệm đối với chính các nhạc sĩ, phải có sự quản lý gắt gao hơn nữa đối với những “đứa con tinh thần” mà mình đã sản sinh ra? Các ca sỹ, nhóm nhạc, nhà quản lý cũng cần có ý thức tự giác, làm việc phân minh, tôn trọng giá trị sáng tạo của người nghệ sĩ để tránh lặp lại những “phi vụ” tương tự làm nản lòng công chúng Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đêm chơi "live" của những nghệ sĩ Việt thực thụ
Vắng mặt Thanh Lam, bốn ca sĩ còn lại của các đề cử trong hạng mục Ca sĩ của năm là Tùng Dương, Uyên Linh, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn cùng thể hiện những ca khúc gắn với tên tuổi của mình trong năm 2010.
Bên cạnh các hạng mục trao giải, các phần trình diễn khác trong lễ trao giải Cống hiến lần thứ 6 đã được dàn dựng khá công phu, kỹ càng, với ban nhạc chơi "live".
Cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh đầy đáng nhớ của Lễ trao giải được giới chuyên môn thực sự quan tâm.
Hà Anh Tuấn, Tùng Dương, Nguyên Thảo, Đức Tuấn và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong mở màn với ca khúc Tháng tư về gợi nhớ thời điểm diễn ra chương trình
Ca sĩ Thái Thùy Linh máu lửa với bài Hò kéo pháo (Hoàng Vân) được phối theo phong cách rock, trong album Bộ đội - đề cử Album của năm
Tấn Minh với Mơ về nơi xa lắm trong album Những tình khúc Hà Nội của Phú Quang - đề cử Album của năm
Nhạc sĩ của năm Lê Cát Trọng Lý với Chênh vênh tự sáng tác
Mai Khôi trẻ trung, nữ tính với Việt Nam - ca khúc tự sáng tác, từng đoạt ngôi vị Bài hát của năm trong Bài hát Việt 2010
Hình ảnh đêm nhạc xúc động Ngọn lửa cao nguyên của cố NSND Y Moan được trình chiếu trên sân khấu trao giải Cống hiến
Uyên Linh - đề cử Ca sĩ của năm - sôi động với Take me to the river
Hà Anh Tuấn với ca khúc Don't turn the music down (Dương Khắc Linh) trong album Cock tail - đề cử Album của năm
Nguyên Thảo hát Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương) cùng dàn nhạc giao hưởng thật nhẹ nhàng mà khắc khoải
Đức Tuấn cũng mang phong cách bán cổ điển đến khán phòng Nhà hát TP với ca khúc Trở về (Dương Thụ) trong album Bây giờ biển mùa đông- đề cử Album của năm
Tùng Dương trong ca khúc đầy ma mị Giăng tơ
Theo 2Sao
Quá ít dấu ấn ở hạng mục Album của năm Nếu như những năm trước, ở hạng mục giải thưởng album của năm giải Cống hiến đã tôn vinh những album thực sự có những dấu ấn mới mẻ cho làng nhạc Việt trong năm đó thì đến năm nay, mọi chuyện dường như không được như thế! "Yêu mười cưới một" Hằng năm, với số lượng album phát hành "khủng" của làng...