Nhắc phụ huynh rèn chữ cho con, cô giáo đứng hình với câu trả lời của người mẹ
Quan điểm của bà mẹ ‘chỉ cần học tốt Toán, chữ xấu cũng được’ khiến cư dân mạng được một phen tranh cãi dữ dội.
‘Nét chữ, nết người’ là quan niệm từ xa xưa của ông cha ta cho thấy tầm quan trọng của việc luyện viết chữ đẹp có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng, hình thành nhân cách mỗi con người. Chính vì thế, ở bậc tiểu học đi liền với việc học bảng chữ cái là việc rèn luyện chữ viết. Do đó mới có các bài tập về chính tả cho học sinh.
Tuy nhiên, mới đây một quan điểm của phụ huynh liên quan đến vấn đề rèn luyện chữ viết của trẻ gây tranh cãi dữ dội. Cụ thể, bài viết được đăng trên Diễn đàn Toán học Việt Nam chia sẻ đoạn hội thoại giữa cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh. Cô giáo khen học sinh làm Toán thì ổn nhưng tiếng Việt còn kém, nhất là ‘chữ viết còn gãy không được đều nét, gia đình chú ý cho cháu tập viết thêm ở nhà nhé’.
Câu trả lời của người mẹ gây nhiều tranh cãi.
Vậy nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, phụ huynh sẽ hỏi han thêm về tình hình chữ viết của con, đồng ý cho con tập viết thêm thì người mẹ này lại có phản ứng hoàn toàn ngược lại. Vị phụ huynh vô tư nhắn với cô giáo: ‘Toán ổn là được. Sau này dùng điện thoại với máy tính chủ yếu là gõ nên không cần lo chữ xấu’.
Sau khi đăng tải, quan điểm này của phụ huynh ngay lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng. Đa số mọi người đều cho rằng bà mẹ này suy nghĩ quá thiển cận. Không phải bỗng dưng mà ông bà ta có câu ‘nét chữ, nết người’. Việc rèn chữ đẹp còn là cách rèn luyện cho trẻ sự kiên nhẫn, tính cẩn thận. Thậm chí, nhiều người còn quan niệm nhìn vào chữ viết là có thể đánh giá được tính cách con người.
Việc rèn luyện chữ viết còn giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn và tác phong làm việc cẩn thận. (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
‘Ông cha ta dạy rồi: Nét chữ nết người. Cốt yếu của việc rèn chữ không phải là để lớn lên viết đẹp. Rèn chữ là rèn tính cẩn thận, sự khéo léo, tính tập trung, lòng kiên nhẫn. Nói như phụ huynh này thì thiết nghĩ Bộ giáo dục nên đưa môn gõ bàn phím vào dạy riêng cho con vị’ – tài khoản L.T.L nêu quan điểm.
‘Không tự nhiên các cụ nói nét chữ nết người, lúc bé mà đã không kiên trì luyện tập, thích nguệch ngoạc quen thì lớn lên tính cách còn phát triển nữa, lúc đó ra sao?’ - tài khoản B.T bày tỏ.
Trong khi đó cũng có ý kiến cho rằng, quan điểm của phụ huynh này cũng không hẳn là sai, chỉ là cách truyền đạt có phần thẳng tính quá. Hiện nay, khối lượng môn học của trẻ rất lớn nên việc rèn luyện chữ viết có thể giảm bớt để giảm thêm áp lực học hành cho trẻ. Nhưng tất nhiên vẫn cần rèn cho con viết chữ cẩn thận, dễ đọc.
Một số ý kiến bình luận của cư dân mạng về vấn đề này.
‘Đồng ý với phụ huynh một phần là có thể giảm bớt áp lực cho con. Nhưng việc rèn chữ vẫn cần thiết cho các bé, là một cách rèn luyện sự tập trung, sự khéo léo của tay, tính cẩn thận và trách nhiệm. Đương nhiên là chúng ta không yêu cầu con phải viết đẹp để đi thi chữ đẹp’ – tài khoản S.B bình luận
‘Thật ra rèn chữ đẹp là tốt nhưng chẳng may chữ không đẹp thì cũng không có gì nghiêm trọng cả. Chữ viết rõ ràng, đọc được là được. Quan trọng rèn tư duy và đạo đức. Không bất đồng với quan điểm của mẹ này nhưng đang trao đổi với cô giáo của con mà nói vậy cô nghe cũng chán’ – tài khoản T.N.L chia sẻ.
"Liên hoàn phốt" về 1 trường hot ở Hà Nội: Hết bị tố mắng phụ huynh, quản lý học sinh hà khắc đến lùm xùm về bức tâm thư "đẫm nước mắt"
"Drama" dường như chưa có hồi kết khi một loạt cựu học sinh liên tục nhắc lại những câu chuyện gây xôn xao về ngôi trường này.
Một trường tư thục nổi tiếng ở Hà Nội thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm mạng xã hội khi liên tục được "nêu tên" trong các hội nhóm của học sinh, sinh viên. Trong đó, gây chú ý là chia sẻ của nhiều cựu học sinh về cách quản lý hà khắc, thái độ thiếu tôn trọng của cô phó hiệu trưởng với phụ huynh và học sinh hay cả giáo viên kỳ cựu trong trường khiến dư luận phải "lắc đầu, lè lưỡi".
Nhiều người cho rằng, nghiêm khắc, quy tắc là điều cần thiết, tuy nhiên có những trường hợp nếu xử lý cứng nhắc, thiếu tế nhị... sẽ là một vết sẹo đeo bám cuộc đời học sinh mình mãi mãi.
Mới đây, cư dân mạng lại tiếp tục "đào" lại những câu chuyện xôn xao dư luận của ngôi trường này. Trong đó, lời tố "đẫm nước mắt" của phụ huynh có con học ở trường (sau đó đã chuyển đi) cách đây 4 năm cũng được dân tình đem ra mổ xẻ.
Lời tố "đầy nước mắt" của phụ huynh có con học ở trường (sau đó đã chuyển đi) cách đây 4 năm cũng được dân tình đem ra mổ xẻ.
"Chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt"
Bức tâm thư của chị G.H (Hà Nội) đã nhận được hàng nghìn bình luận, sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với học sinh và giáo viên của trường qua nhiều thế hệ. Xuyên suốt bức thư là sự bức xúc của chị về cách giáo dục của cô giáo chủ nhiệm, cũng như Ban giám hiệu Nhà trường. Chị H.G nhấn mạnh: "Cô giáo chủ nhiệm đang duy trì một lối giáo dục hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt".
"Sau hai học kỳ trải nghiệm ở trường mới, từ tâm trạng háo hức, con thường về nhà với sự buồn bã, lo âu. Cô chủ nhiệm tự "khoe" là người nghiêm khắc nên được trường "ưu ái" để trị những lớp có học sinh chưa ngoan. Phụ huynh trong lớp lần lượt trở thành tội đồ khi bố mẹ liên tục bị mời lên, còn các con liên tục phải viết kiểm điểm và chịu mọi hình thức phạt của nhà trường" , đó là một phần trong bức tâm thư chị H.G viết.
"Chúng tôi không nói ngoa đâu. Bản thân tôi đã dự 3 cuộc họp phụ huynh của lớp và chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi cô giáo chủ nhiệm... Ngay như việc, các con đi học trễ 5 phút thì coi như "chết với cô". Còn cô, vẫn bỏ dạy cả tiết học không rõ lý do thì coi như chả có chuyện gì".
Chị H cũng đặt câu hỏi: "Cô giáo chủ nhiệm đã khi nào nói chuyện với các con như một người mẹ chưa, đã bao giờ tâm sự để nghe chúng trải lòng chưa hay chỉ "phạt, phạt, kiểm điểm và yêu cầu gia đình chuẩn bị tinh thần rút hồ sơ để chuyển trường cho con" (đuổi học). Mệt mỏi lắm cô ạ".
Một phần của bức tâm thư từng gây xôn xao của phụ huynh H.G.
Theo những gì chia sẻ, sau khi gửi tâm thư, chị G.H nhận được lời mời hẹn gặp với cô hiệu phó. Nhưng kết quả lại không hề như những gì mong đợi, thậm chí là có phần tệ hại hơn khi con gái chị trở thành "tầm ngắm". Cô đáp: "Chúng tôi không bắt buộc con chị phải học ở đây. Chị hoàn toàn có thể chuyển cho con sang môi trường khác. Tôi có thể đưa ra cho chị vài gợi ý...". Cô giáo chủ nhiệm cũng chốt một câu: "Tôi cũng có quyền từ chối dạy học sinh nào mà tôi không thích".
Sau những chia sẻ "đẫm nước mắt" của chị H.G, rất nhiều phụ huynh có con đang học ở trường đã lên tiếng và chia sẻ những quan điểm trái chiều về phương pháp giáo dục ở đây. Nhiều người cho rằng, nếu học sinh cứ sai là bắt viết bản kiểm điểm, thậm chí dọa đuổi học là quá khiêm khắc, đến mức khắc nghiệt, gây áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người cho rằng, mỗi ngôi trường có tiêu chí, phương châm giáo dục khác nhau và sự nghiêm khắc với học sinh là cần thiết.
"Các em được rèn tính kỷ luật tốt sau này ra đời ắt hẳn dễ thành công. Phụ huynh không nên xót con, động tí là làm toáng lên khiến giáo viên không dám dùng biện pháp kỷ luật. Kỷ luật là cần thiết để trẻ trưởng thành" , một phụ huynh nêu quan điểm.
Hiện những câu chuyện liên quan đến ngôi trường này vẫn được bàn tán liên tục trên mạng xã hội.
Vụ phụ huynh xôn xao vì cô giáo yêu cầu "đọc thông, viết thạo" trước khi vào lớp 1: Trưởng phòng GD&ĐT nói gì? Liên quan đến vụ việc, trưởng phòng GD&ĐT đã có phản hồi. Gần đây một phụ huynh đã bức xúc khi cô giáo chủ nhiệm lớp 1 yêu cầu các con phải học "cấp tốc" tiền lớp 1 để làm sao vào năm học mới các con biết đọc, biết viết. Người này cho biết cháu của cô đăng ký vào lớp 1...