Nhạc sĩ An Thuyên thường viết nhạc sau khi xem bóng đá
Văn Mai Hương cho rằng, nhạc của An Thuyên là sự trải nghiệm nhẹ nhàng, dung dị qua ánh trăng, còn Đông Hùng cho biết thầy anh “toàn xem bóng đá xong ngồi viết nhạc”.
Các giọng ca trẻ đã có những chia sẻ trước thềm đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ An Thuyên tại Ninh Bình.
Đông Hùng: Nhạc sĩ An Thuyên xem bóng đá xong ngồi viết nhạc
Ca sĩ Đông Hùng gặp nhạc sĩ An Thuyên trong cuộc thi Sao mai điểm hẹn 2012. Ảnh: VTV
Tôi gặp nhạc sĩ An Thuyên trong cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2012. Ấn tượng đầu tiên của tôi về thầy là sự gần gũi. Tôi không có cảm giác thầy là một vị tướng trong quân đội mà giống như một người cha, người ông thân thiện. Thầy khen tôi hát hay, thầy bảo: “Đó là giọng nam hiếm của Hà Nội”. Tôi biết, lời khen của thầy là sự động viên, nhưng điều đó tiếp thêm động lực, nhiệt huyết và lửa nghề cho tôi trên con đường hoạt động nghệ thuật.
Thầy đối xử với mọi người bình đẳng, thầy định hướng phong cách, dòng nhạc phù hợp để tôi theo đuổi. Tôi may mắn được hát ca khúc Mảnh trăng cuối rừng của thầy, nhưng đó là lần cuối tôi được hát cho thầy nghe trước khi thầy về với cát bụi.
Tôi buồn và trách bản thân khi đám tang của thầy, tôi không đến được, sau đó khi có cơ hội ra Hà Nội, tôi liền đến nhà thầy và thắp nén hương tưởng nhớ thầy.
“Sinh lão bệnh tử” là quy luật của tạo hóa và thầy cũng không ngoại lệ, nhưng sự ra đi đột ngột của thầy khiến ai cũng tiếc thương vô hạn. Trong mắt tôi, thầy là người lạc quan, suy nghĩ mọi chuyện tích cực. Tôi hay hỏi thầy: “Tại sao thầy viết nhạc hay như vậy”, thầy cười sảng khoái: “Tao toàn xem bóng đá xong ngồi viết nhạc”.
Đối với tôi, thầy không phải là một vị tướng uy nghi, nghiêm khắc mà là một người ông có tình thương đặc biệt với con cháu. Tác phẩm của thầy có ca từ, giai điệu rất hay, phù hợp với đại chúng. Đó là lợi thế cho ca sĩ khi thể hiện cảm xúc của nhạc phẩm. Tuy nhiên, mỗi ca khúc của thầy lại có thang âm khác nhau, để thể hiện ra chất không phải chuyện không đơn giản. Tôi hay nghe những ca sĩ gạo cội hát rồi bắt chước, sau đó cố gắng mang một chút chất liệu riêng vào.
Trong đêm nhạc sắp tới, tôi thể hiện hai ca khúc thuộc hai màu sắc khác nhau, đó là bài Về miền Trung và Đi tìm bóng núi. Cả hai bài đều có những thang âm, luyến láy rất đặc trưng của vùng miền, chính vì vậy tôi phải cố gắng hết sức để truyền tải cảm xúc, thông điệp nhạc phẩm.
Video đang HOT
Văn Mai Hương: “Hát nhạc của thầy đòi hỏi người nghệ sĩ phải cao tay”
Văn Mai Hương từng là sinh viên của trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Ảnh: NVCC
Đối với tôi, nhạc sĩ An Thuyên là một tài năng của nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Thầy là người nhân hậu, luôn sống bằng tất cả trái tim và tình yêu của thầy lan tỏa đến những người xung quanh, vô cùng ấm áp.
Âm nhạc của thầy đậm chất dân ca miền Trung, giàu triết lý nhân sinh được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, ca từ tinh tế và chắt lọc, chính vì vậy đòi hỏi người nghệ sĩ phải rất cao tay khi thể hiện, nếu không sẽ làm hỏng ca khúc.
Khi hát nhạc của thầy, tôi cảm nhận được đó là tình người, tình đất trong mỗi không gian âm nhạc mà thầy gửi gắm. Sự trải nghiệm nhẹ nhàng được dung dị hóa qua ánh trăng, chiếc lá hay ngay cả một mặt sông phẳng lặng… tất cả những điều đó rất đỗi ý nghĩa, thấm thía và tạo nên sức hấp dẫn lâu bền trong âm nhạc của thầy.
PB Nation: “Bác Thuyên là người rất tuyệt vời trong âm nhạc”
Nhạc sĩ An Thuyên từng điện thoại cho PB Nation sau khi nghe xong bản remix Hà Nội mùa vắng những cơn mưa và Tăng ga. Ảnh: PB
Kỷ niệm ấn tượng nhất với nhạc sĩ An Thuyên chính là cuộc điện thoại của bác gọi cho PB Nation sau khi nghe xong bản remix Hà Nội mùa vắng những cơn mưa và Tăng ga. Với hai ca khúc này, bác góp ý, chỉnh sửa và động viên PB Nation rất nhiều. Bác là người đề cử ca khúc Tăng ga để chúng tôi có cơ hội tham gia chương trình Bài hát Việt. Mặc dù PB Nation không được giải, nhưng đó là động lực để 2 anh em sáng tác ca khúc Họavà nhận giải Bài hát sáng tạo của năm.
Sinh thời, nhạc sĩ An Thuyên rất thích nghe rap, bác thích cách hai anh em làm mới ca khúc Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, nên bác động viên chúng tôi: “Đã phá thế rồi sao không phá nốt, phá hết đi cho nó hay, nó mới”. Đó là câu nói mà PB Nation luôn ghi nhớ trong lòng, làm nguồn cảm hứng để tiếp tục công việc sáng tạo.
Nhạc sĩ An Thuyên là một người tuyệt vời trong âm nhạc, trong cách sống, cách làm việc. Chính vì vậy, được góp mặt trong đêm nhạc tưởng nhớ bác là niềm vinh dự lớn với PB Nation. Bác sáng tác nhạc ở nhiều thể loại khác nhau, nhưng chủ yếu mang âm hưởng dân ca và dân gian đương đại. Giai điệu trong âm nhạc của bác rất khác biệt, ca từ sâu sắc, có cốt truyện và cảm xúc rõ ràng.
Cái khó nhất của PB Nation là làm sao có thể dùng phong cách âm nhạc hip hop, R&B, electro để làm mới ca khúc của bác, nhưng vẫn truyền tải được chất dân gian và cảm xúc trong từng nốt nhạc. Tuy vậy, chúng tôi tự tin sẽ có những phần trình diễn tốt nhất.
Theo Zing
Cố nhạc sĩ An Thuyên trở về quê nhà trong tiếng nhạc ầu ơ
Với 15 ca khúc của nhạc sĩ An Thuyên, đêm nhạc "Neo đậu bến quê" là câu chuyện kể đầy xúc động về mẹ, về miền Trung, về quê hương với bóng núi, tre làng, dòng sông, bến đò.
Đêm nhạc tưởng nhớ An Thuyên do gia đình cố nhạc sĩ và người mến mộ tổ chức với tựa đề Neo đậu bến quê diễn ra vào tối 25/6 tại Nhà Văn Hóa Quân khu IV, Thành phố Vinh, Nghệ An - đây cũng là quê hương của tác giả Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác.
Trong chương trình, khán giả được thưởng thức những ca khúc làm nên tên tuổi của nhạc sĩ An Thuyên như Mẹ Việt Nam anh hùng, Về miền Trung, Chín bậc tình yêu, Em chọn lối này qua phần thể hiện của nhiều giọng ca trẻ như Vũ Thắng Lợi, Thành Lê hay Hồng Ngọc - Quán quân dòng nhạc nhẹ Sao mai 2015
Neo đậu bến quê giống như một đêm nhạc trở về - nơi mà nhạc sĩ An Thuyên được gặp lại những người mến mộ tại chính nơi ông sinh ra. Bà Ngô Huyền Lâm, vợ của cố nhạc sĩ An Thuyên nghẹn ngào chia sẻ: "Những ngày cuối cùng, trên bàn làm việc của ông vẫn còn một bài hát viết dở là Bao giờ về lại ao quê. Và hôm nay, gia đình chúng tôi đưa ông trở về".
Đông Hùng nhận nhiều tràng pháo tay của khán giả khi thể hiện Về miền Trung - một sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sĩ An Thuyên. Bản phối khí của Sơn Thạch giúp nam ca sĩ thăng hoa và mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Quang Linh góp mặt trong đêm nhạc với ca khúc làm nên tên tuổi của anh - Ca dao em và tôi. Cách hát thủ thỉ, ngọt ngào như kể chuyện và tâm sự của giọng ca trở thành điểm nhấn nổi bật cho Neo đậu bến quê.
Với hơn 15 ca khúc được lựa chọn để thể hiện trong đêm nhạc. Neo đậu bến quê thực sự là một câu chuyện kể về mẹ, về miền Trung, về quê hương với bóng núi, tre làng, dòng sông, bến. Trong tiếng "ầu ơ gọi những cơn mơ" mà các nghệ sĩ thể hiện, mọi người tin nhạc sĩ An Thuyên sẽ tìm được nẻo về
Giọng nói của An Thuyên nhiều lần vang lên, từ khi mở đầu cho đến những phút cuối của đêm nhạc: "Anh chàng nhà quê ra tỉnh, rồi lại từ tỉnh về làng quê. Đấy là con đường âm nhạc của tôi, ước mong của tôi là mang văn hóa xứ Nghệ để hòa lẫn văn hóa Việt Nam nói chung và những kiến thức nhân loại để có một tiếng nói" - giọng nói của cố nhạc sĩ cất lên trong cảm xúc nghẹn ngào của nhiều khán giả.
Vào ngày 2/7 tới đây, đêm nhạc thứ 2 tưởng nhớ nhạc sĩ An Thuyên với chủ đề Trăngđược tổ chức tại không gian chùa Bái Đính, Ninh Bình với sự tham gia của giọng ca nổi tiếng như như Thanh Lam, Tấn Minh, Trọng Tấn, Lan Anh, Phương Thảo, Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng M-TP, Uyên Linh, Văn Mai Hương.
Theo VNE
Đông Hùng hát về đất nước trong mắt người lính phi công Trong bản phối mới của nhạc sĩ Thanh Phương, ca sĩ trẻ Đông Hùng sẽ mang lại một màu sắc, diện mạo mới cho ca khúc "Hà Tây quê lụa" vốn gắn liền với tên tuổi của NSND Quốc Hương. Giai điệu tự hào tháng 6 với chủ đề Những trang viết sót lại sẽ là câu chuyện âm nhạc về những trang...