Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Có đầy cái hay ho để xem khi Rock kết hợp cùng giao hưởng
Nhạc trưởng Lê Phi Phi và các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đang miệt mài tập luyện để đưa đến khán giả chương trình đẳng cấp có sự kết hợp giữa nhạc Rock và giao hưởng, chào mừng thành công của đội tuyển bóng đá nam và nữ Việt Nam tại SEA games 30 vừa qua. Đặc biệt, với nhạc trưởng Lê Phi Phi, việc trở về Việt Nam vào dịp Tết đã trở thành thông lệ trong 20 năm trở lại đây.
PV: Lần trở về Việt Nam năm 2020 với tư cách nhạc trưởng của đêm nhạc “Rock Symphony” có gì đặc biệt, thưa anh?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Trong vòng 20 năm trở lại đây, tôi bao giờ cũng cố gắng về Việt Nam ăn Tết, đó là việc không thể thiếu đối với nguời Việt xa xứ, để trở về bên gia đình, bạn bè và cũng là một lần trở về với những gì thân quen. Đặc biệt, năm nay, khi chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, tôi và các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch sẽ mang tới khán thính giả yêu nhạc Hà Nội 2 bữa tiệc nhẹ nhàng, vui vẻ với 2 đêm diễn có sự kết hợp giữa rock và giao hưởng.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi
PV: Anh có thấy Rock và giao hưởng rất hợp nhau?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Mô hình kết hợp giữa các dòng nhạc đã được thế giới làm từ 60-70 năm trước. Ở Việt Nam ta cũng thế thôi, đã từng có các cuộc kết hợp giữa nhạc dân tộc và nhạc giao hưởng, hát nhạc nhẹ với dàn nhạc giao hưởng. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên ở cấp độ quy mô, có một đêm nhạc kết hợp giữa giao hưởng và Rock. 2 thể loại này thực ra rất hợp nhau. Rock có những lúc rất mạnh mẽ nhưng cũng có những lúc rất êm dịu. Vì thế, tôi tin, sự kết hợp sẽ rất nhuần nhuyễn, quan trọng là cách phối bài như thế nào?
PV: Ở đêm nhạc lần này, anh đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ tích cực từ phía các nhạc sĩ phối khí?
Video đang HOT
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Trong chương trình có 3 nhạc sĩ phối bài tôi phải nói là rất thiện nghệ. Đó là 1 nhạc sĩ ngoại quốc, nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Duy Linh và Lý Huỳnh Long. Ví dụ như bài Hotel California, các nhạc sĩ phải phối âm làm sao sử dụng hết tính năng của dàn nhạc giao hưởng, sự mạnh mẽ về mặt thanh âm nhưng có những lúc rất êm dịu. Hơn nữa, vai trò của nhạc sĩ phối khí là kết hợp hài hòa giữa hai thể loại rock và giao hưởng. Ngoài dàn nhạc giao hưởng còn có hợp xướng và solist.
PV: Nhiều người tò mò muốn biết, rock và giao hưởng kết hợp cùng nhau liệu có gì hay ho?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Đêm nhạc “Rock Symphony” lần này có khác với các đêm nhạc cổ điển thuần túy. Khán giả có thể hát theo nghệ sĩ, nhảy theo dàn nhạc ở các tác phẩm Rock quen thuộc. Dàn nhạc giao hưởng chỉ là một bộ phận của chương trình lần này bên cạnh ban nhạc rock, các ca sĩ. Nên đó có thể gọi là 2 “sô” nhạc nhẹ có sự tham gia hoành tráng và công phu của giao hưởng. Vì thế, khán giả chưa đi xem thì không thể biết, rock và giao hưởng kết hợp với nhau có hay không?
PV: Là người làm nhiều chương trình nhạc hàn lâm, anh có nhận xét về nhu cầu thưởng thức nhạc giao hưởng của khán giả hiện nay?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Riêng về nhạc giao hưởng Việt Nam, ở những năm cuối có sự phát triển rất tốt. Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân được nâng lên, có nhiều khán giả trẻ, đặc biệt là những người không trong nghề yêu thích nhạc cổ điển. Đặc biệt, nhà hát Lớn Hà Nội và nhà hát Lớn TP.HCM đã chật kín khán giả, tỉ lệ người Việt Nam đi nghe nhạc cổ điển cao hơn người nước ngoài. Đấy là mức phát triển đáng mừng của xã hội. Nhưng với chị em làm nghề lại gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đang thiếu nhạc công được đào tạo công phu và lâu năm. Các em sinh viên ra trường, đã học đến 20 năm nhưng đành bỏ nghề vì thù lao công việc chưa tương xứng với công sức và thời gian đào tạo. Đời sống của người làm nhạc cổ điển cần nâng cao hơn để họ được làm nghề toàn tâm toàn ý.
Rocker Anh Khoa sẽ góp mặt trong chương trình
PV: Để đời sống người làm nhạc cổ điển được nâng lên, anh có đề xuất nào không?
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Ở Maccedonia, nơi tôi đang sinh sống, đơn vị nào có chữ “quốc gia” thì được ưu ái và lương bổng cao hơn. Bởi đó là những đơn vị đại diện cho bộ mặt của đất nước. Tôi mong ở Việt Nam cũng sẽ có cách làm tương tự đối với các đơn vị nghệ thuật được gắn mác “quốc gia”. Nhưng thế là chưa đủ, khán giả chính là những người quyết định đời sống sung túc của các nghệ sĩ. Vì thế, việc khán giả đi nghe, đi xem ủng hộ bằng cách mua vé chính là đòn bẩy lớn nhất để các nghệ sĩ hàn lâm có niềm tin với nghề. Ví dụ như chương trình lần này, chúng tôi đã phải chuẩn bị hàng tháng trời nhưng khi chào bán vé, mức giá vẫn thấp. Đơn vị bán vé thì nghĩ rằng, bán vé cao không có khán giả nên cũng không dám đẩy giá vé lên. Trong khi ấy, nhiệm vụ của các nghệ sĩ là phải nâng tầm chuyên môn. Ở đây có sự mâu thuẫn và vẫn phải trở lại vấn đề hỗ trợ cho nghệ sĩ.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Chương trình “Rock symphony-we are the champions” sẽ diễn ra vào tối ngày 9 và 10-1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham dự của ca sĩ Phạm Anh Khoa, ban nhạc Black Long, nghệ sĩ guitar trẻ Tim Tran cùng các ca sĩ nổi tiếng như Tố Loan, Huy Đức, Bùi Trang, Thanh Bình…trong dàn hợp xướng của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB).
Theo anninhthudo.vn
12 đêm nhạc miễn phí trong Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2019
Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2019 trở lại với công chúng yêu nhạc Việt Nam sau 1 năm gián đoạn với 12 đêm diễn đỉnh cao, hoàn toàn miễn phí.
Nhóm Ensemble Phoenix Munich (Đức) hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm nhạc thú vị cho công chúng Việt.
Phiên bản thứ 17 của Liên hoan Âm nhạc châu Âu sẽ mang tới những buổi hòa nhạc đỉnh cao và ngập tràn những giai điệu đầy màu sắc tại Hà Nội và TP.HCM từ 18-30/11/2019.
Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2019 sẽ giới thiệu tới công chúng Việt Nam các nghệ sĩ tài năng đến từ Áo, Wallonia-Brussels/Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Ý và Hà Lan.
Với 12 buổi biểu diễn hấp dẫn, liên hoan sẽ mang đến cho khán giả Việt Nam những trải nghiệm âm nhạc phong phú, từ giai điệu pop nhẹ nhàng với những giọng ca đẹp, bài hát đặc sắc, tới nhạc cổ điển, các điệu mambo và tango và hòa nhạc đa phương tiện.
Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2019 sẽ khai mạc ngày 18/11 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội với ban nhạc Atome (Wallonia - Brussels/Bỉ) và tại Nhạc viện TP.HCM với Hòa nhạc kèn Tarogató của nghệ sĩ Terék József và những người bạn (Hungary).
Sự kiện sẽ tiếp tục bằng các đêm diễn đa dạng khác của nhóm Mezzotono (Ý), nghệ sĩ dương cầm Anna Magdalena (Áo), nghệ sĩ Nani (Hà lan), nhóm Ensemble Phoenix Munich (Đức). Chương trình tại hai thành phố sẽ kết thúc bằng đêm diễn Hòa nhạc Đa phương tiện Pháp - Việt: Thư Hà nội (Pháp).
Sự kiện do Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, các Viện Văn hóa châu Âu và các Đại sứ quán các nước thành viên EU đồng tổ chức.
Mỹ Anh
Theo Vietnamnet.vn
Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời đến với khán giả Hà Nội Vào tối 23/10 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời sẽ đem tới cho công chúng yêu nhạc cổ điển một đêm hòa nhạc được xem là đáng mong đợi nhất từ trước đến nay tại Việt Nam: "Thibaudet trình diễn âm nhạc Saint-Saens - Season Opening Gala". Điểm nhấn của chương trình đặc biệt này chính...