Nhạc phim truyền hình: “Sứ giả” dẫn lối cảm xúc
Nhiều năm trở lại đây, ca khúc trong phim truyền hình đã và đang tạo được hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khán giả.
Không ít ca khúc đã có đời sống riêng vượt ra ngoài tác phẩm và gắn bó lâu dài, bền chặt trong lòng công chúng.
“Nếu một ngày” là ca khúc chủ đề của bộ phim truyền hình “Hãy nói lời yêu” do ca sĩ Ngọc Anh thể hiện
Tỷ lệ thuận cùng chất lượng các bộ phim truyền hình, ca khúc thể hiện trong phim ngày càng có sự đầu tư, trau chuốt trong từng ca từ, nốt nhạc. Khi giai điệu vang lên khán giả đã biết ngay đó là phim nào. Rất nhanh có thể kể đến Tìm lại lời ru trong phim Lời ru mùa đông, Nơi xa cuối trời phim Yêu đến tận cùng , Tình yêu muộn màng phim Hướng dương ngược nắng … của nhạc sĩ Lê Anh Dũng. Cảm ơn con nhé trong bộ phim “quốc dân” Về nhà đi con là một ví dụ về sự thành công, mới chỉ phát sóng được một vài tập, ca khúc chủ đề của nhạc sĩ Quốc An đã nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả. Giai điệu tha thiết, ca từ gần gũi, mộc mạc thể hiện tình cảm của người cha dành cho con với bao chan chứa xúc động đã chạm tới trái tim công chúng. Với hàng chục ngàn lượt nghe trên YouTube, không quá khi nói ca khúc đã góp phần làm nên thành công của một bộ phim “đình đám”.
Những ngày tháng 6 vừa qua, khi tung ra MV ca khúc Nếu một ngày là bài hát chủ đề của phim Hãy nói lời yêu, ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh bày tỏ: “Tôi muốn chắp cánh để ca khúc có thể bay xa hơn, sống dài lâu hơn. Tôi không dám nghĩ rằng ca khúc có thể trở thành “hit”, nhưng tôi tin nó sẽ được đông đảo khán giả yêu thích”. Hay gần đây, công chúng yêu phim truyền hình rất thích thú khi nữ diễn viên Thanh Hương – đảm nhận vai nữ chính Mỹ Lệ trong Mùa hoa tìm lại - khoe giọng hát của mình qua ca khúc nhạc phim. Không quá đầu tư vào khâu hình ảnh hay truyền thông nhưng rõ ràng việc chỉn chu trong giai điệu và cẩn trọng trong việc chọn lọc câu từ, bài hát đã khắc họa chân thực số phận của nhân vật nữ chính. Trước sức hút của ca khúc với khán giả, diễn viên Thanh Hương xúc động: “Hát ca khúc này như hát về chính cuộc đời của mình”.
Nói như thế để thấy rằng, để nâng cao chất lượng phim truyền hình thì nhạc phim là yếu tố quan trọng không thể tách rời, thứ “gia vị” đặc biệt này góp phần đưa bộ phim tới gần khán giả hơn. Khi giai điệu của ca khúc cất lên, khán giả mường tượng được câu chuyện với những nhân vật của bộ phim đó. Không ít lần các nhà sản xuất còn tung ca khúc ra trước để thu hút sự quan tâm của khán giả trước khi phim lên sóng.
Dù rằng chất lượng nhạc phim truyền hình Việt Nam trong thời gian gần đây đã có sự khởi sắc đồng đều nhưng từ góc nhìn của những người trong cuộc thì vẫn còn nhiều điều mà nhạc phim vẫn đang thiếu và yếu. Sẽ có hai lựa chọn cho ca khúc chủ đề của một bộ phim truyền hình: Sáng tác mới hoặc chọn ca khúc có sẵn từ trước phù hợp với nội dung. Thông thường đạo diễn và nhà sản xuất sẽ yêu cầu sáng tác mới để chuyển tải được đầy đủ nội dung và thông điệp tác phẩm truyền hình. Từ thể loại âm nhạc, cách hòa âm, nội dung lời hát đến ca sĩ thể hiện… đều luôn phải đặt tiêu chí phù hợp với nội dung lên hàng đầu và tuyệt đối không phạm đến các vùng cấm. Nhạc sĩ Lê Anh Dũng chia sẻ: “Đây là kỹ năng mà không phải bất cứ nhạc sĩ, người viết ca khúc nào cũng làm được. Thực tế đã chứng minh điều đó khi trước đây tôi đã có vài lần thử hợp tác với các nghệ sĩ, nhạc sĩ không phải là chuyên về dòng ca khúc, nhạc phim, tuy nhiên đều không thực hiện được bởi công việc sáng tạo tác phẩm mới theo định hướng và nội dung có sẵn hoàn toàn không hề đơn giản và dễ dàng”.
Rõ ràng, với xu thế phát triển trong lĩnh vực phim truyền hình cùng sự đổi thay hằng ngày của xã hội, cụm từ “ngon-bổ-rẻ” không còn phù hợp nữa. “Tiền nào của nấy” là tư duy hiện đại và chuẩn xác, muốn có sản phẩm tốt thì phải có mức đầu tư phù hợp trong tất cả các khâu sản xuất để cấu thành một bộ phim hay, chất lượng tốt. Nhạc sĩ Lê Anh Dũng bày tỏ: “Các nhà sản xuất, nhà làm phim nên chú trọng nhiều hơn đến việc sáng tác nhạc phim nói chung và sáng tác ca khúc cho phim truyền hình nói riêng bởi âm nhạc là loại hình nghệ thuật chạm đến cảm xúc nhanh nhất, nó sẽ đẩy giá trị bộ phim lên một tầm cao mới khi có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Đồng thời các tổ chức, hiệp hội nghề chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh cần ghi nhận về sự cống hiến, đóng góp cho xã hội đối với tác phẩm nghệ thuật của các nhạc sĩ sáng tác nhạc phim truyền hình bởi nó là sản phẩm sáng tạo hữu hình sẽ tồn tại và song hành trong cuộc sống”.
Xúc động xem MV nhạc phim "Bố già" do Trấn Thành đích thân viết lời, Ali Hoàng Dương thể hiện đầy cảm xúc
Ca khúc nhạc phim này đã được chính Trấn Thành viết lại lời mới, trở thành "Cha già rồi đúng không" phiên bản "Bố Già".
Từng được giới thiệu tại buổi ra mắt dự án và tạo nên những ấn tượng rất mạnh mẽ cho khách mời có mặt, thậm chí khiến Trấn Thành bật khóc ngay tại họp báo, ê-kíp " Bố Già " bản điện ảnh đã chính thức tung MV nhạc phim đầu tiên "Cha Già Rồi Đúng Không" với phần thể hiện của Ali Hoàng Dương.
"Cha già rồi đúng không" - Ali Hoàng Dương
"Cha Già Rồi Đúng Không" là một sáng tác của Phạm Hồng Phước và được chính "cha đẻ" thể hiện dựa trên một phần câu chuyện của bản thân. Bài hát vừa kể lại câu chuyện hẹn hò tuổi thanh xuân của cha mẹ anh, lại vừa nói lên những kí ức đẹp của anh với cha mình. Với những dòng cảm xúc chân thực đó, bản nhạc đậm chất Pop-Ballad nhanh chóng đánh chiếm trái tim của không ít người. Chính vì vậy Ali Hoàng Dương cũng đã bày tỏ sự lo lắng khi được giao thể hiện ca khúc này.
"Thành thật mà nói, Ali cũng cảm thấy rất lo lắng bởi vì tác giả của bản nhạc đã tạo nên cái hồn và sức sống cho nó rồi. Tuy nhiên, khi được nghe những giai điệu đầu tiên của bài hát, mọi thứ từ ca từ lẫn cái tình trong bản nhạc này đều chạm mạnh đến trái tim của Ali và mình thực sự rất muốn được thể hiện ca khúc này" - Ali Hoàng Dương chia sẻ.
Mặt khác, ca khúc này đã được chính Trấn Thành viết lại lời mới, trở thành "Cha già rồi đúng không" phiên bản "Bố Già". Nếu như bản gốc chinh phục khán giả bằng câu chuyện đậm tính cá nhân và riêng tư của tác giả Phạm Hồng Phước, thì phiên bản mới sẽ đem lại những tâm sự mà bất cứ người con nào cũng sẽ trải qua khi bước vào tuổi trưởng thành và ngỡ ngàng nhận ra người đã từng là "anh hùng bất bại" đã "mắt kém, tay chân thì run", tấm lưng quen thuộc mình từng nấp sau trên chiếc xe máy cọc cạch nay đã nhỏ bé hơn rất nhiều. Trấn Thành đã thổi vào ca khúc những tâm sự và tình cảm day dứt từ những ca từ đầu tiên dành cho cha, để rồi trào dâng cảm xúc vào đoạn cuối bài với phần thể hiện bùng nổ của Ali Hoàng Dương.
Ngoài ra, Ali Hoàng Dương từng chia sẻ trong buổi họp báo rằng anh đã không còn được hỏi câu hỏi "cha già rồi đúng không". Lá thư cuối MV anh viết cho cha cũng khép lại những tâm tư mà một người con trai thường khó tỏ bày cho cha của mình. Anh cho rằng cũng chính vì vậy dù cho thể hiện ca khúc này bao nhiêu lần đi nữa, sự xúc động lẫn nghẹn ngào của anh cũng hệt như lần đầu được nghe và hát "Cha Già Rồi Đúng Không".
Theo nhà sản xuất phim, việc ra mắt MV "Cha Già Đúng Không" - bản OST đầu tiên của dự án cũng chính là món quà mà ê-kíp mong muốn gửi tặng đến khán giả đã và sẽ đồng hành cùng mình trong suốt dự án. Trấn Thành chia sẻ, ca khúc này và "Bố Già" bản điện ảnh không chỉ là câu chuyện mang theo hồi ức đẹp nhất của gia đình, những hình ảnh mà ai cũng có thể thấp thoáng chính ba mẹ mình trong đó mà đây còn là những câu chuyện về sự trân trọng được chuyển tải đến trái tim khán giả theo cách sâu sắc và chân thành nhất.
Đừng Gọi Anh Dậy của Phúc Du - điểm "chạm" không phô diễn, chân thành và đúng tên cảm xúc Không quá buồn bã tâm trạng, cũng không quá bùng nổ mạnh mẽ, Phúc Du đem được cái thô ráp của hip hop vào một bản nhạc nhiều tâm tư để biến Đừng Gọi Anh Dậy trở thành một Trạm Cảm Xúc đúng nghĩa mà người nghe nhạc cần. Trạm Cảm Xúc đã đi qua 6 điểm, nhưng chưa có điểm nào thực...