Nhạc sĩ Tô Vũ qua đời
Nhạc sĩ Tô Vũ đã qua đời vào 3 giờ 30 phút sáng 13-5 tại nhà sau thời gian bệnh nặng.
Con gái của nhạc sĩ Tô Vũ đã xác nhận thông tin trên sáng 13-5 và cho biết nhạc sĩ đã nhập viện (Bệnh viện Quân dân Miền Đông, Q.9, TP.HCM) từ ngày 28-2 vì chứng xuất huyết bao tử. Sau khi nhập viện, tình trạng sức khỏe của ông liên tục có những chuyển biến xấu, chuyển qua viêm phổi và rối loạn chất điện giải nên ông đã nhập viện tại bệnh viện Thống Nhất.
Trưa 12-5, ông được bệnh viện cho về nhà và “ra đi” vào sáng 13-5 trong vòng tay của người thân.
Nhạc sĩ Tô Vũ (tên thật Hoàng Phú, sinh năm 1923) là tác giả của các ca khúc nổi tiếng: Em đến thăm em một chiều mưa, Tạ từ, Tiếng chuông chiều thu, Nhớ ơn Hồ Chí Minh, Ngày xưa… Ông cũng là em ruột của nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả bài Cô láng giềng).
Nhạc sĩ Tô Vũ. Ảnh tư liệu
Video đang HOT
Nhạc sĩ Tô Vũ – Hoàng Phú sinh tại phủ Lạng Thương, Bắc Giang nhưng từ nhỏ đã cùng gia đình chuyển về sống tại Hải Phòng. Trong số các anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc. Hai anh em lần đầu được học nhạc, violin với một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre – chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng thời đó. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ (nhạc sĩ Lê Thương), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường.
Năm 1939, Hoàng Quý và Hoàng Phú cùng một số người bạn như: Phạm Ngữ, Canh Thân và Văn Cao lập nhóm Đồng Vọng, góp phần cổ suý cho nền tân nhạc Việt Nam. Nhóm đã sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc. Ngoài ra, một số tình khúc của nhóm như Cô láng giềng của Hoàng Quý hay Bến xuân của Văn Cao cho đến nay vẫn được coi như những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam.
Hai anh em nhạc sĩ Tô Vũ cũng sớm tham gia Việt Minh và sáng tác những bài ca cách mạng như: Cảm tử quân, Sa trường hành khúc… Vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý đã qua đời giữa năm 1946 khi mới 26 tuổi. Khi đó Hoàng Phú vẫn hoạt động cách mạng trên địa bàn Hải Phòng. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Em đến thăm anh một chiều mưa, sáng tác năm 1947 khi đang công tác tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng trong thời kỳ này, nghệ danh Tô Vũ của Hoàng Phú đã được các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ đặt cho ông.
Dù nhận được học bổng du học Pháp, nhưng vì anh trai Hoàng Quý mất sớm nên Hoàng Phú quyết định ở lại Hải Phòng để chăm sóc cho các em. Năm 1948, Hoàng Phú được chọn là đại biểu của Chiến khu 3 đi dự Đại hội Văn hóa Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1950, Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật được thành lập, Tô Vũ được mời tham gia trong ban nghiên cứu âm nhạc do nhạc sĩ Văn Cao làm trưởng ban.
Ông cũng từng đảm nhiệm cương vị Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại TP.HCM, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và là một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Quốc gia ngày nay). Sau khi nghỉ hưu, ông sống tại TP.HCM.
Lễ phát tang được tổ chức tại nhà riêng của nhạc sĩ Tô Vũ vào 14g chiều nay. Sau đó linh cửu sẽ được đưa ra Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 8g đến 15g ngày 14-5, sau đó linh cữu nhạc sĩ được đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa lúc 17g cùng ngày.
Theo Tuoitre.vn
NSND Ngọc Giàu kể lại giai thoại của 'Dạ cổ hoài lang'
Đêm nhac "Tình khúc vượt thời gian" với chủ đề "Giai thoai nhưng bong hông trong âm nhac" xoay quanh những câu chuyện tình có thật được các nhạc sĩ đưa vào sáng tác của mình.
Một trong những tiết mục được khán giả rất trông đợi là Liên khúc Đêm gành hào nghe điệu hoài lang - Dạ cổ hoài lang qua giọng ca của NSND Ngoc Giau cung ca si Quang Thanh. Ít ai biết rằng, Da cô hoai lang là câu chuyện vê sư chia ly cua vơ chông nghê si Cao Văn Lâu. Vì 3 năm sau khi cươi, vơ của ông vân chưa mang thai nên bi tra vê nha cha me ruôt. Trong tâm trang thương nhơ vơ, ông đa viêt nên ca khúc này.
NSND Ngọc Giàu. Ảnh: NVCC
Ngoài Ngọc Giàu, đêm nhạc còn có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ khác. Trong đó, tiếng hát của ca sĩ Lan Ngọc hứa hẹn sẽ khiên ngươi nghe không khoi bâng khuâng xuc đông với ca khúc Nưa hôn thương đau. Đây là câu chuyên chia tay cua nhac si Pham Đinh Chương va ngươi vơ ca si Khanh Ngoc khiên ông đau buôn, suyt quyên sinh.
Tiếp đó, nhưng câu chuyên thâm thương trôm nhơ môt hinh bong nư sinh cua nhac si Ngô Thuy Miên, nha thơ Pham Thiên Thư trong cac ca khuc Giang ngoc, Ngay xưa Hoang thi se đươc kê vơi tiêng hat cua ca si Hoang Lê Vi, Đưc Tuân.
Nhưng chuyên tinh nôi tiêng cua Trinh Công Sơn, Pham Duy, Lam Phương, Tô Vu... là nguôn cam hưng cho nhưng bai tinh ca bât hu Ướt mi, Tuổi đá buồn, Hạ trắng, Em đên thăm anh môt chiêu mưa... se cang thu vi hơn khi được kể qua hai giọng hát dạt dào tình cảm của Cẩm Vân, Xuân Phú.
Đăc biêt, đêm nhac còn co sư tham gia cua danh ca Bach Yên. Nôi danh tư năm 17 tuôi, bà là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng, tưng lưu diên trên 70 nươc... Đồng thời Bạch Yến la nang thơ trong nhiêu tac phâm cua nhac si tai hoa Lam Phương. Trong đêm nhạc này, nữ danh ca se biêu diên ca khuc Cho em quên tuôi ngoc đươc nhac si viêt riêng tăng ba va Đêm đông - nhac phâm ma tiêng hat Bach Yên đa đê lai môt ân tương sâu đâm trong long công chung.
Giai thoai nhưng bong hông trong âm nhac diễn ra lúc 20h ngày 22/3 tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) và truyền hình trực tiếp trên VTV9 có thêm sự tham gia của ca sĩ Thái Châu, Mai Quôc Huy...
Theo Tri thức