Nhắc nhở Phật tử sống có trách nhiệm, lợi đạo ích đời
Sáng 24-5, tại chùa Quán Sứ – Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557, dương lịch 2013.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phóng sinh cầu quốc thái, dân an tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Sau các nghi thức tôn giáo, dâng hoa chúc mừng Phật đản, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự đã tuyên đọc thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi tăng ni, cư sĩ, Phật tử Việt Nam trong nước và nước ngoài.
Thông điệp nhắc nhở tăng ni, cư sĩ, Phật tử tinh tấn, nỗ lực trong tu tập Pháp hành, trau dồi Giới – Định – Tuệ, xứng đáng là bậc gương mẫu, phạm hạnh trong xã hội, thực hiện tốt công tác Phật sự lợi đạo ích đời, đó chính là tâm hương kính dâng lên Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni. Thông điệp chỉ rõ mỗi con người sống có trách nhiệm với đất nước là thể hiện lòng tôn kính Đức Từ Phụ và đền đáp bốn ân trong muôn một.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại lễ, đã gửi lời chúc sức khoẻ tới các chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, đại diện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài, đại diện Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức tôn giáo cùng đông đảo đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng chúc Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557 – Dương lịch 2013 cùng những Phật sự trọng đại khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành tựu viên mãn.
Phó Thủ tướng khẳng định: Đại lễ Phật đản không chỉ là sự kiện tôn giáo quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân theo đạo Phật ở Việt Nam mà còn là một lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới. Trong thực hành giáo lý và thể nhập cuộc sống, đạo Phật đã chủ trương “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần ấy của hàng ngàn năm lịch sử Phật giáo đã bén rễ và ăn sâu vào văn hóa Việt Nam. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, tinh thần ấy đã dung nhập một cách trọn vẹn trong phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra và quyết tâm thực hiện trong hơn 30 năm qua. Đó không chỉ là minh chứng xác đáng cho sự gắn bó giữa Phật giáo và dân tộc mà còn thể hiện sinh động cho sự gắn bó giữa đạo với đời, giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Theo ANTD
Lần đầu công bố ảnh về cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo 1963
Cuộc triển lãm ảnh tư liệu "Lửa từ bi" nhằm tưởng niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) vừa diễn ra tại Huế đã khiến người xem xúc động.
Những năm toan tính xâm lược Việt Nam, Mỹ đã phản đối, đàn áp đạo Phật khốc liệt. Trước tình thế nguy cấp, nhiều vị Chư Thánh Tăng Ni vị pháp đã anh dũng tự thiêu thân cũng như các Chư anh linh Thánh Tử Đạo đã hy sinh vì Đạo pháp và đại nghĩa dân tộc.
Một góc triển lãm
1963 là năm chứng kiến đầy những sự kiện. Chính sự xả thân chiến đấu quả cảm của đạo Phật đã khiến tổng thống Mỹ phải xem lại những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Tạo đà tinh thần cho những phong trào đấu tranh của Đảng ta cho đến ngày hoàn toàn giải phóng đất nước sau đó 12 năm.
Triển lãm với hơn 80 bức ảnh diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15 Lê Lợi, TP Huế) từ 17-24/5 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức, là hoạt động đầy ý nghĩa khi nhắc lại một thời đạo Phật tại Huế, Sài Gòn và nhiều nơi trên cả nước chiến đấu quả cảm, kiên cường đến thế.
Video đang HOT
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, những hình ảnh tư liệu đầy xúc động công bố đến đồng bào Phật tử ở Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.
Cuộc diễu hành rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm (Huế), khi gần đến chùa Từ Đàm thì biểu ngữ được trưng ra trong đoàn rước Phật (8/5/1963)
Đài Phát thanh Huế dưới chân cầu Trường Tiền ngày 8/5/1963- ngày xảy ra cuộc thảm sát các phật tử. Hiện tại địa điểm này đặt đài Thánh tử vì đạo.
Những nạn nhân của cuộc thảm sát này
Có những em bé còn rất nhỏ tuổi là nạn nhân
Hàng trăm Tăng Ni bị bắt giữ tại An Dưỡng Địa, khi được thả và đưa về chùa Xá Lợi ngày 20/7/1963
Biểu tình, tuyệt thực của Tăng Ni và Phật tử diễn ra khắp nơi trên cả nước Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở Sài Gòn và Huế
5 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam, quan trọng nhất là yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật Giáo
Ngày 11/6/1963 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm Quí Mão), tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn, (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, Đại đức Thích Chơn Đức tưới xăng lên đầu và mình hòa thượng Thích Quảng Đức. Sau khi bật lửa tự thiêu, người của hòa thượng Thích Quảng Đức cháy như một ngọn đuốc sống. Lửa vẫn tiếp tục cháy và ngài vẫn an nhiên trong thiền định. Cuối cùng thì ngài từ từ ngã xuống .
Bức ảnh của M.Browne gây xúc động đến mức tổng thống Mỹ John F.Kennedy phải thốt lên "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc đến thế!". Tổng thống đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại sứ Henry Cabot Lodge qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn
Đại đức Thích Thiện Mỹ, thế danh Hoàng Miều tự thiêu lúc 10h30' ngày 27/10/1963 trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
HT. Thích Huyền Quang và quả tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức. Sau khi trà tỳ, đốt lại với nhiệt độ 4.000 độ vẫn không cháy
Cuộc biểu tình của đồng bào phật tử và SV,HS trước chợ Bến Thành Sài Gòn. Cảnh sát chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắn chết nữ sinh Quách Thị Trang
Hàng vạn Tăng Ni và đồng bào Phật Tử ngồi lặng im tuyệt thực cầu nguyện cho sự bình đẳng tôn giáo. Trích trong báo ảnh "Cuộc tranh đấu lịch sử của Phật giáo Việt Nam" của Nam Than, in năm 1964
Hình ảnh những tăng ni, phật tử đã hy sinh vì đạo phật
Ngày 18/8/1963 - ngày tuyệt thực tại chùa Xá Lợi, Thượng tọa Trí Quang và Pháp Tri trước sự hân hoan của hàng ngàn Phật tử Sài Gòn
SV Y khoa chào mừng GS.Phạm Biểu Tâm- ĐH Y khoa được trả tự do sau khi bị bắt
Cảnh sát chính quyền Ngô Đình Diệm bắt các tu sĩ Phật giáo đưa lên xe, trong khi họ biểu tình đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo - ngày 17/7/1963
Các tín đồ Phật Giáo đang biểu tình bị quân đội Ngô Đình Diệm ngăn chặn bằng dây kẽm gai. Hai bên đang giành giựt dây kẽm gai
Cảnh sát chính quyền Diệm đàn áp Phật tử và SV,HS biểu tình giai đoạn 1963 tại thành phố Sài Gòn
Đoàn biểu tình của Tăng Ni và Phật tử ngồi tại chỗ- khi quân đội và cảnh sát chặn lại trên đường đi, năm 1963 (ảnh của Corbis)
Theo Dantri
Đại hội VII Đại biểu Phật giáo toàn quốc: "Kế thừa - Ổn định - Phát triển" Chiều nay 16/11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương trình Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 21-24/11, với chủ đề "Kế thừa - Ổn định - Phát triển". Chủ trì buổi họp báo có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội...