Nhạc sĩ Miên Đức Thắng và cuộc trở về từ ‘đồng hoang’
Tuổi trẻ của chúng tôi, thường nghêu ngao câu hát trong bài “Một sáng con về” với những câu: “Một sáng con về, trên con đường đất, nắng ôm lồng ngực, tre thở bên tai…”. Đến khi gặp người nhạc sĩ viết nên tác phẩm này, nhạc sĩ Miên Đức Thắng, mới biết anh đã viết tác phẩm trong giấc mơ hòa bình của một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng Ảnh: Trần Nguyên Anh
Học trò thầy Thông Đạt
Nhà anh Miên Đức Thắng ở Thành Nội, Huế. Anh mồ côi sớm, ba mất trong chiến tranh khi anh chưa được một tuổi. Mẹ anh cũng bị mất do bệnh tật khi anh mới 8 tuổi.
Cậu bé lớn lên cùng với bà cô trong thành phố Huế giữa cảnh chiến tranh chia cắt. Anh kể: “Từ nhỏ tôi đã là một người đa cảm. Hễ Huế vào mùa mưa hay khi trăng sáng thì tôi rất khó mà ngủ được, tính xúc động, tâm hồn rung cảm, chỉ muốn viết, muốn vẽ gì đó. Tôi mê hát mê đàn, mấy ông anh sợ em theo nghiệp ca hát bỏ học, nên rất nghiêm khắc với tôi. Nhờ vậy, tôi vẫn đậu vào trường quốc học”.
Chàng trai trẻ mồ côi yêu nhạc được thầy giáo dạy nhạc rất yêu quý, coi như con, hết sức chỉ bảo. Người thầy ấy chính là nhạc sĩ Thông Đạt tác giả bài “Ai về sông Tương”.
Bài đầu tiên của cậu bé mồ côi mới 14 tuổi là bài : “Mùa xuân dưới mái học đường”, được chính ông thầy là nhạc sĩ Thông Đạt ký âm lại. Anh được thầy dạy thêm về hòa âm, sáng tác. Thầy Thông Đạt nói: “Một ca khúc hay phải có 3 phần đều hay đó là lời, nhạc và cấu trúc”. Chính nhạc sĩ Thông Đạt khuyến khích cậu học trò hát và ông đã đưa cậu học trò nhỏ vào Đài Phát thanh Huế để thu âm.
Học xong trường Quốc học Huế, chàng trai trẻ vào học Đại học Khoa học Sài Gòn và tham gia Tổng hội sinh viên. Do biết sáng tác và lại hát hay, anh là một trong những trụ cột văn nghệ của phong trào sinh viên.
“Hát từ đồng hoang”
“Tôi vừa học vừa tranh đấu, thế hệ sinh viên chúng tôi đa số là như vậy. Chúng tôi chán ghét chiến tranh và mong muốn có hòa bình. Học được được 2 năm ở Đại học Khoa học Sài Gòn, do bị chính quyền làm khó dễ, tôi phải ghi danh học bên Vạn Hạnh. Tôi tốt nghiệp cao học Vạn Hạnh (chuyên ngành bang giao quốc tế) và tốt nghiệp cao học Đà Lạt (chuyên ngành báo chí)- Nhạc sĩ nay tóc đã bạc màu, vui vẻ kể lại – Tuy học nhiều thế, nhưng đam mê của tôi vẫn là âm nhạc”. Biến cố lớn xảy ra năm 1967, khi tập nhạc phản chiến “Hát từ đồng hoang” gồm 10 ca khúc của Miên Đức Thắng đã được Tổng hội sinh viên Sài Gòn ấn hành tạo ra làn sóng phản chiến mạnh mẽ trong giới sinh viên, trí thức.
Trong bài “Mẹ ơi nuôi con lớn để con làm tù binh”, nhạc sĩ đã gọi binh sĩ miền Nam buông súng thay vì bắn vào anh em đồng bào, bài hát có những câu từ “Vì con không muốn giết bao anh em của mình, vì con không muốn giết nên con làm tù binh…”
Video đang HOT
Nhạc sĩ kể lại: “Năm 1969 tôi bị chính quyền cũ bắt, kết án 5 năm tù vì sáng tác nhạc phản chiến, sáng tác của tôi bị cấm biểu diễn”.
Nhờ báo chí lên tiếng, phong trào học sinh sinh viên trong nước và thế giới phản đối rầm rộ, nên tòa án chế độ cũng buộc phải tạm đình chỉ không thi hành án 5 năm tù khổ sai với nhạc sĩ Miên Đức Thắng. Khi ấy ông cũng đã ngồi tù 6 tháng, trong đó có 3 tháng phải biệt giam.
“Một sáng con về”
Trước năm 1975, tác phẩm của Miên Đức Thắng bị cấm phổ biến, ông chỉ có thể hát những tác phẩm của các nhạc sĩ khác. Năm 1970 hãng đĩa Việt Nam ký hợp đồng với Miên Đức Thắng với tư cách một ca sĩ, để anh hát cho hãng này. Tổng cộng, Miên Đức Thắng đã thu âm được 3 đĩa nhạc với khoảng 20 bài hát phát hành rộng rãi. “Tiền trả cho ca sĩ thu âm một bài hát tương đương với một chiếc xe máy thời đó” – nhạc sĩ tâm sự – “Nhưng tôi không được hát các bài viết của chính tôi”.
Sau năm 1975, người nghe được biết tới nhạc sĩ Miên Đức Thắng qua ca khúc mà anh sáng tác: “Một sáng con về” qua giọng hát Bảo Yến. Nhạc sĩ cho biết: “Bài hát này có ý thơ của nhà thơ Tường Linh. Tôi có lấy vài đoạn thơ của Tường Linh và viết thêm để hoàn thành ca khúc trong khoảng vài ngày”.
Bài hát mô tả cảnh hòa bình như trong mơ:”Một sớm con về đồng lúa Việt Nam/ thoát từng lưới đạn/ Đầu làng trăng sáng/ Nhà ai chung vườn/ khói bếp mến thương”.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng định cư ở nước ngoài 30 năm qua, con cái anh đều khá thành đạt, là các tiến sĩ y khoa. Tuy vậy, với nhạc sĩ Miên Đức Thắng thì “một sáng con về” Việt Nam vẫn là niềm vui lớn hơn cả. Anh thường về Việt Nam để thăm bè bạn, sáng tác và làm từ thiện. Anh vui vẻ bảo: “Mới rồi mình có tổ chức làm từ thiện ở Huế và chia sẻ với mọi người về tác dụng của âm nhạc trong việc giúp con người cải thiện sức khỏe”.
Bìa tập nhạc phản chiến: “Hát từ đồng hoang”
Thời gian gần đây nhạc sĩ Miên Đức Thắng dành hết tâm huyết cho dự án đem âm nhạc đến cho các bệnh nhân, dùng âm nhạc như một trị liệu giúp người bệnh lạc quan yêu đời, chiến thắng bệnh tật.
TRẦN NGUYÊN ANH
Theo Tienphong.vn
Gặp SUV "hàng khủng" Brabus 850 Widestar tại Sài Gòn: ở một tầm trên của AMG G63
Dựa trên mẫu AMG G63, bản độ Brabus 850 Widestar không chỉ có ngoại hình dữ dằn hơn mà còn được nâng cấp mạnh về động lực vận hành.
Tại Việt Nam, những năm gần đây thì cái tên Brabus không còn quá xa lạ đối với giới mê xe trong nước khi hàng loạt những gói độ và cả những mẫu Brabus được nhập nguyên chiếc lần lượt cập bến mảnh đất hình chữ S.
Từ Brabus B63, cho đến dòng sản phẩm được nhiều người biết đến như Brabus 700 và 800, và vừa qua một chiếc Brabus 850 Widestar "âm thầm" xuất hiện trên đường phố Sài Gòn khiến nhiều người tò mò. Được biết đây chính là chiếc Brabus 850 thứ hai về nước ta, trước đó khoảng 3 tháng, một chiếc màu đen với nội thất đỏ cũng xuất hiện và hiện đang định cư tại Hà Nội, chung nhà với chiếc AMG G65 độc nhất Việt Nam.
Nổi tiếng trong việc "động tay động chân" tới những mẫu xe của Mercedes, những sản phẩm của Brabus là niềm ao ước cả về hình ảnh lẫn hiệu suất với nhiều tay chơi. Brabus 850 Widestar vẫn sử dụng động cơ V8 của AMG G 63 nhưng được thay đổi dung tích từ 5.5 lít lên đến 5.9 lít. Bên cạnh đó, 2 bộ tăng áp kép nguyên bản cũng được nâng cấp lên loại của Brabus, cho ra mức hiệu suất cao hơn.
Cụ thể, động cơ mới của 850 là động cơ tăng áp kép V8, dung tích 5.912cc, cho ra công suất 850PS (625kW) và mô-men xoắn 1.450Nm. Với sự thay đổi của Brabus, 850 mang trong mình hơn 301 mã lực và 690Nm so với AMG G 63 tiêu chuẩn. Với sức mạnh mới, Brabus 850 Widestar có thể tăng tốc 0-100 km/h trong thời gian chỉ 4 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 260 km/h.
Ngoài sức mạnh "khủng", ngoại thất của chiếc Brabus 850 Widestar cũng khác biệt khá nhiều so với bản tiêu chuẩn. Tất cả được sơn màu đen bóng, mâm xe kích thước lên đến 23 inch, đa chấu. Logo trên lưới tản nhiệt được thay thế bằng logo của Brabus.
Bên cạnh đó, xe còn được trang bị bộ widebody thân rộng (Brabus Widestar) khiến vẻ ngoài của chiếc xe trở nên bề thế hơn rất nhiều, kết hợp với sử dụng vật liệu sợi carbon nhẹ. Thêm vào đó, bộ mâm hợp kim đa chấu màu đen mờ viền vàng có kích thước 23 inch tô đậm thêm vẻ đẹp hầm hố và nam tính của Brabus 850 Widestar, bên trong là bộ phanh hiệu suất cao cũng được sơn màu vàng được thửa từ Brabus, hai tông màu tương phản khiến chiếc xe cực kì nổi bật trên phố.
Phần nắp ca pô được độ lại với khe hút gió lớn hơn, được làm bằng vật liệu carbon, bên cạnh đó còn có những đường dập nổi để tạo sự mạnh mẽ cho chiếc SUV. Với bản độ này, trên xe xuất hiện khá nhiều hốc hút gió giả làm tăng vẻ thẩm mỹ của chiếc xe. Chữ "V8 Biturbo" bên hông xe được thay lại bằng logo "Biturbo 850" màu vàng.
Hai bên thân xe cũng được bổ sung các chi tiết làm từ chất liệu carbon, vòm bánh xe mở rộng, hệ thống ống xả mới vẫn được đặt hai bên thân xe phía dưới bậc lên xuống mang đến những âm thanh hấp dẫn. Phần cản sau cũng được thay mới. Ở đuôi xe vẫn là hộp đựng bánh sơ cua quen thuộc nhưng nay đã được thay logo Brabus thay vì ngôi sao 3 cánh. Đèn hậu LED thanh mảnh với thiết kế gọn gàng.
Nội thất chiếc AMG G 63 bản độ Brabus 850 Widestar này được bọc hoàn toàn bằng loại da cao cấp mang tông màu vàng của Brabus. Từ ghế ngồi, tap-lô, vô-lăng, thành cửa đến bọc trần đều có màu vàng. Da ghế được thiết kế lại theo phong cách ngầu hơn, logo Brabus xuất hiện tại cần số, bệ cửa..., và tựa đầu được thêu chữ Brabus 850 khổ lớn màu đen. Không rõ chiếc AMG G63 Brabus này có trang bị trần sau hay không. Ghế sau cũng có thể được thiết kế theo phong cách thương gia với 2 ghế tách rời.
Bản độ Brabus 850 Widestar được hãng độ lừng danh đến từ Đức trình làng năm 2015. Sau 4 năm, tới bây giờ nó vẫn là một chiếc xe giá trị và được nhiều người săn đón.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Độc bá phân khúc, Honda CR-V vẫn được ưu đãi tới 90 triệu Dù doanh số dẫn đầu phân khúc và bỏ xa các đối thủ nhưng Honda CR-V vẫn tiếp tục được kích cầu bằng chương trình khuyến mãi lên tới 90 triệu đồng. Theo thống kê mới nhất từ hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor, tháng 10 vừa qua Honda CR-V tiếp tục dẫn đầu phân...