Nhạc sĩ Thuận Yến qua đời vì tuổi cao, sức yếu
Bố đẻ của diva Thanh Lam trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 12h06 trưa nay tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi.
Diva Thanh Lam đau buồn cho biết, nhạc sĩ Thuận Yến qua đời vào lúc 12h06 trưa 24/5 tại nhà riêng ở tuổi 83. Ông bị hen nặng từ nhiều năm nhưng trưa nay lên cơn hen nặng và không thở được. “Mặc dù trước đó sức khỏe của ông đã yếu nhưng sự ra đi đột ngột của ông khiến tôi và gia đình không khỏi bất ngờ và tiếc nuối”, chị nói. Trước khi vĩnh biệt cõi trần, bố chị gần như không nói hay căn dặn gì mặc dù vợ, con cái và các cháu ở bên cạnh.
Hiện tại, Thanh Lam và những người thân trong gia đình làm lễ khâm niệm cho nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà riêng. Lễ viếng của ông sẽ diễn ra từ 10h đến 12h ngày 27/5 tại Nhà tang lễ bộ quốc phòng. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Vĩnh Hằng.
Thanh Lam và bố, nhạc sĩ Thuận Yến khi ông còn sống.
Từ nhiều năm nay, nhạc sĩ Thuận Yến đã không được khỏe do tuổi già và căn bệnh Alzheimer. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là liveshow Tình yêu không lời vào cuối năm 2009 mà Thanh Lam và DJ Trí Minh tổ chức tặng cho cha.
Nhạc sĩ Thuận Yến có tên khai sinh là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15/8/1935, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông tham gia công tác từ năm 1949, là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường âm nhạc VN. Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết ngay những bài hát động viên thanh niên lên đường: Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh…
Năm 1965, ông lên đường trở lại chiến trường sáng tác với lấy bút danh là Thuận Yến. Những ca khúc của ông thời kỳ này như: Hát mừng quê ta giải phóng, Mỗi bước ta đi, Bài ca tiếp vận, Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin. Ông từng chia sẻ, ban đầu ông lấy tên Thuận Yên, được ghép từ hai chữ Duy Thuận (quê cha) với Duy Yên (quê mẹ). Tuy nhiên, người biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam tưởng nhầm là Yến nên đọc là Thuận Yến.
Ông có mặt trên chiến trường Trị Thiên- Huế và khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông đã viết ca khúc Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc được nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở cả hai miền Nam, Bắc.
Tác giả ‘Màu hoa đỏ’ và vợ, nghệ sĩ Thanh Hương.
Trở lại miền Bắc theo học Đại học Sáng tác nhạc viện Hà Nội, ông đã sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate Tự Nguyện và Trang giao hưởng 5 chương Khúc nhạc miền Trung và hành khúc Những bàn chân không mỏi.
Video đang HOT
Về Đoàn văn công Tổng cục xây dựng kinh tế, ông tiếp tục viết ca khúc, có những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: Bác Hồ- một tình yêu bao la, Vầng trăng Ba Đình và những đề tài khác như: Lê Nin, Người đến đất nước tôi (Giải nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN),Hương tràm, Chia tay hoàng hôn (thơ Hoài Vũ), Tình yêu không lời rất được hoan nghênh.
Ngoài ra ông còn viết nhạc cho múa (Bông sen đỏ, Anh còn sống mãi), nhạc cho phim (Khoảng trời chiến sĩ, Hát ở chiến hào).
Ông được nhiều giải thưởng: Vầng trăng Ba Đình (Giải nhất ca khúc của Bộ văn hoá, 1987), Màu hoa đỏ(Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng, 1994), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói VN.
Gia đình nhạc sĩ Thuận Yến được coi là gia đình nghệ thuật mẫu mực của làng nhạc. Vợ ông là NSƯT đàn dân tộc Thanh Hương. Hai con ông, diva Thanh Lam và DJ Trí Minh đều tiếp nối truyền thống gia đình và gặt hái nhiều thành công trên con đường nghệ thuật.
Theo VNE
MV Vpop và những cảnh quay đẹp như mơ
Khán giả sẽ vô cùng mãn nhãn khi được thưởng thức những MV với các cảnh quay đẹp như xứ thần tiên này.
Trong xu thế phát triển của đời sống âm nhạc, để khán giả chú ý tới sản phẩm của mình, các ca sĩ ngoài chất giọng tốt, bài hát hay, còn phải có những MV thật sự chất lượng. Đó là lí do ngày càng nhiều ca sĩ Việt chịu đầu tư lớn cho clip ca nhạc.
"Sau mỗi giấc mơ - Tìm về" của Đông Nhi
Sau mỗi giấc mơ được quay gần như hoàn toàn dưới nước với những khuôn hình rực rỡ, lãng mạn. Xuyên suốt MV là khung cảnh mờ ảo, bồng bềnh như trong một giấc mơ. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến hình ảnh Đông Nhi và Ông Cao Thắng cùng nổi lên khỏi mặt nước, dưới ánh trăng tím lung linh - thường được thấy trong các bộ phim mang yếu tố thần tiên.
MV Sau mỗi giấc mơ.
Là câu chuyện tình yêu mang hơi hướng liêu trai của hai nhân vật cũng do Đông Nhi và Ông Cao Thắng thể hiện, Tìm về được kết nối khéo léo với cái kết trong MV Sau mỗi giấc mơ. Cùng công nghệ vẽ 3D lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, Tìm về đã biến những tạo dựng sơ sài thành loạt cảnh quay đẹp lung linh và rất huyền ảo.
MV Tìm về.
Được làm chậm để tôn lên vẻ lung linh nên MV không thực sự phù hợp với nhịp điệu tương đối nhanh của bài hát, dù vậy ekip của Đông Nhi cũng rất thành công khi khắc họa hình ảnh nữ ca sĩ như một thiên thần bay lên giữa bầu trời vô vàn tinh tú cùng ánh trăng ẩn hiện. Sự sáng tạo này đã khiến người xem như lạc vào một xứ sở diệu kỳ trong chuyện cổ tích.
"Trái tim lang thang" của Phương Linh
Trái tim lang thang là ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Thuận Yến dựa trên lời thơ Hà Minh Đức. Bài hát đã từng được ca sĩ Trần Thu Hà thể hiện trong album Thanh Lam - Hà Trần (phát hành năm 2002).
Phương Linh cùng ê-kip quyết định chọn ca khúc này để cover và quay MV. Mở màn là hình ảnh vườn cây dưới ánh nắng ban mai dịu nhẹ và tiếng chim hót líu lo, rất phù hợp với lời bài hát: "Giữa vườn cây xinh tươi em chào đón mặt trời...".
MV Trái tim lang thang.
Bằng một giọng hát quyến rũ, tinh tế cùng những hình ảnh nhẹ nhàng, chậm và trầm buồn, Phương Linh đã thể hiện thành công hình ảnh của một cô gái đầy tâm trạng với những cảm xúc yêu thương ngổn ngang. Hiệu ứng MV thật sự rất tốt khi để lại trong lòng người xem cảm giác trống vắng, tiếc nhớ và buồn man mác...
"Đồng xanh - Hương rừng" của Vy Oanh
Không gian mênh mông của cánh đồng ở Phú Yên cùng giai điệu nhẹ nhàng, êm ái của Đồng xanh làm dấy lên trong lòng người xem một cảm giác bình yên khó tả. Xen lẫn trong MV là đồng lúa chín vàng với những góc quay rất đẹp và chuyên nghiệp. Dù hình ảnh các nhạc công đứng đàn giữa đồng trông có vẻ lạc lõng nhưng Đồng xanh với những cảnh quay đẹp thực sự là một MV rất "đáng tiền".
MV Đồng xanh.
Với Hương rừng, vẫn chủ đề thiên nhiên nhưng bối cảnh là một khu rừng huyền ảo, Vy Oanh hóa thân thành nàng công chúa chốn rừng sâu với khung cảnh mang hơi hướng cổ tích thần tiên. Bao trùm MV là sắc tím mộng mơ, màu xanh cây rừng chan hòa ánh nắng, cùng những bông hoa rực rỡ. Dù không quá nổi bật về chất giọng và giai điệu nhưng khán giả đánh giá cao sự đầu tư cho lao động nghệ thuật của Vy Oanh khi đã mang đến phần hình đẹp "miễn chê".
MV Hương rừng.
"Nơi ấy ngọn đồi tình yêu" - Ông Cao Thắng
Nơi ấy ngọn đồi tình yêu là sự tiếp nối của MV Hãy cho anh cơ hội, ca khúc kể về một câu chuyện tình yêu buồn giữa một đôi trai gái. Phần lớn MV mang màu sắc khá bí ẩn nhưng cũng rất lãng mạn với đồi thông đầy nắng và túp lều về đêm được thắp những ngọn nến lung linh. Bài hát hay cùng diễn xuất chân thật của cặp đôi Đông Nhi - Ông Cao Thắng khiến khán giả phải xúc động.
MV Nơi ấy ngọn đồi tình yêu.
"Nhớ em" - Minh Vương
Khác với các MV trên, Nhớ em của Minh Vương được thực hiện ở nhiều bối cảnh trong cuộc sống hiện đại, tái hiện những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào của cặp đôi. Trong MV, người xem đã rất ấn tượng với hình ảnh Minh Vương ôm đàn hát dưới tán cây đầy lá vàng bên mặt hồ phẳng lặng rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội.
Bằng cách khéo léo chọn những góc máy vô cùng lãng mạn, Nhớ em đã lột tả được vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh bình của trời thu cũng như nỗi buồn thương, luyến tiếc một tình yêu không trọn vẹn.
MV Nhớ em.
Theo Đất Việt
Thanh Lam - Quốc Trung: Chia tay mà vẫn gắn bó nhất showbiz? Mối quan hệ của họ thực sự giống như một câu chuyện cổ tích? Đến với nhau sau nhiều sóng gió Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Thanh Lam sớm được bố mình là nhạc sĩ Thuận Yến tạo điều kiện để phát triển tài năng. Nung nấu niềm đam mê ca hát trong giai đoạn gia đình...