Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Buộc lòng ‘xuất tướng’ đòi nợ để đánh động dư luận
Suýt nữa nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) lại phải “xăm xăm băng lối” trong đêm nhạc Khánh Ly tại Trung tâm Hội nghi quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội) hôm 2/8 mới đây, để đòi tiền tác quyền. May thay, giờ chót, ban tổ chức chương trình và VCPMC bước đầu tìm được tiếng nói chung…
Nói “lại” là bởi đây không phải lần đầu ông Giám đốc VCPMC đích thân xuất tướng. 4 năm trước, trong chương trình Tuấn Vũ – Mười năm tái ngộ, một kịch bản tương tự diễn ra, tác giả của Hồ trên núi, Trên đỉnh phù vân, Về quê… phải trực tiếp tới tận nhà hát để “tố” phía tổ chức không tuân thủ tác quyền (và cũng được “xoa dịu” bằng một biên bản thỏa thuận sẽ trả tiền đầy đủ).
Ông từng nói rất nhiều về sự bẽ bàng và chua chát khi phải làm việc với những nơi cố tình chây ì nộp tiền bản quyền. Vậy nhưng, suốt 12 năm tồn tại của VCPMC, Giám đốc Phó Đức Phương cũng chỉ 2 lần trực tiếp đi “đòi nợ”. Nghĩa là vẫn có chút ngần ngại ở đây phải không, thưa nhạc sĩ?
Không. Đơn giản, sức người cũng có hạn. Với hàng đống công việc khác, tôi không thể suốt ngày quần quật xắn quần chạy theo những trường hợp vi phạm ấy. Những chuyện cực chẳng đã như vừa rồi cũng chỉ diễn ra khi mọi thứ đã vượt quá giới hạn. Đêm nhạc Tuấn Vũ hay Khánh Ly cũng chỉ là câu chuyện lặp lại của hàng trăm trường hợp tương tự.
Cách làm của phía tổ chức thường là vậy: sát giờ biểu diễn, sát ngày diễn mới đến VCPMC rất muộn, nếu văn phòng đã đóng cửa thì ung dung ra về với lý do đã tới làm việc nhưng không gặp ai. Còn nếu gặp, họ chủ động đưa mức giá thấp tới mức khó chấp nhận, rồi sau đó lấy lý do không thỏa thuận được để đổ lỗi cho chúng tôi và mất tăm luôn. Tôi thương các cán bộ của VCPMC quá vất vả, và cũng không chịu nổi cảnh người ta trơ trơ thách thức quyền lợi chính đáng của mình nên buộc lòng phải “đánh động” dư luận theo cách ấy.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương
Nhưng, ông có nghĩ những rắc rối ấy một phần đến từ mức phí mà VCPMC đặt ra không? Cụ thể, với những chương trình như đêm nhạc Khánh Ly, mức phí được yêu cầu lên tới hàng trăm triệu đồng – trong khi như lời NSND Trần Bình, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng thu chỉ 1,5 triệu đồng tiền tác quyền cho mỗi ca khúc trong đêm diễn?
Xin khẳng định: trong vài năm qua, kể từ khi chúng tôi được ủy quyền thu phí ca khúc Trịnh Công Sơn, không bao giờ có mức giá nào như vậy. Anh Trần Bình có thể lấy mức giá của 3, 4 năm trước hoặc của một đêm biểu diễn nhỏ nào đó để so sánh. Còn ở đây, khi đã sử dụng ca khúc để kinh doanh, thì mức bản quyền được thu tương ứng theo giá vé và chỗ ngồi là điều hiển nhiên.
Video đang HOT
Tại đêm nhạc Khánh Ly đầu tiên, phía tổ chức đã rất thiện chí và đóng đủ cho chúng tôi 260 triệu đồng tiền bản quyền. Còn trong lần này, chỉ khi chúng tôi tìm đến tận nhà hát, phía tổ chức mới ngồi lại thỏa thuận và đồng ý để chúng tôi thu phí theo 40% số ghế – chứ không phải là 60% so với quy định. Nghĩa là, trung tâm cũng đã cố hết sức để có thể chia sẻ với họ rồi.
Nhưng, trung tâm vẫn có thể hạ thêm mức giá chung để các nhà tổ chức dễ hợp tác hơn, chẳng hạn như chỉ thu theo 30% số ghế thay vì 50 hoặc 60%?
Đó là con số gắn liền với quyền lợi của hơn 3.000 nhạc sĩ đã ủy thác bản quyền cho VCPMC nữa. Khi mời họ gia nhập, chúng tôi đã thông báo rất rõ mức thu phí này nên không thể tùy tiện thay đổi.
Có một câu chuyện tế nhị: nếu đồng ý chỉ thu phí 30% ở một vài chương trình biểu diễn, chắc chắn sẽ có những nhạc sĩ nghĩ rằng người ta “làm việc riêng” với ông Phương để được hạ mức giá như vậy. Đó cũng là lý do mà trong 12 năm qua, tôi luôn từ chối tất cả các cuộc hẹn gặp riêng của phía tổ chức mà luôn yêu cầu họ tới văn phòng trong giờ hành chính.
Chương trình Khánh Ly biểu diễn tại Hà Nội suýt rắc rối về tác quyền
Thật ra, ngay từ phía các nhạc sĩ ủy quyền cho VCPMC cũng từng có những ý kiến chưa tán đồng. Chẳng hạn, có người nghi ngờ về số tiền bản quyền trực tiếp nhận về từ trung tâm, có người lại than thở về việc tổ chức đêm diễn của mình thì cũng phải đích thân đóng tiền bản quyền cho VCPMC, rồi lại… nhận về 80% số tiền đó…
Những chuyện đó báo chí đã nói nhiều. Và cho đến giờ, vị nhạc sĩ từng “nặng lời” với VCPCM nhất thì vẫn đang tiếp tục ủy thác tác phẩm cho chúng tôi một cách tự nguyện. Anh hỏi, chúng tôi trả lời rằng VCPMC giữ lại 20% phí hoạt động theo cam kết ban đầu và chuyển đủ cho tác giả 80% tiền bản quyền. Anh nghi ngờ, chúng tôi mời anh xem toàn bộ số liệu. Anh bảo số liệu các ông ghi thế nào chẳng được, chúng tôi yêu cầu anh đừng nói bậy, đây là số liệu tự động được cập nhật bằng phần mềm riêng. Căng thẳng quá, chúng tôi đề nghị anh rút tên ra khỏi danh sách ủy thác cho VCPMC thì anh nói không rút, các ông đã dựng ra trung tâm thì nhạc sĩ có quyền ủy thác.
Với những trường hợp thứ 2 thì lý do của VCPMC khá đơn giản: đã nhận ủy thác, chúng tôi sẽ làm việc đầy đủ và có trách nhiệm trong bất cứ chương trình biểu diễn nào. Chúng tôi giúp nhạc sĩ thu phí ở vũ trường, nhà hàng, ở các quán karaoke thuộc vùng sâu vùng xa, ở mọi đêm biểu diễn trên toàn quốc. Vậy, khi tự tổ chức đêm nhạc ở thành phố và có sử dụng một vài ca khúc của đồng nghiệp, nhạc sĩ không thể nói rằng hãy để họ tự lo chuyện bản quyền và tự… thu xếp với những nhạc sĩ có ca khúc được dùng…
Được biết, một số nghệ sĩ hoặc tổ chức biểu diễn đã từng tuyên bố sẽ đứng ra thành lập những trung tâm bản quyền riêng cho nhạc sĩ. Ông có lo ngại trong tương lai, rất có thể sẽ có những trung tâm bản quyền âm nhạc khác nhau cùng hoạt động, thậm chí là có thể cạnh tranh nhau bằng cuộc đua… hạ mức phí bản quyền?
Ở những nước phát triển mà tôi biết, việc thu phí bản quyền rất ít khi được thực hiện bởi những tổ chức khác nhau. Nếu có, thường thì những tổ chức ấy lại phân riêng theo từng chuyên nghành hẹp, chẳng hạn có tổ chức chuyên về lĩnh vực bản quyền âm nhạc trong kinh doanh quảng cáo, có tổ chức chuyên về biểu diễn sân khấu hoặc băng đĩa nhạc. Nếu sắp tới tại VN, lĩnh vực này xuất hiện thêm những tổ chức khác thì tôi cũng cho là việc bình thường thôi. Còn VCPMC vẫn tin vào cách mà mình hoạt động. Trước đó, có ai trực tiếp bảo vệ quyền lợi của giới nhạc sĩ chúng tôi không?
Theo Danviet
Nhạc sĩ Phó Đức Phương bị 'mời' khỏi show Khánh Ly ở Đà Nẵng
Cuộc tranh cãi giữa nhạc sĩ "Hồ trên núi" - đại diện của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và đơn vị tổ chức liveshow Khánh Ly vẫn chưa đi tới hồi kết.
Lúc 19h30 phút tối 8/8, cách thời điểm Khánh Ly biểu diễn ở TP. Đà Nẵng khoảng 30 phút, nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng với bà Văn Thị Thu Bích - trưởng VP đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tại Đà Nẵng - đã có mặt tại Cung Thể thao Tiên Sơn để đòi BTC chương trình hoàn trả tiền tác quyền tác giả.
Sau hơn 30 phút chờ đợi, cuối cùng Công ty Đồng Dao - đơn vị tổ chức chương trình mới chịu cử một đại diện ra làm việc cùng Phó Đức Phương và VCPMC. Buổi làm việc này có sự chứng kiến của đại diện Sở VH-TT-DL Đà Nẵng.
Công ty Đồng Dao cử bảo vệ ra cản trở phóng viên các cơ quan báo chí vào tác nghiệp.
NS Phó Đức Phương yêu cầu công ty Đồng Dao phải trả tiền tác quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và nhất là tuân theo bản thương lượng mà công ty đã cam kết với VCPMC ngày 2/8. Theo cam kết này, phía Đồng Dao đồng ý trả hơn 170 triệu tiền tác quyền.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Sơn - đại diện công ty Đồng Dao - cho biết, VCPMC không đủ tư cách để đòi tiền tác quyền cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Họ cũng yêu cầu VCPMC xuất trình giấy ủy quyền của những người được thừa kế của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (gồm 5 người): "Nếu không có giấy ủy quyền trên thì nhạc sĩ Phó Đức Phương và các cán bộ của Trung tâm không có tư cách gì vào đây để đòi tiền công ty Đồng Dao".
VCPMC đưa ra một thư gửi của bà Trịnh Vĩnh Trinh (một trong số 5 người đồng thừa kế của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) ký ngày 26/7 với nội dung: "Nay tôi xin xác nhận với tư cách đại diện những người thừa kế di sản Trịnh Công Sơn kể cả tác quyền âm nhạc. Tôi ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ Tác quyền Việt Nam phụ trách về việc này". Thế nhưng, ông Nguyễn Ngọc Sơn lại lấy lý do "mình bà Trịnh Vĩnh Trinh ủy quyền là chưa đủ tư cách pháp lý vì cố nhạc sĩ có 5 người thừa kế".
Nhạc sỹ Phó Đức Phương cùng với Văn Thị Thu Bích (Trưởng VP đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) để đòi BTC chương trình trả tiền tác quyền tác giả.
Trước đề nghị này, bà Văn Thị Thu Bích đưa ra một Hợp đồng ủy quyền có chữ ký của ba người hưởng thừa kế của Trịnh Công Sơn, gồm: ông Trịnh Quang Hà (người đồng thừa kế hàng thứ 2 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), ông Trịnh Xuân Tịnh và bà Trịnh Vĩnh Trinh ký ngày 19/4/2012. Nội dung của hợp đồng này là ông Hà ủy quyền cho bà ủy quyền cho bà Trinh và ông Tịnh giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế mà ông được hưởng (ông Hà hiện đang định cư ở Mỹ).
Nhưng phía công ty Đồng Dao lại yêu cầu các giấy ủy quyền trên phải có công chứng, đóng dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền mới được chấp nhận. Ông Vũ Đình Hưng (Trưởng phòng cấp phép của VCPMC), phản bác: "Chúng tôi đã yêu cầu Công ty Đồng Dao trả tiền sử dụng âm nhạc liên quan đến Live Concert - Khánh Ly cách đây 20 ngày. Từ đó đến nay, công ty Đồng Dao đều hứa sẽ trả tiền và không có một yêu cầu nào về giấy ủy quyền như trên. Đến giờ phút này, công ty mới đòi hỏi giấy ủy quyền của 5 người thì chúng tôi đã cung cấp giấy ủy quyền của 3 người thừa kế của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Còn 2 người đang ở nước ngoài thì làm sao chúng tôi có được Giấy ủy quyền. Chưa kể, công ty lại còn đòi thêm giấy ủy quyền này phải công chứng có dấu đỏ thì chẳng khác nào cố tình tìm cớ để né tránh trách nhiệm trả tiền".
Đại diện phía công ty Đồng Dao trong buổi làm việc cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương và VCPMC tại Cung Thể thao Tiên Sơn tối 8/8.
Ông Hưng cũng "phản kích": "Chúng tôi xin hỏi, hôm tổ chức ở Hà Nội và hôm nay ở Đà Nẵng, công ty Đồng Dao đã giấy tờ nào chứng minh những người trong gia đình đồng ý để cho Khánh Ly hát các tác phẩm của Trịnh Công Sơn chưa? Nếu chưa được gia định của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đồng ý mà công ty vẫn tổ chức chương trình thì có phải đã vi phạm pháp luật?". Với câu hỏi này, phía Công ty Đồng Dao "né" không trả lời.
Cuộc tranh cãi đang gay gắt thì bất ngờ những người có trách nhiệm của công ty Đồng Dao bỏ ra ngoài. Sau đó, gần chục bảo vệ tiến vào phòng làm việc "mời" Phó Đức Phương và những người của Trung tâm cùng hàng chục phóng viên của các cơ quan báo chí ra ngoài mà không có một lời giải thích nào.
Theo zing
Khánh Ly vẫn diễn ở Đà Nẵng, bất chấp vấn đề tác quyền Mặc dù đơn vị tổ chức chưa thực hiện nghĩa vị tác quyền âm nhạc, nhưng "Live concert - Khánh Ly" vẫn diễn ra tại Cung thể thao Tiên Sơn vào tối nay, 8/8. Theo Ban tổ chức, ngoai nhưng ca khuc ghi dâu ân cho chuân mưc "đep-buôn", dư kiên Khanh Ly se biêu diên môt sô trong 8 ca khuc Da...