Nhạc sĩ phá hủ tục của làng Chăm
Ngày nay phụ nữ Chăm ca hát là chuyện bình thường, nhưng vào thập niên 70 đến đầu 80 (thế kỷ XX), những buổi văn nghệ hay tập hát ở các làng Chăm thật sự là một “ phong trào cách mạng”.
Với tiếng đàn, lời ca, bằng nỗ lực và lòng nhiệt thành của mình, nhạc sĩ Lâm Thanh Bình đã dần chinh phục và cảm hóa được số đông người Chăm về ý thức thay đổi và hòa nhập cộng đồng. Rồi từ đó một “phong trào cách mạng” văn hóa tinh thần được hình thành và lan rộng trong cộng đồng người Chăm ở An Giang, góp phần xóa dần những tập tục lạc hậu, nhất là tục cấm cung (ra khỏi nhà) trong các xóm làng Chăm An Giang khi ấy.
Nhạc sĩ Lâm Thanh Bình trong những lần sinh hoạt, trò chuyện cùng đồng bào Chăm ở các xóm làng Chăm An Giang. TRỌNG BÌNH
Năm 1982 lần đầu tiên trong “lịch sử” người Chăm An Giang, nhạc sĩ Thanh Bình đã vận động được 5 cô gái Chăm lên biểu diễn văn nghệ trên sân khấu. “Tính ra phải mất 3 năm mới vận động được bởi vì phong tục lúc ấy là không cho phụ nữ Chăm ra khỏi nhà, trong khi đó biểu diễn văn nghệ tức là hoạt động xã hội, cho nên đây là điều mới mẻ đối với đồng bào Chăm” – nhạc sĩ Thanh Bình nhớ lại.
Từ sau “sự kiện” những cô gái Chăm đầu tiên lên sân khấu, phong trào văn hóa văn nghệ ở các làng Chăm như ánh lửa lập lòe được thổi bùng lên, tỏa sáng. Và cũng từ đây tiếng hát làng Chăm đã vang lên khắp nơi, từ sân khấu hội diễn cấp tỉnh đến Quân khu 9 và cả nước, rồi đi hát phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, rồi sang cả nước bạn Campuchia…
Video đang HOT
Sau khi học lớp sáng tác ca khúc ở Quân khu 9, Cần Thơ, nhạc sĩ Thanh Bình sáng tác nhiều ca khúc dành cho đồng bào Chăm, trong đó nhiều bài đã trở thành “nằm lòng” của người Chăm An Giang như: Tổ khúc “Karim và Nurisa”; ca khúc “Làng Chăm thương chú bộ đội”; “Tình ca Pơnang”, “Roja yêu thương”… Đó là những ca khúc mang âm hưởng dân ca Chăm, mượt mà sâu lắng, thể hiện tình yêu và lòng khát khao hạnh phúc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm, vừa thể hiện ước mơ vươn tới hòa nhập cùng sự tiến bộ cộng đồng.
“Những ca khúc Chăm của nhạc sĩ Thanh Bình có nhiều bài đã đi vào lòng người, đi vào máu thịt của người Chăm, tôi ấn tượng nhất là tổ khúc Karim Murisa… nói chung bài hát của anh luôn được người Chăm ái mộ. Họ trìu mến gọi anh là người nhạc sĩ của làng Chăm” – ông Mách Sa Lếs – Phó ban Giáo cả chùa Khay Ri Yah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú nhận xét.
Theo_Dân việt
Những người phụ nữ làm nghiêng ngả Phủ Đầu Rồng - Kỳ cuối: Tôi không phải là vua...
Cả Tổng thống, Phó tổng thống đều thể hiện khả năng chinh phục đàn bà và để họ chi phối quyền lực ở Phủ Đầu Rồng. Đến lượt các viên tướng cũng bị những bóng hồng vây quanh và chi phối công việc "nhà binh". Tướng Vĩnh Lộc là điển hình trong số đó. Thói trăng hoa của tướng Vĩnh Lộc là duyên cớ để nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết bài hát "Hoa trinh nữ" với câu ca thán "Tôi không phải là vua..."!
Tướng tư lệnh "dại gái"
Ca sĩ Minh Hiếu.
Nguyễn Phước Vĩnh Lộc sinh năm 1926 tại Huế. Ông là em họ của Vĩnh Thụy, tức là vua Bảo Đại. Thuộc dòng dõi hoàng tộc. Từ nhỏ, Vĩnh Lộc đã được ăn học tử tế, rất giỏi tiếng Pháp. Năm 1949, Vĩnh Lộc gia nhập quân đội Pháp, theo học Trường Thiết giáp Saint Saumur. Ra trường, ông được Vua Bảo Đại rút về làm cận vệ, sau ra tác chiến, thăng đại úy, làm chỉ huy trưởng Liên đội Thiết giáp.
Khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, đã tìm cách loại bỏ hầu hết những quan chức thân Pháp hoặc trung thành với Bảo Đại. Vĩnh Lộc cũng không ngoại lệ, bị "ngồi chơi xơi nước", được giao những chức vụ hữu danh vô thực. Năm 1955, Vĩnh Lộc theo học khóa chỉ huy tại Mỹ, về nước làm giảng viên Trường Quân sự suốt 4 năm liền và mang hàm thiếu tá suốt 6 năm. Mãi đến năm 1960, ông ta mới được thăng trung tá, phụ trách Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, chuyên huấn luyện tân binh. Tháng 11.1963, anh em Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bấy giờ, Vĩnh Lộc mới rộng đường công danh. Nhờ tiếp cận với Phủ Đầu rồng, đặc biệt là được lòng trung tướng Đặng Văn Quang - vừa là phụ tá An ninh Phủ Tổng thống vừa là cậu vợ của Nguyễn Văn Thiệu, Vĩnh Lộc "lên" như diều gặp gió. Chưa tới 3 năm, từ tháng 11.1963 đến 1966, Vĩnh Lộc đã nhảy từ trung tá lên trung tướng.
Năm 1964, Vĩnh Lộc được điều về làm Tư lệnh Biệt khu 41, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Kiến Phong (Đồng Tháp). Tại Sa Đéc, viên chuẩn tướng bắt đầu thể hiện là tay đào hoa, nhưng dại gái. Bấy giờ, ở biệt khu có một đại đội tâm lý chiến trực thuộc, trong đó có một ban văn nghệ, phần nhiều là các nữ ca sĩ trẻ đẹp. Họ thường biểu diễn mỗi tuần vào tối thứ bảy tại Câu lạc bộ Sĩ quan ở Sa Đéc cho các tướng tá nhảy nhót. Trong ban văn nghệ có một cô gái mới tròn 18 tuổi, có nghệ danh là Hoàng Yến. Dù đã có vợ con, nhưng bị nhan sắc của Hoàng Yến hớp hồn, Vĩnh Lộc nhận cô ca sĩ làm "ca lẻ" cho riêng mình. Mấy tháng sau, Hoàng Yến gửi cho Vĩnh Lộc một lá thư, thông báo đã có bầu với ông ta. Gia đình Hoàng Yến chủ động phao cái tin giật gân này khắp thị xã Sa Đéc, đòi làm lớn chuyện. Để cho êm chuyện, Vĩnh Lộc vội mua cho Hoàng Yến một căn nhà ở Sa Đéc, dọc theo bờ sông, cộng thêm một số tiền để Hoàng Yến lo hậu sự. Nhưng chờ mãi mà chẳng thấy người đẹp sinh đẻ gì, lúc ấy Vĩnh Lộc mới biết mình "dại gái".
Rời khỏi Sa Đéc năm 1965, Vĩnh Lộc nhảy phóc lên làm Tư lệnh Quân đoàn 2, kiêm Tư lệnh Vùng 2 chiến thuật, cai quản vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và cả một vùng Tây Nguyên rộng lớn. Bản doanh của Vĩnh Lộc đặt tại Pleiku. Tại đây, Vĩnh Lộc lại tiếp tục "dại gái", khi đã rũ bỏ tất cả (cả vợ con và công danh) để chiều một nàng ca sĩ khác tên là Minh Hiếu.
Ước mơ làm... hạ sĩ quan
Ca sĩ Minh Hiếu tên thật là Đỗ Thị Lài, sinh năm 1942, trong một gia đình lao động nghèo tại vùng đất đỏ caosu Bình Long. Thân sinh của Minh Hiếu làm chủ một quán hớt tóc xập xệ ở một chợ quê. Tài sản quý giá nhất ông chỉ là cây đàn guitar cũ. Minh Hiếu bắt đầu sự nghiệp ca hát từ cây đàn cũ của cha mình. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục khá đặc biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài theo nhịp đàn của cha. Trong số khách đó có nhạc sĩ Mạnh Giác, lúc bấy giờ là trưởng một ban văn nghệ ở Bình Long. Nghe Minh Hiếu hát cũng khá, nhạc sĩ Mạnh Giác đã mời về tập luyện và cộng tác ở phòng trà Anh Vũ tại Sài Gòn.
Năm 1965, được mời lên Pleiku biểu diễn, Minh Hiếu đã gặp Vĩnh Lộc tại Câu lạc bộ Phượng Hoàng của Quân đoàn 2. Sau khi về Sài Gòn được mấy hôm, Minh Hiếu đã thấy Vĩnh Lộc kéo theo một đám quần thần đến tận phòng trà mà cô đang cộng tác. Ông ta tỏ ra là một tay chơi hào phóng, coi tiền như giấy và hết mực galăng. Để lấy lòng người đẹp, Vĩnh Lộc hứa sẽ phong cho Minh Hiếu cấp bậc hạ sĩ danh dự của quân đội như ước mơ của cô gái trẻ. Ông ta nói, khi về Pleiku sẽ ký quyết định và thông báo với Bộ Tổng tham mưu, đồng thời yêu cầu Minh Hiếu chuẩn bị sẵn, khi nào được thông báo sẽ lên Pleiku làm lễ gắn lon. Vậy là viên tướng "dại gái" một lần nữa chinh phục thành công cô ca sĩ "nai tơ", nhưng có biết đâu đó là tai họa của đời ông.
Không chịu dừng lại vị trí người tình, dù được phép công khai, Minh Hiếu còn tiến thêm một bước, buộc Vĩnh Lộc phải bỏ vợ con để nâng mình lên vị trí chính thức là phu nhân Tư lệnh vùng 2. Tết Mậu Thân 1968, như thường lệ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị trên toàn miền Nam không được rời nhiệm sở, thời đó gọi là "cấm trại". Thế nhưng vì quá mê mệt Minh Hiếu, Vĩnh Lộc đã bất chấp, ngang nhiên bay về Sài Gòn ăn tết với người đẹp. Đêm giao thừa năm ấy, giống như nhiều đô thị khác ở miền Nam, Pleiku bị quân Giải phóng tấn công. Vĩnh Lộc vội vã quay trở lại Pleiku trong lo sợ, mệt mỏi.
Đang ngon giấc sau chuyến đi dài, Vĩnh Lộc bị viên đại tá Mỹ J.W.Barnes - Cố vấn trưởng Quân đoàn 2 - gọi lên làm việc. Bị đánh thức, bị xem thường, Vĩnh Lộc nổi nóng, đuổi viên sĩ quan liên lạc ra ngoài và nói ông ta không nghe lệnh ai hết ngoài Tổng thống Thiệu. Một bản báo cáo được gửi lên Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Sài Gòn. Ngay sau đó, Vĩnh Lộc bị cách chức, bị điều về Sài Gòn phụ trách Trường Cao đẳng Quốc phòng, gần như kết thúc "sự nghiệp nhà binh" của mình. Ngày 30.4.1975, Vĩnh Lộc cùng người đẹp Minh Hiếu "di tản" bằng phương tiện đường thủy trên bến cảng Sài Gòn.
Chuyện tình hoa trinh nữ
Cùng thời điểm năm 1965, khi ca sĩ Minh Hiếu rời Sài Gòn lên Pleiku làm "phu nhân Tư lệnh vùng 2", ở Sài Gòn bỗng xuất hiện một bài hát có tên "Hoa trinh nữ" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Bài hát nhanh chóng nổi tiếng và được giới trẻ đón nhận. Trong giới nghệ sĩ lúc ấy rộ lên tin đồn, Trần Thiện Thành vì "buồn lòng" chuyện tình với ca sĩ Minh Hiếu mà viết nên bài hát ấy.
Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết, cùng tuổi với ca sĩ Minh Hiếu. Thừa hưởng gene di truyền âm nhạc từ nhiều đời của gia đình, năm 13 tuổi ông đã bắt đầu viết nhạc, ngày càng hay và sớm nổi tiếng. Ông có nhiều bài hát nổi tiếng như "Lâu đài tình ái", "Chiếc áo bà ba" (viết sau 1975) và tất nhiên cả "Hoa trinh nữ". Những nghệ sĩ cùng thời cho biết, lúc ca sĩ Minh Hiếu rời Bình Long xuống Sài Gòn, đã kết thân với Trần Thiện Thanh, tình cảm giữa họ bắt đầu chớm nở. Thế nhưng, sau chuyến đi Pleiku, Minh Hiếu đã vĩnh viễn thuộc về một "vị vua" ở miền Trung -Tư lệnh vùng 2, Tướng Vĩnh Lộc. Ở lại Sài Gòn, Trần Thiên Thanh viết bài "Hoa trinh nữ" trong đó có câu "Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường!" mà người cùng thời cho rằng đó là lời trách nhẹ nhàng của Trần Thiện Thanh nhắn với cô bạn Minh Hiếu vì mê danh vọng mà quên chàng nhạc sĩ nghèo!
Theo LDO
Nhân đạo là điểm sáng của đồng bào tôn giáo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải khẳng định như vậy tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với đại biểu các dân tộc, các tôn giáo vào chiều 19-4 nhân kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bí thư Lê Thanh Hải đánh giá cao những đóng...