Nhạc sĩ Phú Quang bị yêu cầu xin lỗi công khai
Trung tâm Bảo vê Quyên tác giả Âm nhạc Viêt Nam (VCPMC) vừa có ý kiên chính thức phản hôi vê những thông tin nhạc sĩ Phú Quang trả lời phỏng vân môt tờ báo điên tử. VCPMC khẳng định “thông tin do bài báo đăng tải theo những phát ngôn của nhạc sĩ Phú Quang… hoàn toàn sai lệch và bịa đặt.” VCPMC cũng yêu câu nhạc sĩ xin lôi công khai vê môt phát ngôn theo Trung tâ
Giám đốc VCPMC nhạc sĩ Phó Đức Phương. Ảnh: N.M.Hà.
Trong bài phỏng vấn, nhạc sĩ Phú Quang khẳng định, mỗi năm VCPMC đều công bố thu được 80 tỉ, 90 tỉ hay 100 tỉ đồng mà theo ông là để báo cáo thành tích. VCPMC phản hồi, chưa từng đạt được những con số đó. Số tiền (sau khi trừ thuế GTGT) mà Trung tâm thu vào những năm gần đây ở vào khoảng 32 tỷ (năm 2010), 41 tỷ (năm 2011), 48 tỷ (năm 2012), 53 tỷ (năm 2013), 60 tỷ (năm 2014), 68 tỷ (năm 2015), 73 tỷ (năm 2016). Các con số này đã được gửi đến tất cả các thành viên của Trung tâm, đến các cơ quan hữu quan và được đăng công khai trên các báo hoặc tại trang website của Trung tâm.
Báo đưa ý kiến của Phú Quang: “Thực tế số tiền họ trả cho các tác giả chẳng đáng là bao. Và vì thế họ chẳng bao giờ dám công khai số tiền chi trả thực tế ấy”. VCPMC giải thích: “Trung tâm công khai việc chi trả ấy với chính tác giả để đảm bảo đúng thỏa thuận ủy quyền và tôn trọng quyền riêng tư của tác giả, chứ không tùy tiện công khai khi không cần thiết. Cũng tương tự như trước đây, Trung tâm không tiết lộ thông tin tác giả Phú Quang ký nhận phiếu chi của Trung tâm bao nhiêu tiền, bao nhiêu lần, trừ khi tác giả Phú Quang đưa ra những thông tin thiếu chính xác, buộc Trung tâm phải đưa ra để đối chứng.” VCPMC cũng công khai số lần nhạc sĩ Phú Quang lĩnh tiền tác quyền từ đầu năm 2012 đến đầu 2015, tổng số hơn 310 triệu đồng.
Theo nhạc sĩ Phú Quang: “VCPMC hiện nay có gần 100 tỉ đồng đang gửi ngân hàng. Số tiền ấy họ lấy ở đâu ra. Đó là tiền thu được từ tác quyền chứ ở đâu. Tiền đi thu giúp các nhạc sĩ sao họ lại gửi ngân hàng?” VCPMC khẳng định thông tin này của nhạc sĩ Phú Quang là bịa đặt. “Trung tâm phân phối, chi trả đến tác giả đều đặn vào mỗi quý trong năm, thu bao nhiêu trả bấy nhiêu, vậy thì kiếm đâu ra được con số 100 tỉ mà gửi ngân hàng? Tất cả các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đều rất ngạc nhiên và phẫn nộ khi nghe ông Phú Quang phát ngôn và bịa đặt ra con số như vậy!”- công văn của VCPMC viết.
VCPMC cho biết, tỷ lệ chi trả cho các tác giả thành viên mỗi quý đều đạt trên 90% tổng số tiền phân phối, chỉ còn một lượng tồn không nhiều do các nguyên nhân khách quan như: tác giả đã được thông báo nhưng chưa đến nhận, tác giả hẹn chờ nhiều quý rồi sẽ nhận một lần, tác phẩm đang chờ xác minh, tác giả đang chờ xác minh, tác phẩm đang có tranh chấp về đồng tác giả… tiếp tục được Trung tâm rà soát, chi trả vào các kỳ phân phối tiếp theo. Hoạt động thu và chi trả tiền quyền tác giả của Trung tâm đều được báo cáo đầy đủ, chi tiết tại Báo cáo kiểm toán hàng năm.
Video đang HOT
Phát ngôn của nhạc sĩ Phú Quang trên báo: “Sau một thời gian VCPMC hoạt động, tôi nhận thấy có quá nhiều bất cập. Trước đó, khi tôi còn hợp đồng để VCPMC khai thác tiền tác quyền, mỗi quý tôi chỉ được 75.000 đồng tiền tác quyền ở VTV. Tuy nhiên, khi tôi thông báo là sẽ tự thu, VCPMC xin tôi thêm 3 tháng để hoàn thành nốt công tác thu tiền tác quyền còn đang dang dở. Tôi đồng ý. Lần đó, từ tháng 9 đến tháng 12, tiền tác quyền của tôi tại VTV lập tức tăng vọt lên 43 triệu. Như thế để thấy rõ ràng họ có nhiều mánh khóe trong vấn đề thu – chi tiền tác quyền, không chỉ riêng tôi mà với nhiều tác giả nữa”.
VCPMC cho hay, VTV bắt đầu ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với Trung tâm kể từ năm 2012. Trước đó, VTV tự liên hệ chi trả cho tác giả. Việc chi trả của Trung tâm cho nhạc sĩ Phú Quang phụ thuộc vào dữ liệu do VTV cung cấp mỗi năm, vào việc thống kê từ phía VTV về tác phẩm được sử dụng… Tuy nhiên, Trung tâm khẳng định “chưa bao giờ chi trả cho nhạc sĩ số tiền nào giống với con số 75.000đ như nhạc sĩ đã nói”. VCMPC cung cấp số tiền mà nhạc sĩ Phú Quang đã nhận từ VTV (sau khi đã trừ phần tác quyền để trả cho tác giả phần thơ, lời) trong 2 năm 2012 – 2013 như sau: Quý IV 2012: 1.394.975 đồng; Quý III 2013: 409.091 đồng; Quý IV 2013: 443.644 đồng.
VCPMC cũng giải trình chi tiết về những băn khoăn của nhạc sĩ Phú Quang trong quá trình thương lượng tiền tác quyền trong một số chương trình ca nhạc. VCPMC cũng có ý kiến phản đối cách dùng từ của nhạc sĩ Phú Quang như hét giá”, “xuống giá”, “ngã giá”, “chớp nhoáng” và “chẳng khác gì đi mua mớ rau, cân thịt ngoài chợ” khi nói về công việc của Trung tâm. Công văn viết: “Điều buồn nhất là ông Phú Quang đã quên đi chữ &’tình’ mà anh em nghệ sĩ và Trung tâm ưu ái dành cho ông, khi mà ông cũng là nhạc sĩ, bằng sự ảnh hưởng của mình, đã cất công gọi điện thoại nhờ Trung tâm giúp đỡ, giảm giá cho đơn vị tổ chức biểu diễn nói trên.”
Cụ thể VCMPC xác định nhà tổ chức đêm nhạc Nghìn trùng xa cách biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình- TP.HCM tháng 2/2013 phải nộp số tiền tác quyền chưa VAT là 25.550.000 đồng. Theo Trung tâm, nhạc sĩ Phú Quang lúc ấy đã điện thoại cho Trung tâm để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ giảm số tiền: “Trong phạm vi đàm phán, cấp phép và trên tinh thần hỗ trợ anh em nghệ sĩ, đặc biệt lại là chỗ nhạc sĩ Phú Quang, lãnh đạo Trung tâm đã đồng ý giảm thêm 20%, số tiền chưa VAT còn lại là: 20.440.000 đồng”.
VCPMC tỏ thái độ gay gắt trước câu trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Phú Quang: “Khi tôi nói rằng việc này đang nghiên cứu xem nên &’lên’ báo này thì họ lập tức hạ giọng: &’Thôi anh ơi, em lấy anh 7 triệu rưỡi 2 đêm’. Điều đó đủ thấy họ làm ăn lưu manh cỡ nào.” Công văn của VCPCM nêu rõ: “Nhạc sĩ có quyền không yêu quý, ủng hộ Trung tâm; có quyền tự mình đi thu tác quyền, không cần đến Trung tâm; có quyền chứng minh khi cho rằng Trung tâm thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ; có quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí … Nhưng: Ông Phú Quang không có quyền gọi Trung tâm là &’lưu manh’ một cách vô căn cứ, thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng đến vậy.” VCPMC cũng yêu cầu nhạc sĩ Phú Quang phải công khai xin lỗi “vì sự xúc phạm nghiêm trọng trong phát ngôn trên”.
Để có thêm thông tin khách quan về vụ việc, báo Tiền Phong đã nhiều lần gọi điện cho nhạc sĩ Phú Quang nhưng không kết nối được. Được biết ông đang công tác nước ngoài.
Nhạc sĩ Phú Quang trả lời báo: “Khi tôi làm đêm nhạc có sử dụng một số tác phẩm của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Thụy Miên. Bên VCPMC lại đến đòi tiền tác quyền. Lần này là 75 triệu cho 6 bài… Tôi cố tình không đóng”. Với phát ngôn này VCPMC khẳng định “Đây là một hành vi cố ý xâm phạm quyền tác giả, mà theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP ông Quang sẽ phải chịu những hình thức xử phạt nếu các tác giả và chủ sở hữu quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước xử lý”.
Theo NMH (Tiền Phong)
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Bệnh viện cũng phải thu tác quyền
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam tiếp tục mở rộng lĩnh vực thu tác quyền âm nhạc và vấp phải không ít phản đối. Có tờ báo còn trích lời cán bộ Cục Bản quyền tác giả hướng dẫn các quán cà phê, karaoke khi Trung tâm đòi tiền tác quyền thì "cứ hỏi hợp đồng ủy quyền, danh sách bài hát. Nếu không có đủ thì không việc gì phải nộp tác quyền".
Mới đây nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) khẳng định việc thu tiền tác quyền ở nhà hàng, quán cà phê, karaoke... là đương nhiên. "Bệnh viện, theo lý thuyết chúng tôi cũng có quyền thu tiền tác quyền, nhất là với bệnh viện kinh doanh," ông Phương nói.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho hay tiền tác quyền của ông chưa bao giờ lọt Top 100. Ảnh: N.M.Hà.
Trung tâm của ông viện dẫn nhiều căn cứ để đi thu tiền tác quyền ở những cơ sở kinh doanh này, trong đó có quy định về "Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng" tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.
Theo đó, quyền này bao gồm cả việc biểu diễn tác phẩm trực tiếp lẫn thông qua các chương trình ghi âm ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được, ngoại trừ tại gia đình.
Quả thực các đĩa hát nhất là của nghệ sĩ quốc tế thường ghi rõ ngoài bìa, đại ý: "Sản phẩm đã đăng ký bản quyền. Chỉ được sử dụng riêng hoặc trong gia đình. Không được sử dụng công cộng, sao chép, cho thuê hoặc tải lên mạng khi chưa có sự đồng ý của nhà sản xuất...". Như vậy, không chỉ các quán cà phê chơi nhạc sống mà cứ bật nhạc, kể cả nhạc nước ngoài cũng sẽ được Trung tâm của nhạc sĩ Phó Đức Phương hỏi thăm.
Một chủ quán cà phê ở Hà Nội khẳng định chỉ bật nhạc Pháp những năm 1930-1940 nên không phải nộp tác quyền. Phía trung tâm cũng xác nhận thời điểm 70 năm sau khi các nhạc sĩ qua đời, quyền bảo hộ tác phẩm coi như chấm dứt nhưng vẫn có thể thu tác quyền làm tác phẩm phái sinh. Chẳng hạn người sử dụng vẫn phải trả tiền cho nhạc sĩ, ca sĩ làm mới bản nhạc đó.
Lý lẽ của những người sử dụng âm nhạc trong kinh doanh nhưng không muốn đóng tác quyền chủ yếu vẫn là: bắt Trung tâm phải trình ra hợp đồng ủy quyền của các tác giả cũng như danh sách các bài hát mà Trung tâm đang nắm quyền đại diện. Thực tế đây là một cách làm khó vì Trung tâm không thể đi đâu cũng bê khoảng 4 ngàn hợp đồng trong nước, chưa kể những hợp đồng song phương với các tác giả nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế.
Ông Phó Đức Phương khẳng định: "Khi sử dụng tác phẩm của chúng tôi, chính các quán cà phê mới phải xin phép và đưa danh mục tác giả tác phẩm. Tuy nhiên chúng tôi sẵn sàng tiếp khách tại trụ sở để cho họ xem hợp đồng...". Ông Phương cũng nói rõ, các tác giả tác phẩm mà trung tâm không ký hợp đồng sẽ được loại khỏi danh mục sử dụng do cơ sở kinh doanh cung cấp.
Thực tế không có tổ chức quyền tác giả nào trên thế giới có thể đại diện được 100% tác giả tác phẩm của nước đó, nhưng họ sẵn sàng chịu trách nhiệm phân phối tiền tác quyền đến những tác giả chưa ký hợp đồng nếu bên sử dụng tác phẩm yêu cầu trả hộ. "Chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối, giúp bên sử dụng tác phẩm hoàn thành nghĩa vụ luật pháp, giúp các tác giả kiểm soát việc sử dụng tác phẩm," giám đốc VCPMC nói. "Dù rằng khi cấp phép, trung tâm chỉ xem xét các tác giả tác phẩm có ủy quyền".
Thực tế sẽ có tác giả được bật thường xuyên hơn ở các quán cà phê nhưng hiện nay trung tâm chỉ có thể chi trả theo kiểu bình quân, mà ông Phương gọi là "lọt sàng xuống nia". Lý do Việt Nam chưa có kỹ thuật công nghệ để đo liều lượng sử dụng tác phẩm. Được biết Hàn Quốc đã đầu tư máy móc để đo được tần suất sử dụng bài hát tại quán karaoke. "Phân chia tiền tác quyền sai đúng, chúng tôi chịu trách nhiệm. Người sử dụng tác phẩm có trách nhiệm thực thi pháp luật," giám đốc VCPMC khẳng định.
Trong năm 2016, VCPMC thu được hơn 2,86 tỷ đồng tiền tác quyền từ hơn 600 quán cà phê trên cả nước. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, số tiền này là 1,07 tỷ. Các quán cà phê được VCPMC "xếp hạng" theo khoảng 15 mức đóng tiền tác quyền tùy theo vị trí gần hoặc xa trung tâm thành phố. Những quán ở nơi hẻo lánh quá sẽ không phải nộp.
Theo N.M.Hà (Tiền Phong)
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Thu tiền nhạc từ khách sạn có từ 10 năm nay Chia sẻ với báo chí ngày 25.5 tại Hà Nội, nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), việc thu tiền âm nhạc tại các khách sạn có từ 10 năm nay. Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao việc VCPMC thông báo "chủ doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh sử...