Nhắc nhở tình trạng lãng phí mua sắm thiết bị dạy học
Bộ GD-ĐT vừa chấn chỉnh việc mua sắm thiết bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục đào tạo và địa phương khi để xảy ra các trường hợp mua thiết bị công nghệ thông tin không đồng bộ và thiếu các phần mềm ứng dụng phù hợp; mua sắm mới các thiết bị trong khi chưa có người đủ kiến thức, khả năng để vận hành và khai thác sử dụng.
Đặc biệt, có trường hợp huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh để mua sắm thiết bị trái quy định. Theo Bộ GD-ĐT, các hạn chế nêu trên dẫn đến việc khai thác sử dụng thiết bị kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư; gây bức xúc trong ngành và trong nhân dân.
Duy Anh
Theo ANTD
Video đang HOT
Gia tăng nhanh nhóm lớp mầm non tư thục: Bấp bênh độ tin cậy
Một phường có thể có tới 30 nhóm lớp mầm non tư thục, trong khi cán bộ phòng giáo dục phụ trách mầm non ít, không kham nổi việc kiểm tra. Chủ nhóm lớp chỉ phải qua 30 ngày bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo viên tỉnh ngoài làm việc bấp bênh... Đây là nỗi lo của các nhà quản lý trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an toàn của trẻ mầm non.
Hà Nội có tới 15% số trẻ đang học tại các cơ sở mầm non tư thục
Quy định về chủ nhóm lớp quá dễ
Trước nhu cầu thực tế lớn, các nhóm lớp mầm non tư thực được thống kê cho thấy sự gia tăng khá nhanh của mô hình này. Là địa bàn tập trung tới 65% trẻ mầm non học tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, Phó trưởng Phòng GD-ĐT Cầu Giấy, bà Nguyễn Thị Minh Xuyến cho biết, toàn quận có tới 112 nhóm lớp mầm non tư thục trên 8 phường, phường ít nhất 8 nhóm, nhiều nhất 30 nhóm. "So với năm trước, quận đã tăng 17 nhóm lớp" - bà Xuyến cho biết.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của loại hình trông trẻ này, đại diện Phòng GD-ĐT quận Hà Đông đã phải thốt lên: "Hà Đông dành hơn 50% thời gian cho quản lý mầm non ngoài công lập song vẫn thấy mối lo tiềm ẩn". Không lo sao được khi theo quy định của Bộ GD-ĐT, chủ nhóm lớp này chỉ cần tốt nghiệp THCS và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ không quá 30 ngày. Vậy mà yêu cầu về nghiệp vụ đối với bậc học mầm non là quan trọng nhất khi liên quan trực tiếp tới độ an toàn của trẻ. "Giáo viên ngoài công lập thường là từ tỉnh ngoài về, không toàn tâm toàn ý cho công việc, vị trí lại khá bấp bênh, nên khả năng xử lý tình huống không đáng tin cậy" - đại diện phòng GD-ĐT quận Hà Đông phân tích.
Chia sẻ về khó khăn trong việc quản lý các cơ sở mầm non tư thục, bà Trần Thị Lan Anh, chuyên viên phòng GD-ĐT quận Tây Hồ kể lại, từng có trường hợp chủ trường một cơ sở mầm non quốc tế trên địa bàn quận 2 năm nay không có mặt tại Việt Nam. Để kiểm tra những cơ sở này không hề dễ dàng: "Nhiều khi đến kiểm tra nhưng nếu không có công an đi cùng thì không vào được trường".
Chuyện về những nhóm lớp mọc ra tự phát từ những chủ cơ sở làm đủ ngành nghề cũng được phản ánh. "Vì quy định về chủ nhóm lớp quá dễ nên có những cơ sở mầm non tư thục chủ lớp bán thịt lợn, chủ lô đề cũng có thể lấy chứng chỉ về mở nhóm lớp" - bà Trần Thị Lan Anh cho biết. Cũng theo vị chuyên viên này, chủ nhóm lớp nếu trực tiếp quản lý nuôi dạy trẻ phải có chuyên môn về sư phạm mầm non ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Chia sẻ gánh nặng quản lý
Trước thực trạng không thể quản lý hết các nhóm lớp mầm non tư thục khi đã phân cấp về các quận, huyện, nhiều địa phương đã phải đưa ra mô hình phối hợp để khắc phục. Bà Nguyễn Thị Minh Xuyến cho biết, Phòng GD-ĐT Cầu Giấy đã phân công các trường mầm non công lập trên địa bàn tham gia quản lý các nhóm lớp mầm non tư thục, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng trường mầm non công lập Trung Hòa, bà Nguyễn Thúy Thuận được phân công quản lý 13 trên tổng số 27 nhóm lớp mầm non tư thục đang hoạt động trên địa bàn phường. Cũng chính từ các cuộc kiểm tra, rà soát nhóm lớp tư thục, ban giám hiệu nhà trường đã kiến nghị nhiều cơ sở khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất cũng như chuyên môn nghiệp vụ. "Có nhiều cơ sở do thuê nhà dân nên cầu thang rất dốc, lan can thưa, nguy hiểm cho trẻ. Hay các khu vệ sinh đều không phù hợp với lứa tuổi, bếp ăn nhỏ hẹp, không thông thoáng... Những vấn đề này đều được chúng tôi nhắc nhở để các chủ nhóm lớp khắc phục, đảm bảo an toàn cho trẻ" - bà Nguyễn Thúy Thuận cho biết.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo môi trường giao lưu học hỏi đối với các cơ sở mầm non tư thục, bà Trần Hải Yến, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Hòa cho rằng cần có sự tham gia của địa phương bởi đây chính là cách để đảm bảo quyền lợi của người dân khi các cơ sở này hàng ngày chăm sóc, trông giữ con em mình, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập khi nhu cầu gửi trẻ vào các cơ sở này ngày càng cao.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định năm học này Hà Nội sẽ tập trung vào việc kiểm tra nhóm lớp mầm non tư thục với mục tiêu thành lập ban kiểm tra liên ngành, kiểm tra 100% trường, nhóm lớp trên địa bàn. Các cơ sở cần thực hiện cam kết công khai 3 nội dung: chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai về thu chi tài chính.
Vinh Hương
Theo ANTD
Bài thơ tiếng dân tộc thiểu số của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trong thời kỳ hoạt động ở Cao Bằng năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sáng tác nhiều thơ ca phục vụ cách mạng bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng hình ảnh và những cống hiến của ông với nhân dân, với đất nước Việt Nam vẫn còn mãi...