Nhắc nhở ngưng làm ồn trong rạp phim, cặp đôi trẻ bị mắng “trẻ trâu”, dân mạng ra tay truy tìm nhóm người ngang ngược
“Các anh chị tận 6, 7 người nói chuyện và cười rất to, lại còn chồm xuống nói chuyện với nhau. Bạn trai mình thì nóng tính, nhắc im lặng xong thì các chị gái giãy nảy lên, cự lại và bảo hôm nay xui gặp trẻ trâu”.
Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ theo dõi, thành viên L.T.H đã được dịp chia sẻ câu chuyện đi xem phim đầy bi đát của bản thân. Nói đến đây, hẳn nhiều người sẽ nghĩ, lại là văn hóa xem phim trong rạp chứ chẳng còn chủ đề gì khác. Thật vậy, chọn xem phim vào ngày đầu tuần để có thể tìm cho mình cảm giác thoải mái khi rạp vắng, nhưng không, thành viên này cùng người yêu của mình đã vấp phải sự quấy rối của một nhóm người.
“Chắc hẳn mọi người ở đây đi xem phim đều gặp ít nhất 1 lần bị gây ồn rồi nhỉ! Chuyện là mình với bạn trai đi xem Aquaman ở CGV Bình Tân. Vì bọn mình là freelancer nên không bó buộc giờ giấc và nghĩ là thứ hai đi xem phim thì sẽ vắng. Vâng mặc dù vắng nhưng vẫn không tránh được sự đen. Các anh chị đây vào rạp ngồi kế tụi mình, ngồi cả hàng dưới nữa vì đến tận 6, 7 người gì đó.
Lúc chưa vào phim thì đã nói chuyện và cười rất to, lại còn chồm xuống nói chuyện với nhau, mình thấy rất rõ ai ngồi hàng dưới cũng nhìn lên, ngay cả anh trai ngồi cạnh bạn trai mình cũng phải nhìn qua. Sau khi vào phim thì vẫn không ngừng nói, mình để tâm 5 – 7 phút cho tự giác xem có im không nhưng vẫn vậy. Bạn trai mình thì nóng tính, nhắc im lặng xong thì các chị gái này đây giãy nảy lên, cự lại và bảo hôm nay xui gặp trẻ trâu.
Vâng mình không hiểu cho lắm cái lý lẽ vào rạp xem phim nói chuyện bị người khác nhắc thì nói người ta trẻ trâu. Mình cũng lắc đầu thôi ráng coi hết phim. Xem phim xong tụi mình ở lại coi after credit, rồi khi đi ra ngoài thấy bọn này ngồi đợi bảo lại nói chuyện gì đó. Bạn trai mình đi lại, mình cũng đã giải thích vì sao bạn trai mình nóng như vậy và các anh chị đây liên tục nhắc về chuyện bạn trai mình “thô lỗ” trong khi chưa có 1 ai trong đó có thái độ xin lỗi về việc gây ồn.
Rồi chẳng biết lý do vì sao anh trai trên hình mình screenshot đây lại cự, giở thói côn đồ muốn đánh nhau mới ghê, trong khi 2 tụi mình chưa hề có động thái gì gọi là làm căng. Thiệt mình không còn gì để nói. Lúc đầu tụi mình tưởng học sinh nên thôi không căng nữa làm chi, nhưng khi đi ra ngoài mình mới thấy nữ thì mặc váy công sở, nam thì mặc áo sơ mi, cạn lời ạ thật sự.
Mà mình nói thật, mình và bạn trai cũng thuộc dạng bự con nên không lo đến việc bị ăn hiếp và càng không muốn chấp nhất làm gì, lỡ có chuyện gì thì chỉ làm khổ nhân viên người ta. Mình bình tĩnh đi vào gọi anh quản lý ra, thì khi đó bọn này đi về. Thấy anh quản lý mặt cũng chán chán cũng tội, ảnh nói với mình là gặp mấy vụ này hoài, mong mình thông cảm”.
Đọc xong những dòng chia sẻ cùng với những hình ảnh và đoạn video mà chủ bài đăng đã quay, chụp lại được, cư dân mạng bốn phương đã không khỏi phẫn nộ thay cho cô gái này. Rất nhiều bình luận bày tỏ sự bức xúc đã được để lại:
Video đang HOT
“Trước mình có đi coi phim ma, ngồi đằng sau nguyên 1 đám người không biết bao nhiêu tuổi. Phim chuẩn bị đến khúc kinh dị, họ ngồi cười sang sảng rồi còn nói chuyện to tiếng. Thật sự mình không hiểu nổi nghĩ gì trong đầu”.
“Kiểu thì này gặp hoài chứ gì, nhiều vô số kể. Thớt cứ để yên đấy, chị em chúng mình tìm ra info ngay ấy mà. Lúc ấy thì đừng có mà van xin tha thứ”.
“Đó, ăn mặc cho sang vô, sơ vin đóng thùng chân váy các kiểu rồi cư xử thua đứa con nít học mẫu giáo. Cho lên phường chứ ở đó mà du côn”.
Dẫu biết rạp phim là nơi công cộng nhưng câu chuyện văn hóa ra rạp của người Việt vẫn luôn là nguồn đề tài bất tận được mang ra tranh luận từ ngày này sang ngày khác. Ai cũng phải bỏ ra một lượng tiền tương ứng để tận hưởng dịch vụ. Vì thế, mỗi người ý thức và nghĩ đến người khác nhiều hơn thì những câu chuyện không hay sẽ không có cơ hội nảy sinh.
Và trong cuộc sống, việc lời qua tiếng lại dẫn đến những hiểu lầm không đáng có là chuyện vô cùng bình thường. Tuy nhiên, văn hóa của mỗi người lại được thể hiện qua cách con người ta đối mặt và xử lý những tình huống như vậy. Dù gì cũng chỉ hơn nhau một lời nói, sao không lựa lời để cho vừa lòng nhau!
Ảnh: Facebook
Theo Helino
Bị quấy rầy trong rạp phim, cô gái đăng đàn chia sẻ câu chuyện, dân mạng liền bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc
Văn hóa xem phim rạp của khán giả Việt, nhất là bộ phận khán giả trẻ đang là vấn đề nhức nhối được bàn luận từng ngày. Nếu mỗi người đều ý thức được hành vi của mình, có lẽ nhiều câu chuyện đã không bị đẩy đi quá xa.
Xem phim rạp là một trong những loại hình giải trí cơ bản và thông dụng nhất đối với giới trẻ. Ngày nay, trong làn sóng hội nhập của quốc gia, quá dễ dàng để bạn có thể tìm được một bộ phim hay được công chiếu ở bất cứ rạp phim nào. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn được nhắc đi, nhắc lại hàng ngày đó chính là "văn hóa xem phim rạp".
Nhắc đến nét văn hóa khi ra rạp, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ: "Ôi chao, ra rạp xem một bộ phim ngót nghét 2 tiếng đồng hồ thì có gì mà văn hóa với cả văn minh". Tuy nhiên, vừa qua, sự kiện một cặp đôi vô tư "làm chuyện abc xyz" trong một rạp phim gây xôn xa dư luận đã làm dấy lên sự quan ngại sâu sắc về cách hành xử của giới trẻ ở nơi công cộng. Đó chỉ là một trong những sự việc nổi cộm, đáng được công chúng quan tâm.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hàng ngày, trên các trang mạng xã hội vẫn ra rả chia sẻ những mẫu chuyện về "văn hóa rạp phim" khiến khổ chủ cũng không biết cư xử ra sao cho phải phép. Bên dưới là một câu chuyện như vậy:
"À! Xin phép các bạn cho mình khẩu nghiệp một hôm.
Chả là trưa này mình muốn đi coi phim nên ra CGV chọn 1 phim sắp chiếu và mua vé. Lúc mình mua vé là chỉ có một mình thôi nên mình ngồi hàng giữa, sau đó, lại có 1 cặp vào ngồi sau mình. Chuyện không có gì đáng nói khi mà cái chị gái sau lưng cứ đạp bộp bộp vào ghế mình. "Chị ơi! Đừng đạp ghế nữa, em cảm ơn."
*Bộp! Bộp! Bộp! Bộp*
(Ảnh: Facebook)
Mình móc điện thoại ra cho 1 pô ảnh như dưới và chị gái né nên chỉ được nửa mặt. Rồi mình cáu nên xách đồ sang ghế bên cạnh ngồi (vì rạp nay vắng).
Mặt mũi cũng xinh trai đẹp gái mà sao lại như vậy hở???
Mình xem phim đã không còn hay nữa!! Và mình lại đi ra khỏi rạp. Này là do mình khó tính quá hay là do cặp đó bất lịch sự đây hả các bạn. Mình đi CGV ở Aeon Tân Phú."
Có lẽ không riêng gì cô.nái chia sẻ câu chuyện này từng gặp phải tình huống oái ăm. Như được "gãi đúng chỗ ngứa", cộng đồng mạng lập tức có những chia sẻ đồng cảm.
C.H.T cho biết: "Này còn nhẹ. Bữa mình đi gặp nguyên đám. Vào rạp xem phim mà y như ngồi ở nhà. Bàn tán, cười hả hả, chọc nhau các kiểu, rồi còn đạp vào ghế mình. Phải chi đạp 1, 2 lần không nói. Đạp tận chục lần.
(Ảnh: Facebook)
H.T.M cũng góp thêm tiếng nói để thể hiện sự đồng cảm: Cái hôm đầu tiên chiếu Narratage ở rạp CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh. Có mấy con bé ngồi sau mình cứ bàn luận từ đầu đến cuối phim xong cười khúc khích. Rạp nhớ hôm đó cũng không đông. Các bạn ấy chê diễn viên các kiểu. Mấy lần đạp chân vô ghế mình nữa. Khó chịu dễ sợ mà phim đang hay nên mình không muốn quay lại nhắc.
Đồng ý rằng, khi chúng ta chịu bỏ tiền cho một loại hình dịch vụ nào đó, chúng ta có quyền được hưởng tất cả những quyền lợi tương ứng với giá trị mình đã bỏ ra. Nhưng rạp phim, xét về nhiều mặt, vẫn là nơi công cộng. Mà đã là nơi công cộng thì sẽ phải phục vụ cho nhu cầu của rất nhiều người nên càng cần hơn sự tự ý thức đến từ từng cá nhân.
Theo vietnamnetjsc.vn
Bận không thể đi đám cưới, anh chàng bị chú rể đeo bám 'đòi tiền mừng' và chốt hạ nhắn luôn số tài khoản nhắc chuyển tiền Vì bận cưới người thân nên vợ chồng chủ thớt không thể đi đám cưới người bạn và nhờ bạn mừng hộ. Ai ngờ đâu sau đó là một chuỗi ngày u ám... Câu chuyện mừng đám cưới luôn là vấn đề tế nhị. Thường thì người ta mừng đám cưới mình bao nhiêu sau này mình sẽ đi lại một khoản tương...