Nhạc sĩ biểu tình trước trụ sở Spotify, phản đối việc trả tiền bản quyền quá thấp
Theo Billboard Mỹ đưa tin, một nhóm nhạc sĩ đã cùng nhau tụ tập bên ngoài trụ sở cũ của Spotify ở khu vực West Hollywood vào chiều thứ Hai vừa qua (28/2) để phản đối mức phí bản quyền quá thấp mà dịch vụ phát trực tuyến này đang chi trả cho họ.
Cuộc biểu tình mang tên #WeWroteThat được tổ chức bởi The 100 Percenters – một tổ chức phi lợi nhuận với mong muốn kêu gọi sự công bằng dành cho các nhà sáng tạo âm nhạc. Tại đây, hàng loạt nhạc sĩ đã bày tỏ nỗi bức xúc với Spotify bằng cách giơ cao những tấm biểu ngữ mang nội dung ” Thời gian của tôi phải được trả bằng tiền“, ” Các người có làm việc không công không?”, ” Spotify được định giá 67 tỷ USD – hãy trả tiền cho nghệ sĩ đi” hay ” 1 cent cho mỗi lượt stream“…
Nhà sáng lập tổ chức The 100 Percenters có tên Tiffany Red – nhạc sĩ từng hợp tác Jennifer Hudson, Jason Derulo, Zendaya… cho biết làn sóng lần này xuất phát từ việc không bằng lòng của chính cô cũng như nhiều đồng nghiệp khác đối với Spotify nói riêng và một số dịch vụ phát trực tuyến khác như Apple Music, Amazon hay Pandora. Nguyên nhân đến từ việc các công ty này đều phản đối việc tăng tỷ lệ tiền bản quyền dành cho nhạc sĩ trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến. Ngoài ra, các nhạc sĩ cũng tức giận và cảm thấy bản thân đang bị đối xử bất công sau khi chứng kiến Spotify sẵn sàng chi ra tới 200 triệu USD để thực hiện podcast “The Joe Rogan Experience” do nam nghệ sĩ Joe Rogan dẫn dắt, thay vì chi trả cho họ một mức phí bản quyền cao hơn. ” Nếu chúng tôi không tồn tại và chẳng tạo ra âm nhạc thì Spotify cũng như thế thôi“, một thành viên của tổ chức The 100 Percenters.
Được biết, trước đó bình luận viên Joe Rogan cũng như podcast “The Joe Rogan Experience” khiến cho nhiều người phẫn nộ vì đưa thông tin sai lệch về vaccine COVID-19 và sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc. Sự việc gây chú ý đến nỗi nam nghệ sĩ Niel Young gỡ hết sản phẩm của mình trên nền tảng này xuống và cho rằng Spotify chỉ xem trọng lợi nhuận. Đỉnh điểm, ông còn kêu gọi nhân viên tại đây hãy thôi việc. Từ những nguyên nhân trên, việc “ông lớn” này chi số tiền quá lớn để sản xuất một chương trình gây tranh cãi mà không trả thêm bất cứ khoản chi phí nào cho các nhạc sĩ, khiến họ càng thêm bất bình cũng là điều dễ hiểu. ” Tôi chỉ muốn có thể thanh toán xấp hóa đơn của mình cũng như trang trải các chi phí cơ bản. Những nhạc sĩ như chúng tôi đều phải vật lộn từng ngày. Mặc dù tôi đã sáng tác cho nhiều tên tuổi đình đám thế giới như Ariana Grande và Beyonce nhưng cuộc sống vẫn còn quá khó khăn“, nhạc sĩ Kaydence bày tỏ.
Video đang HOT
(Nguồn ảnh: Instagram @katakozma)
Khi được hỏi tại sao The 100 Percenters lại chọn địa điểm là văn phòng cũ của Spotify để thực hiện cuộc biểu tình #WeWroteThat, nhạc sĩ Tiffany Red đã chỉ ra cách công ty này đi lên từ một văn phòng nhỏ đến nơi làm việc khang trang hơn và khẳng định: ” Chúng tôi muốn bắt đầu từ nơi những con người ấy đã bắt đầu”. Theo Tiffany tiết lộ, sự kiện sẽ tiếp tục diễn ra ở trụ sở hiện tại của Spotify tại Mỹ.
Dancer có được trả tiền bản quyền cho những động tác mà mình sáng tạo hay không?
Giống như các họa sĩ, nhạc sĩ hay người viết lời, vũ công cũng như biên đạo hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền cho những động tác nhảy mà bản thân tâm huyết tạo nên.
Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại nhiều yếu tố cản trở họ kiếm tiền từ sáng tạo của chính mình.
Cách đây không lâu, Bae Yoon Jung - biên đạo múa Kpop nổi tiếng đứng sau những màn biểu diễn của T-ARA, KARA, Girl's Day, EXID... từng khiến nhiều khán giả bất ngờ tiết lộ rằng không hề tồn tại phí bản quyền đối với các điệu nhảy. Và mới đây, câu chuyện này một lần nữa được nhắc đến trong show tạp kĩ do MC Jaejae dẫn dắt với sự tham gia từ bốn vũ công đang nhận nhiều sự chú ý sau chương trình "Street Woman Fighter" bao gồm Noze, Aiki, Monika cũng như Lee Jung.
Các vũ công đình đám Noze, Aiki, Monika và Lee Jung đều thừa nhận rằng họ không được trả tiền bản quyền cho những động tác mà mình sáng tạo nên.
" Đối với những nhạc sĩ hay người viết lời bài hát, họ có thể hưởng phí bản quyền đến tận 70 năm sau khi qua đời hoặc được trả từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng về việc mọi người không hề nhận về bất kỳ khoản tiền nào cho các động tác mà mình sáng tạo ra, tôi nghĩ rằng chúng đều trở nên vô ích", MC Jaejae đưa ra quan điểm cá nhân khi cả bốn cô gái thừa nhận điều biên đạo Bae Yoon Jung từng phát biểu là sự thật.
Giải thích về điều này, Monika tiết lộ họ vốn có thể tự chủ động nộp bản quyền vũ đạo cho mình nhưng lại phân vân không biết liệu chúng được áp dụng như thế nào. Theo lời nữ vũ công, tính phong phú và đa dạng trong các động tác cùng với sự mơ hồ, không cụ thể về mặt luật pháp đã khiến quá trình ấy trở nên khó khăn hơn. Tất cả khách mời đều đồng tình rằng: " Nếu một chuyển động nào đó bị đạo nhái, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn. Nhiều người bắt đầu tìm cách đòi tiền bồi thường".
Theo quan điểm của Monika, nghệ sĩ có thể giúp các vũ công nhận được tiền bản quyền nếu đồng ý ký hợp đồng chia lợi nhuận khi biểu diễn một ca khúc cụ thể nào đó.
Mặt khác, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội thuận lợi giúp động tác vũ đạo bất kỳ trở thành xu hướng trên toàn cầu. Một trong số đó là hiện tượng "Hey Mama" do vũ công Noze tạo nên từ chương trình "Street Woman Fighter". Vốn đã thu hút nhiều sự chú ý ngay từ lúc xuất hiện, trào lưu này bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ hơn khi hàng loạt idol Kpop như Yeji (ITZY), Taeyong (NCT), Shindong (Super Junior), SinB và Umji (GFRIEND) hay Seulgi (Red Velvet)... đồng loạt tham gia cover cũng như mang nó lên nhiều chương trình truyền hình. Chính vì thế, MC cho rằng chủ nhân của "Hey Mama" chắc chắn sẽ kiếm được rất nhiều tiền nếu tiến hành đăng ký bản quyền. " Mỗi khi ai đấy sao chép động tác, bạn có thể nghe thấy tiếng tài khoản ngân hàng kêu ting ting", Jaejae hài hước. Tuy nhiên thực tế, đây là điều không hề dễ dàng.
Nổi tiếng là thế nhưng đoạn vũ đạo viral "Hey Mama" không đem lại cho nữ vũ công Noze bất cứ khoản tiền bản quyền nào.
Mặc dù luật bản quyền liên quan đến vũ đạo vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên Monika cho rằng nghệ sĩ có thể là những người giúp vũ công được trả công xứng đáng hơn. " Rất nhiều người đã cố gắng tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề tiền bản quyền một cách thích hợp. Theo tôi, đến thời điểm hiện tại, điều tốt nhất mà tôi nhận ra xuất phát từ sự cân nhắc của chính nghệ sĩ. Đơn cử như các vũ công ký hợp đồng khi làm việc với Justin Bieber sẽ nhận về một số phần trăm tiền bản quyền mỗi lúc anh ấy biểu diễn bài hát cụ thể nào đó. Nghe rất khả thi", Monika chia sẻ.
Neil Young xóa nhạc khỏi Spotify để phản đối Podcast của Joe Rogan Spotify sẽ xóa nhạc của Neil Young khỏi nền tảng của mình theo yêu cầu của ông. Neil phản đối tuyên bố của Joe Rogan về vaccine COVID-19 trên chương trình do Spotify làm. (Ảnh: The Times) Một đại diện của Spotify cho biết trong một tuyên bố với Variety: Chúng tôi muốn tất cả âm nhạc và nội dung âm thanh trên...