Nhạc sĩ Trần Tiến tuyệt giao với ti vi
Nhạc sĩ Trần Tiến bảo lâu rồi không xem ti vi, không đọc báo, chả biết thế giới rộng lớn đang diễn ra cái gì và người ta viết gì về mình.
“Bắt” được nhạc sĩ Trần Tiến khi ông ra Hà Nội để quay chương trình Giai điệu tự hào tháng 7 với chủ để “Chiều biên giới”. Bài Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp của ông sẽ vang lên với giọng ca của Tùng Dương và ông (hát tiếng Lào). Phải thuyết phục mãi, “nhạc sĩ du ca” thủa nào mới chịu dành cho phóng viên ít phút để nói về cuộc sống hiện tại của ông. Trần Tiến bảo lâu rồi không xem ti vi, không đọc báo, chả biết thế giới rộng lớn đang diễn ra cái gì, người ta viết gì về mình.
Có lẽ đúng bởi đang nói chuyện, vị nhạc sĩ già chỉ tay về phía một người có mái tóc ngang vai màu bạch kim, “có mông có ngực”… nhưng lại ăn vận hệt con trai và hỏi “Trai hay gái kia?”, rồi ông lại quay sang cô gái ngồi ngay kế đó hỏi một câu hỏi tương tự. Phóng viên bảo cô đó là An Nguy, đang hot lắm trong một chương trình truyền hình thực tế, ông chỉ cười và lại bảo, “Ôi, tôi có xem ti vi đâu”.
Nhạc sĩ Trần Tiến bên góc quán cà phê trước khi vào buổi ghi hình.
- Chiến tranh không chỉ có tiếng súng mà có cả tiếng yêu có đúng vậy không thưa nhạc sĩ vì nghe nói ông suýt làm rể Lào vì “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”?
- Đây là một bài hát tôi viết khi mới 19 tuổi, sau khi bài Thanh niên ra tiền tuyến của tôi được giải. Thấy tôi sáng tác được, hát cũng không đến nỗi nên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đưa tôi sang Lào cùng đoàn. Sang Lào, chúng tôi ở chiến trường C ở chân núi Phu Then. Chúng tôi ở trong một cái hang, đi hát và biểu diễn khắp các chiến trường. Hồi đó, chúng tôi được xem là lính tình nguyện Lào.
Gia đình Hoàng thân Xu-pha-nu-vông cũng ở đó. Tôi cứ đi ra đi vào thì gặp công chúa Lào, cô ấy hình như hơn tôi 2, 3 tuổi gì đó nhưng rất đẹp. Tôi viết bài Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp. Cô ấy thích rồi xin phép cha đặt tên cho tôi bằng tiếng Lào là Xổm Bun. Nghe thì nó ghê ghê nhưng khi được biết tiếng Lào có nghĩa là “Người được hạnh phúc vĩnh viễn” thì tôi thấy thích thú.
Tôi ở đó 5, 6 tháng, rồi tới ngày về thì nhạc sĩ Đỗ Nhuận mới nói cô gái con Hoàng thân muốn cưới tôi làm chồng, ý tôi thế nào. Vui thì vui rồi, nhưng lúc đó tôi còn ít tuổi, chưa biết yêu là gì, lại chưa được cầm tay cô ấy nên chưa có cảm xúc gì cả.
- Và rồi, ông lại được nổi tiếng với bài “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” thủa ấy theo kiểu “thị phi’”?
- Ngày đó, ca sĩ đứng trên sân khấu chỉ đứng im và hát, tự nhiên ‘lọc lòi’ ra tôi vừa hát vừa nhún nhảy. Có người thích thú, ấn tượng cái đêm tôi hát mãi, cũng có người không thích. Nhưng giờ tôi nghe nói Tùng Dương hát lại bài này của tôi, tôi cũng ưng vì hình như Tùng Dương ngoài hát thì múa cũng rất dẻo.
- Cho tới giờ, đã ở tuổi 70, ông nhìn nhận cuộc sống của ông qua ngần ấy năm, nó có được như cái têm Xổm Bun mà “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” đó tặng ông?
- Không, tôi không được như thế, đấy chỉ là ước mơ thôi. Niềm hạnh phúc vĩnh viễn nó không có thật. Bạn thử lấy ví dụ cho tôi, bạn, hay bạn của bạn, người thân của bạn có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu chưa? Tôi nghĩ, không có hạnh phúc nào mà lại không trải qua đau khổ, mà không có đau khổ nào vĩnh cửu thì làm gì có hạnh phúc nào vĩnh cửu, phải không bạn?
- Vậy, chọn cách rời xa thủ đô để đi về vùng biển vắng, là cách mà ông vẫn đang kiếm tìm một hạnh phúc cho riêng mình?
- Không, tôi sinh ra cạnh dòng sông Hồng. Tôi biết sông nào rồi cũng sẽ chảy ra biển cả nên tôi chọn biển Vũng Tàu là chỗ ở tuổi già của mình.
Video đang HOT
- Nhưng như ông nói, sông nào cũng chảy ra biển cả, sao ông không chọn thành phố biển khác gần Hà Nội thôi, để có nhiều dịp tề tựu với người thân họ hàng?
- Bạn nói cũng đúng, nhiều biển để tôi chọn thật, nhưng sao tôi không chọn Quảng Ninh nhỉ, vì biển ở Quảng Ninh thì chỉ có mùa hè, còn mùa đông rét lắm không tắm được. Tôi không chọn Đà Nẵng hay Nha Trang bởi vì 2 nơi này dù không có mùa đông nhưng lại có gió Lào, nóng lắm. Tôi chọn Vũng Tàu vì nó không có gió Lào và mùa đông. Có vậy thôi mà.
70 tuổi, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn giữ được chất giọng trầm ấm.
- Cuộc sống của một “ gã du ca” một thời, bây giờ lại chọn thành phố nhỏ bé để sống, nó có bị gò bó quá với ông không?
- Đâu có, tôi vẫn du ca đó thôi, chỉ có điều không du ca với người mà du ca với cá, với tôm, với gió biển và những con sóng. Tôi chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, chứ đâu có phải là chuyển về đó là nằm yên đâu. Với lại Vũng Tàu, nó như một Hà Nội thu nhỏ, tôi ở đây vẫn cứ y như ở thủ đô thôi.
- Ông nói cũng có lý, vậy chọn nơi ở mới, sức khoẻ của ông có vẻ rất tốt, không giống như khi tôi gọi điện hẹn phỏng vấn ông lúc nào cũng kêu đang mệt…
- Đâu có, tôi vẫn đang rất mệt, chẳng qua là trước mặt mọi người tôi cố tỏ vẻ cười nói, nhất là với phụ nữ, ai mà tỏ vẻ mệt mỏi ra cho được.
Tôi năm nay 70 tuổi, lại bỏ thuốc lá rồi, nên có vẻ mệt lắm.
- Bỏ thuốc lá là người khoẻ ra và còn lên cân cơ mà, sao lại yếu được cơ chứ?
- À, vì hút thuốc bao nhiêu năm, ngoài việc thuốc là làm hại phổi của tôi ra thì nó còn có trong máu của tôi. Như “bạn” tôi vậy. Giờ bỏ nó, máu cũng không còn tồn tại nó nữa, tôi thấy mệt, như mất đi một người bạn.
Đùa vậy thôi chứ cuộc sống của tôi giờ ổn. Giờ tôi chỉ quan tâm tới sức khoẻ của mình, làm sao cho chất lượng cuộc sống tốt, không đau ốm nhiều, làm sao để cúi xuống buộc cái dây giày không bị đau xương cốt… Tuổi già thế là vui rồi.
Theo T.Lê/ Vietnamnet
Con gái 3 tuổi của Trần Thu Hà chập chững lên sân khấu hát cùng mẹ
Đêm nhạc "Trần gia nhã nhạc - Chuyện phố bên sông" chỉ có âm nhạc của Trần Tiến và giọng ca của những thành viên trong gia đình họ Trần mang lại nhiều cảm xúc với người nghe.
Tối ngày 3.10, đêm nhạc "Chuyện phố bên sông" là một câu chuyện âm nhạc của gia đình nghệ sĩ Trần Thu Hà . Những câu chuyện ấy được nhạc sĩ Trần Tiến ghi lại bằng âm nhạc đầy hình ảnh chân thực nhất nhưng vẫn không thể không hào hoa, kiêu bạc. Trong tiết mục Liên khúc Ra ngõ, cô bé Nala đã được mẹ Hà Trần dắt lên sân khấu cùng biểu diễn với ca sĩUyên Linh, bác Thanh Phương và hai chị Hoàng Hà, Mỹ Anh.
Nana năm nay đã 3 tuổi, mặc dù chưa hát được nhiều nhưng cô bé tỏ ra khá dạn dĩ trước khán phòng và sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Khi mẹ Hà Trần lấy lại mic để hát thì Nana vẫn đòi giữ lấy mic để được hát cho khán giả.
Đêm nhạc "Trần Gia Nhã Nhạc" mở màn bằng ca khúc "Chào cuộc đời" với màn trình diễn của 3 nhân vật chính là NSND Trần Hiếu, nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà.
Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ: Trần gia nhã nhạc hay đêm nhạc của những nghệ sĩ trong gia đình họ Trần ra đời từ nhạc sĩ Trần Tiến. Nhưng Hà Trần là người đã biến ý tưởng đó thành một "thương hiệu" riêng của gia đình với mục đích tri ân bố mình là NSND Trần Hiếu và đặc biệt là người chú Trần Tiến đã dành cho cô rất nhiều ca khúc làm nên tên tuổi.
Hai anh em Trần Hiếu - Trần Tiến có tính cách trái ngược nhau như màu đen và trắng nhưng nhạc sĩ Trần Tiến xúc động chia sẻ rằng NSND Trần Hiếu là người anh ông luôn kính trọng, "người anh không bao giờ đánh tôi và dạy tôi không bao giờ được đánh ai".
Hà Trần bắt đầu đêm nhạc với những bản tình ca: Phố nghèo, chị tôi khiến khán giả Hà Nội lặng đi vì lâu lắm rồi mới lại được nghe những ca khúc sâu lắng đến vậy.
Trần Tiến chia sẻ thêm về chàng ca sĩ Hà thành Tấn Minh là một trong những giọng ca đầy tình cảm và anh cũng là học trò của NSND Trần Hiếu 8 năm. Đây là đêm nhạc gia đình nên không thể thiếu giọng ca Tấn Minh được.
Góp mặt trong đêm nhạc còn có hai người cháu của gia đình họ Trần là Hoàng Hà và Mỹ Anh (con gái nhạc sĩ Trần Thanh Phương) thể hiện ca khúc "Em vẫn như ngày xưa".
Uyên Linh nồng nàn với cách xử lý ca khúc rất tình cảm. Cô chinh phục cả khán giả và chính nhạc sĩ Trần Tiến khi hát Mặt trời bé con theo cách riêng của mình.
NSND Trần Hiếu, Trần Thu Hà, Uyên Linh và nhạc sĩ Trần Tiến làm nổ tung khán phòng với ca khúc "Thành phố trẻ".
NSND Trần Hiếu vẫn giản dị với những bản tình ca "Ngẫu hứng phố" và "Cô bé vô tư" với cách hát thính phòng và bản phối khá lạ của nhạc sĩ Thanh Phương khiến người nghe có cảm giác rất sạch và thoải mái.
Đây là lần đầu tiên hai thầy trò Trần Hiếu - Tấn Minh đứng chung sân khấu. Họ song ca ca khúc Tiếng trống Paranưng bằng phong cách thính phòng ấn tượng.
Trần Thu Hà vẫn nồng nàn và da diết khi thể hiện ca khúc "sắc màu"
Đã rất lâu rồi người yêu nhạc Hà Nội mới gặp lại hình ảnh Trần Tiến ôm cây đàn guitar vừa hát vừa trò chuyện với khán trên sân khấu như trong đêm nhạc tối 3/10. Ông chơi lại theo phong cách ngẫu hứng chùm tác phẩm Ra ngõ đã viết từ khá lâu và "chỉ dành hát riêng ở Hà Nội".
Đêm nhạc "Trần gia nhã nhạc - Chuyện phố bên sông" đã để lại quá nhiều cảm xúc và ấn tượng thực sự đẹp cho những người yêu nhạc Trần Tiến, Trần Hiếu. Chỉ có âm nhạc mới mang mọi người lại đến gần nhau hơn, cùng tình yêu giọng hát của những thế hệ họ Trần và yêu Hà Nội.
Theo Bài và Ảnh: Hải Bá / Trí Thức Trẻ
Câu chuyện âm nhạc xúc động của gia đình họ Trần Trần gia nhã nhạc không phải một show nhạc được chăm chút quá tỉ mỉ. Nhưng tinh thần làm ấm cúng, dung dị của chương trình đã tạo nên một dấu ấn riêng với khán giả. Quả thực hiếm có gia đình nghệ thuật nào hội đủ điều kiện để thực hiện một đêm nhạc như những người nghệ sĩ họ Trần. Họ...