Nhạc sĩ trẻ cất tiếng bảo vệ môi trường
Trong dự án âm nhạc mới mang tên “ Hãy thức tỉnh và cầu nguyện”, nhạc sĩ trẻ Trần Quang Sơn đã gửi gắm rất nhiều thông điệp ý nghĩa về môi trường, tình người và đặc biệt là sự nổi dậy của mẹ thiên nhiên bởi chính những hành động gây ảnh hưởng môi trường.
Chứng kiến ngày càng nhiều thiên tai, dịch bệnh hoành hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe cũng như tính mạng của con người, Trần Quang Sơn – nhạc sĩ luôn đặt những trắc trở của cuộc sống thường nhật vào trong mỗi dự án âm nhạc như: MV ca khúc “Đường lên trời” – viết về Sapa; MV ca khúc “Tuổi thơ” (phổ thơ Lê Tiến Vượng); MV ca khúc “Đường em đi” (phổ thơ Triệu Huệ Quân); Album “Người trở về” – CD bảy ca khúc Sơn sáng tác – do CLB Sắc màu tự nhiên tài trợ).
Trong đó, “Hãy thức tỉnh và cầu nguyện” là nỗi lòng đau đáu được ra đời khi nhạc sĩ Trần Quang Sơn chứng kiến dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng nhiều tỉnh miền trung trong những tháng ngày vừa qua. Bài hát với giai điệu da diết, đầy cao trào mang một thông điệp mạnh mẽ về việc con người là một trong những nguyên nhân chính làm môi trường ô nhiễm, mẹ thiên nhiên nổi giận, khiến “Ngoài kia thiên nhiên đang giận dữ… Trên kia vũ trụ đang thét gào… Vì đâu đau thương tràn ngập thế gian”. Những lời ca phản ánh đúng những gì mà chúng ta đang gặp phải hiện nay của đất nước chúng ta nói riêng và thế giới nói chung.
Dự án âm nhạc với sự tham gia dự kiến của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, NSND Thanh Hoa, Sao Mai Hiền Anh, Sao mai Hồ Phàm, ca sĩ – diễn viên Trường Thịnh, Dương Hiếu Nghĩa, Bảo Ngọc, đạo diễn – nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải… cùng nhiều nghệ sĩ tham gia để gửi đến thông điệp ý nghĩa của tác giả đến với người nghe nhạc.
Tác phẩm được nhiều người nổi tiếng quan tâm và nhận xét, trong đó nhạc sĩ Nguyễn Đăng Nước đánh giá: “Trần Quang Sơn luôn đặt mình vào trong từng câu chữ, từng lời nhạc, bản nhạc nào của Sơn cũng chứa đầy tính chất tự sự, dễ lay động lòng người, tính chân thật trong mỗi tác phẩm của Sơn rất cao, mang ý nghĩa sâu xa, người nghe sẽ nhận thấy cuộc sống thường nhật trong tác phẩm, với “Hãy thức tỉnh và cầu nguyện” là một tác phẩm khiến chúng ta phải suy ngẫm về những thảm họa môi trường hiện tại và sắp tới nếu con người còn tàn phá. Vì thế hãy cùng chung ta xây dựng lại một thế giới xanh – sạch – đẹp là thông điệp mà nhạc sĩ Trần Quang Sơn nhắn gửi”.
Video đang HOT
Dự án âm nhạc vừa là lời cảnh báo nhưng cũng là lời cảnh tỉnh, thúc giục mỗi chúng ta hãy hành động cứu lấy trái đất ngay hôm nay vì sớm hay muộn thiên nhiên sẽ làm đau chính ta như cách con người đã, đang và sẽ làm với thiên nhiên. Không phô trương hô hào, giáo huấn, nhưng thông qua lời ca và hình ảnh minh họa chân thật cùng các góc quay đặc sắc, thông điệp của MV rất mạnh, vang dội và khẩn thiết!
Chia sẻ về dự án, Quang Sơn nói: “Tôi viết ca khúc Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, trong một đêm vô cùng đau buồn khi chứng kiến một số tỉnh miền trung oằn mình chống bão, lũ. Tôi chỉ mong con người đừng vì những nhu cầu không thật sự cần thiết mà phá hủy môi trường tự nhiên – đó là mấu chốt dẫn đến bão lũ, dịch bệnh…”.
Cửa hàng thời trang dùng vỏ nhôm tái chế được nhiều báo Mỹ chú ý
Daily Paper, thương hiệu thời trang có trụ sở tại Amsterdam đã sử dụng vật liệu tái chế như nhôm, giấy báo cũ trong thiết kế cửa hàng mới tại Mỹ.
Cửa hàng có mái nhà lộng lẫy, mô phỏng hình dáng những ngôi nhà phố Hà Lan truyền thống giữa khu phố Lower East Side, Manhattan, New York. Điều đặc biệt của cửa hàng là mặt tiền được làm từ hàng ngàn lon đồ uống bằng nhôm được tái chế mang sắc trắng, xanh lá và đen.
Bên ngoài cửa hàng tạo ấn tượng bởi hàng nghìn vỏ lon nhôm màu xanh và trắng
Jefferson Osei, 1 trong 3 thành viên sáng lập thương hiệu giải thích trên Instagram rằng: "Có tổng cộng từ 13.500 đến 14.000 lon tái chế đã qua sử dụng - tất cả đều được cắt thủ công, nén, dán trên mặt tiền của cửa hàng".
Việc cửa hàng thiết kế mặt tiền bằng vật liệu tái chế tạo ấn tượng với các trang kiến trúc nước ngoài
Việc sử dụng vật liệu tái chế được quan tâm, đánh giá cao trong việc bảo vệ môi trường và giảm tải những chất thải ra ngoài môi trường
Những người sáng lập thương hiệu là bè bè chơi với nhau từ thời thơ ấu gồm Hussein Suleiman, Abderrahmane Trabsini và Jefferson Osei. Cả ba đều mang gốc Phi, lớn lên ở khu phố Tây Oud. Khi đến Mỹ, bộ ba mang ý tưởng về diện mạo cửa hàng mang nét văn hóa giữa châu Phi và Hà Lan, nhưng sử dụng nhiều vật liệu tái chế trong thiết kế đã tạo ấn tượng tích cực với những nhà bảo vệ môi trường và người dân thành phố này.
Bên trong không gian cũng sử dụng nhiều vật liệu tái chế và chất liệu thân thiện môi trường như tre, giấy...
Thoạt nhìn bên ngoài, cửa hàng như một bảo tàng, bên ngoài mặt tiền trang trí bằng vỏ nhôm thì bên trong tận dụng nhiều thứ tái chế làm trang trí gồm cả bảng chỉ dẫn có bản đồ Mỹ làm từ những tờ báo cũ của New York Times và sử dụng tre để lót trần.
Sự xuất hiện của Daily Peper với thiết kế đặc biệt từ các vật liệu tái chế và thân thiện môi trường giữa trung tâm nước Mỹ được các tờ báo kiến trúc, thời trang quan tâm như Vogue, Dezeen, Elledecoration...
Theo trang kiến trúc Dezeen, nhóm người sáng lập thương hiệu Daily Paper chia sẻ rằng mình là khách của thành phố New York nên họ muốn tạo cái gì đó chân thực, đặc biệt và việc sử dụng vật liệu tái chế trong thiết kế kiến trúc cửa hàng là điều mà các thành viên sáng lập thương hiệu đã làm. Họ hy vọng rằng đây là nơi "gặp gỡ của những người cùng chí hướng".
Xanh hóa trường lớp từ hoạt động bình dị Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, GD ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh (HS) trong các nhà trường và bằng những hành động, việc làm nhỏ nhất là cách làm hiệu quả và cần thiết. HS tái chế chai đựng nước nhựa bỏ đi thành hộp cắm đồ dùng học tại Trường Tiểu học Phan...