Nhạc sĩ Đức Trí người tiên phong làm mới nhạc trẻ việt nam
Lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, được hun đúc tình yêu âm nhạc dân tộc từ thuở bé, có thể nói nhạc sĩ Đức Trí là “con nhà nòi” chính hiệu.
Tất nhiên, đó chỉ là “bước đệm” đầu tiên. Để có được thành công và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, Đức Trí cũng đã bao phen “liều lĩnh”, nhất là quyết định ” tạm rút” khỏi làng giải trí một thời gian để học tập và tìm kiếm hướng phát triển mới cho âm nhạc Việt Nam trên đất Mỹ. Với nhiều khán giả, nhạc sĩ Đức Trí xứng đáng được coi là một trong số những người đi đầu cho sự phát triển của nền âm nhạc thị trường Việt Nam hiện nay.
ức Trí trưởng thành trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật từ quê nội An Giang và quê ngoại Bạc Liêu. Lúc 10 tuổi, anh đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, trống, mõ… do thầy Phan Chí Thanh hướng dẫn.
Năm học lớp 10 Đức Trí mới thực sự có được bộ trống, nhạc cụ đầu tiên trong đời – món quà mơ ước mà gia đình anh phải dành dụm khá lâu để mua. Qua lời mẹ anh kể, cậu bé Trí có năng khiếu từ thuở lên ba: hát đúng nốt, không sai cao độ, có đôi tai nhạy bén cảm thụ âm nhạc. Song không ai trong gia đình tính đến chuyện sẽ cho Trí đi theo con đường này bởi thời đó âm nhạc được coi là điều xa xỉ.
Năm 15 tuổi, được sự động viên của gia đình và bạn bè, ức Trí quyết định thi vào Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Anh theo học khoa Lý luận sáng tác và bắt đầu làm quen với nhạc giao hưởng dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Lý về lý luận và thầy Nguyễn Văn Nam về sáng tác. Tuy nghiên cứu về nhạc cổ điển – dân tộc nhưng anh rất thích đàn Organ và tình cờ trở thành thành viên ban nhạc Đen Trắng với vị trí nhạc công Keyboard.
Năm 1992, Đức Trí cùng ban nhạc Đen Trắng đoạt giải nhất liên hoan pop-rock Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993 anh đoạt giải nhì về keyboard tại Liên hoan Nhạc nhẹ toàn quốc. Thời gian học ở Nhạc viện khả năng về hoà âm, phối khí của anh đã được phát hiện, đưa Đức Trí rẽ thêm một lối đi mới.
16 tuổi, anh tập tành làm nhạc trong phòng thu từ đấy nghiên cứu, học hỏi không ngừng: tự học keyboard, nghe hết mọi thể loại nhạc, viết ca khúc. Đức Trí sau đó cũng nhận ra ngay cả những người tâm huyết nhất với âm nhạc cũng không thể sống bằng chính âm nhạc.
Chính vì vậy, suýt nữa Đức Trí trở thành một kỹ sư điện tử, khi anh nghe theo ý muốn của cha ôn thi vào trường Đại học Bách khoa. Cha anh đột ngột qua đời trong lúc Đức Trí đang chuẩn bị thi khiến anh hụt hẫng nhiều. Nhờ những lời động viên, khuyến khích của bạn bè, thầy cô, anh quay sang thi vào Nhạc viện.
Năm 1995, anh tốt nghiệp Nhạc viện với luận văn “Nghiên cứu về tính ngẫu hứng trong âm nhạc cải lương Nam Bộ”. Sau đó, ức Trí trở thành người biên tập chương trình và kiêm công việc hòa âm – phối khí cho các trung tâm băng nhạc, nhất là Bến Thành Audio. Anh chính thức bước vào con đường chuyên nghiệp với dòng nhạc hiện đại.
Album đầu tiên mà anh sản xuất, hòa âm là chính là album nhạc “10 tình khúc Lã Văn Cường – Trần Quang Lộc” Chợt nghe em hát của Hồng Nhung vào năm 1995. Album đã mở ra một thời kỳ mới của nhạc nhẹ Việt Nam – yếu tố “hội nhập” với xu thế nhạc nhẹ thế giới lần đầu tiên được hiện hữu trong một album nhạc nhẹ văn minh, hiện đại và đậm chất Việt.
Năm 1996, Ta chẳng còn ai – ca khúc đầu tiên anh ra mắt công chúng qua sự thể hiện của giọng hát Phương Thanh lập tức trở thành bài “hit” được yêu thích một thời gian dài, mở đầu cho loạt sáng tác ăn khách ngoài thị trường. Đức Trí là người có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp hai ca sĩ Phương Thanh và Hồ Ngọc Hà khi họ gắn liền với nhiều ca khúc qua những giai đoạn sáng tác của anh.
Anh cũng dần được biết đến như một nhà sản xuất khi tham gia vào nhiều dự án âm nhạc như album đầu tay của Mỹ Linh, và hàng loạt show diễn live concert cho Lam Trường (2000), Làn sóng xanh (2000), Duyên dáng Việt Nam (1998, 2000)…
Năm 2000, khi sự nghiệp đang phát triển thuận lợi, anh đột ngột “rút” đi Mỹ học ngành Biên soạn và sản xuất âm nhạc đương đại trong 4 năm.
Đức Trí hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ…có giai điệu nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Là một nhạc sĩ đắt khách trên thị trường nhưng bản thân anh lại là một người không bao giờ nhận đơn đặt hàng. Không thể biết mình có bao nhiêu ca khúc được khán giả yêu thích. Nhưng, có một điều tôi có thể khẳng định, tất cả các ca khúc tôi viết ra đều dành cho riêng mình chứ không phải cho một giọng ca nào cả. Cảm xúc không phải là thứ có thể nặn ra theo ý muốn của bản thân.
Riêng tôi, tôi thích những ca khúc có giai điệu đẹp. Chính vì vậy, tôi vẫn thường hoàn thiện giai điệu của một ca khúc trước khi nghĩ đến việc đặt lời cho nó. Giai điệu đẹp sẽ khiến cho khán giả nhớ đến ca khúc trước tiên. Đó là nguyên tắc, chuẩn mực sáng tác của riêng Đức Trí.
Đức Trí khẳng định: Chưa bao giờ trong cuộc đời sáng tác của tôi, tôi đặt ra mục tiêu ca khúc của mình phải được đông đảo khán giả đón nhận. Bởi tôi không sống được bằng nghề viết nhạc. Và hơn hết, tôi không thích mẫu số chung. Tôi thích ca khúc của tôi phải có 2 luồng dư luận trái ngược nhau. Vì như thế mới phản ánh đúng bản chất của ca khúc.
Với anh, ca khúc chỉ là một phần rất nhỏ trong khái niệm về âm nhạc, không nên bắt nó phải tải một nội dung quá lớn. Anh không xem sáng tác là con đường chính, sáng tác chỉ là những phút giải toả hiếm hoi sau những chuỗi ngày mệt mỏi trong phòng thu.
Trong các vai trò đã thử qua, Đức Trí cho rằng mình làm tốt nhất công việc của một producer (nhà sản xuất), thích hợp và có hứng thú nhất.[10] Anh theo tất cả các dòng nhạc trừ techno. Anh quan niệm techno và nhạc dance nói chung không phải là âm nhạc để thưởng thức mà là công cụ để phục vụ cho việc nhảy, nó không phải là sáng tác và vì thế không cần nhạc sĩ để làm. Nhưng Đức Trí vẫn thực hiện những bài phối trên nền techno.
Ở ức Trí có sự hội tụ của 3 dòng nhạc: Dân tộc – Cổ iển – Hiện ại. Anh chia sẻ: Các nốt ô, Re, Mi, Fa, Son, La, Si và các chữ Hò, Xự, Xang, Xê, Cống có thể hòa nhập thành một thể thống nhất mà vẫn không mất đi nét riêng của từng thành tố. Sự kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra cấu trúc âm nhạc mới mẻ đầy sức thuyết phục.
Tốt nghiệp nhạc viện khoa Lý luận phê bình nhưng Đức Trí cương quyết không viết một bài nào liên quan đến phê bình, chỉ đi về nghiên cứu lý luận vì theo anh làm phê bình phải có lập trường và chính kiến, mà điều ấy các nhà sáng tác ở mình không ưa, đã không ưa thì họ không để mình sống vui vẻ thoải mái.
Giáo sư Trần Văn Khê từng nhận xét về Đức Trí: “ức Trí là một trong số ít nhạc sĩ trẻ có duyên với âm nhạc dân tộc mà triển vọng sẽ còn tiến xa trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian.”
Có nhận định cho rằng, ca khúc của Đức Trí luôn đứng trước giới hạn mỏng manh giữa thị trường và nghệ thuật, nhưng chính điều đó cũng cho thấy khả năng của anh trong việc cân đối hài hoà giữa hai yếu tố để đến được với đông đảo khán giả.
Các ca khúc nhạc nhẹ nổi tiếng của Đức Trí như: Ta chẳng còn ai, Vì em yêu anh, Có nhau trọn đời, Đêm nghe tiếng mưa, Giấc mơ chỉ là giấc mơ, Ước mơ trong đời, Yêu thương mong manh, Tôi tìm thấy tôi… được nhiều khán giả biết đến. Sự kết hợp giữa cũ và mới, hiện đại và dân gian cũng tạo nên những nét đặc sắc trong các sáng tác của anh với Tựa như ánh sao, Có một chút, Nắng có còn xuân…
Đức Trí từng nhận giải Âm nhạc Cống hiến năm 2006 ở hạng mục Nhạc sĩ của năm. Ngày 2 tháng 5 năm 2010, đêm nhạc tôn vinh Đức Trí có tên gọi Thời gian tôi nằm trong khuôn khổ loạt chương trình Con đường âm nhạc được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.
Theo người nổi tiếng, thegioinghesi
Robert Koch - người tiên phong trong hành trình giải mã bệnh lao
Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Theo số liệu đầu năm 2019, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 4.500 người tử vong, gần 30.000 người nhiễm bệnh.
Có rất nhiều bí ẩn liên quan đến căn bệnh được xem một trong "tứ chứng nan y" này trước khi Robert Koch - một bác sĩ người Đức - khám phá ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, "nhà nghiên cứu lớn nhất mọi thời đại" cũng chính là "công thần" có công dập tắt những dịch bệnh nguy hiểm trên khắp thế giới.
Ngày 24/3/1882 là một mốc quan trọng trong lịch sử y học. Trong buổi họp tại Viện Sinh lý học Berlin, bác sĩ Robert Koch, 39 tuổi, dõng dạc khẳng định: "Bệnh lao do một loại trực khuẩn gây ra!". Thế là thủ phạm của một trong "tứ chứng nan y" từng gây kinh hoàng cho cả thế giới đã được tìm thấy.
Robert Koch sinh năm 1843 tại thị trấn nhỏ Klausthal, nằm dưới chân dãy núi Hartz thuộc miền trung nước Đức. Sau khi học xong trung học, Koch đến Gottingen - một thành phố cổ xưa, cách quê nhà hơn trăm cây số để học bác sĩ y khoa. Trong thời gian học tập, Koch may mắn được sự hướng dẫn của giáo sư Henlé, một nhà nghiên cứu mô học nổi tiếng lúc bấy giờ. Những công trình nghiên cứu của Henlé đã giúp anh sinh viên trẻ chú ý đến các bệnh truyền nhiễm.
Sau khi lập gia đình cùng Emmi, Koch đến làm việc tại Wollstein, một thành phố nhỏ cách Berlin chừng hai trăm cây số về phía đông. Tại đây, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 28 của Koch, Emmi đã tặng chồng một món quà thật đặc biệt, đó là chiếc kính hiển vi. Chính món quà này đã truyền thêm niềm say mê và hứng khởi cho Robert Koch nghiên cứu y học.
Kể từ đó, sau những giờ thăm bệnh, vị bác sĩ trẻ lại miệt mài bên những chuồng sắt nhỏ nuôi đầy chuột lang rồi cặm cụi quan sát qua kính hiển vi. Lúc này, ông đang chú tâm tìm hiểu một loại bệnh dịch đặc biệt đã làm chết hàng loạt trâu bò quanh vùng. Khi quan sát máu các gia súc chết, ông nhận thấy nó có màu đen. Cuối cùng, ông phát hiện ra tác nhân gây bệnh là một loại trực khuẩn với dạng biến đổi nha bào, đấy là bệnh than. Lúc đó Robert Koch vừa tròn 33 tuổi.
Tháng 7/1880, ông được đề cử làm cố vấn y học tại Hội đồng Hoàng gia ở Berlin. Tại khu thí nghiệm ở Viện Vệ sinh Berlin, Koch cùng hai cộng sự là Loeffler và Gaffky đã có đầy đủ phương tiện để nghiên cứu khoa học. Năm 1881, ông sáng tạo ra môi trường thạch loãng hòa lẫn với nước thịt hoặc máu bò để nuôi cấy vi khuẩn. Sau khi nghe Koch báo cáo về nó tại Hội nghị Y học quốc tế ở London, nhà khoa học Pasteur đã nhận xét: "Đây là một tiến bộ lớn". Cho đến thời điểm này, người ta vẫn chưa biết chút gì về bệnh lao mặc dù trước đó, trong những năm 1865-1869, một thầy thuốc người Pháp là Jean Antoine Villemin đã thực hiện thành công việc gây bệnh lao thực nghiệm từ người sang súc vật.
Sau bao năm tháng miệt mài nghiên cứu trên súc vật và cả trên người mắc bệnh lao, cuối cùng, Robert Koch đã phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Đó là một loại trực khuẩn (về sau mang tên ông) dài 1-4 micromet, có khả năng kháng cả acid và cồn.
Tháng 8/1883, cùng với Gaffky và nhiều trợ lý, Koch lên đường đến Ai Cập, nơi đang có một trận dịch tả hoành hành quanh cảng Alexandrie. Sau nhiều tháng tìm tòi, cuối cùng ông phát hiện được nguyên nhân gây dịch tả: một loại vi khuẩn có hình dấu phẩy. Ông cũng xác định được đường lây truyền bệnh là qua nước uống, thức ăn, quần áo ô nhiễm. Vụ dịch tả ở Ai Cập vừa được dập tắt, Koch lại cùng đoàn khoa học Đức đến thành phố Calcutta ở miền đông Ấn Độ, trên vịnh Bengale, nơi dịch tả vẫn còn âm ỉ diệt chết bao người. Bằng những phương pháp phòng chống dịch hữu hiệu, Koch cùng các cộng sự đã ngăn chặn được dịch bùng phát và giảm tỷ lệ số người mang bệnh. Ít lâu sau, ông được cử làm Giáo sư Vi khuẩn học tại Đại học Berlin, rồi Viện trưởng Viện Vệ sinh học Berlin.
Năm 1896, ở tỉnh Cap thuộc miền nam châu Phi xuất hiện một vụ dịch hạch gia súc làm chết nhiều trâu bò. Theo đề nghị của nhà chức trách địa phương, Koch lại dẫn đầu một đoàn khoa học đến tận nơi nghiên cứu. Sau khi dập tắt vụ dịch, cả đoàn lại lên đường đến Bombay, một tỉnh ở miền tây Ấn Độ để giúp dập tắt nạn dịch hạch. Trở về Berlin được một thời gian, theo yêu cầu của chính phủ nhiều nước, Robert Koch lại lên đường tới Ý, đến Java rồi vùng quần đảo miền nam biển Đông để nghiên cứu về bệnh sốt rét.
Thời gian lặng lẽ trôi qua, những chuyến đi dài ngày cộng với hoàn cảnh sống thay đổi của vùng khí hậu nóng ẩm đã làm sức khỏe Koch giảm sút nghiêm trọng. Ông thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau ngực đột ngột. Tuy vậy, đến năm 1902, nhận lời mời của chính phủ Rhodésia, Robert Koch lại dẫn một đoàn khoa học đến miền đông châu Phi để tìm hiểu về bệnh ngủ. Sau gần 2 năm ở Kenya, lặn lội nơi bùn lầy nước đọng, tìm bắt muỗi để nghiên cứu, sức khỏe Koch ngày càng xấu nên ông buộc phải trở về Berlin.
Năm 1905, giới y khoa tôn vinh Robert Koch là "Nhà nghiên cứu lớn nhất thời đại" và trao tặng ông giải Nobel Y học. Còn chính phủ Đức tặng ông huân chương "Vì công lao đối với khoa học và nghệ thuật".
Trong những năm tháng cuối đời, dù đạt được đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhưng cuộc sống riêng của ông lại có nhiều ưu tư, phiền muộn. Sau khi ly dị với Emmi, ông lập gia đình với một nữ diễn viên kịch hát nhưng cũng không được hạnh phúc.
Ngày 27/5/1910, một cơn đau tim đột ngột đã vĩnh viễn buộc Koch rời xa khu thí nghiệm, nơi ông đã gắn bó suốt đời với niềm say mê và hạnh phúc thực sự. Thi hài ông được mai táng trang trọng trong lăng tại Viện Nghiên cứu Các bệnh truyền nhiễm ở thủ đô Berlin.
Theo người nổi tiếng
"Cha đẻ" đàn piano - nhạc sĩ vô danh tạo nên "vua của các loại nhạc cụ" Những ai yêu mến tiếng đàn dương cầm cần phải biết ơn Cristofori vì ông chính là người đã phát minh ra cây đàn được mệnh danh là vua của các loại nhạc cụ này. Cristofori là người yêu âm nhạc tinh tế và ông đã biến đam mê của mình trở thành chuẩn mực trong lĩnh vực âm nhạc, cho dù lúc...