“Nhắc nhở” Chủ tịch tỉnh Quảng Nam tiếp công dân chưa đầy đủ
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại về việc tiếp công dân định kỳ chưa đầy đủ.
Chiều 11/7, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Quảng Nam trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thanh tra Chính phủ khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tiếp công dân định kỳ chưa đầy đủ theo quy định. Cụ thể, từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/9/2016, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh tiếp 34/45 lần (đạt trên 75%) và uỷ quyền cho Phó Chánh văn phòng và Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp 3 lần.
Việc kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các sở ngành, huyện thị chưa được thường xuyên. Chủ tịch UBND một số huyện, thủ trưởng một số sở, ngành tiếp dân định kỳ chưa đầy đủ theo quy định.
Trong đó, huyện Đại Lộc tiếp 36/90 lần, huyện Hiệp Đức tiếp 44/90 lần, huyện Tiên Phước tiếp 66/90 lần, huyện Thăng Bình tiếp 29/90 lần, thị xã Điện Bàn tiếp 17/90 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp 8/45 lần.
(Tranh minh hoạ: Ngọc Diệp)
Riêng tại thành phố Tam Kỳ, huyện Phước Sơn, huyện Quế Sơn, huyện Duy Xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải việc tiếp dân định kỳ và thường xuyên được ghi chung vào một sổ, không ghi họ tên, chức vụ cán bộ tiếp công dân nên không xác định được việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Sở theo quy định.
Thanh tra Chính phủ đánh giá, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại một số đơn vị, địa phương ở tỉnh Quảng Nam chưa được quan tâm, bồi dưỡng về nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong công tác này.
Video đang HOT
Một số kết luận thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế có giá trị lớn nhưng kết quả xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân có liên quan đến sai phạm thì không nhiều; chưa nêu đích danh tập thể, cá nhân phải được xem xét xử lý do có liên quan đến sai phạm. Việc tổ chức thực hiện các kiến nghị xử lý hành chính của một số nơi còn xem nhẹ, chuyển xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm nên chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại về việc tiếp công dân định kỳ chưa đầy đủ. Tăng cường công tác thanh trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, tập trung tại các huyện, thị và các sở ngành để chấn chỉnh và khắc phục, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đồng ý với kết luận thanh tra và giao UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp kéo dài đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và góp phần giữ gìn ổn định chính trị- xã hội của địa phương.
Thanh tra Chính phủ cho biết, qua giải quyết khiếu nại tố cáo, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã khôi phục quyền lợi cho 185 cá nhân; kiến nghị và thu hồi cho nhà nước 333 triệu đồng, trên 31.000m2 đất; kiến nghị trả lại công dân trên 3 tỷ đồng, trên 12.500m2 đất. Đồng thời kiến nghị xử lý hành chính 7 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra xử lý 2 cá nhân.
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện gần 14.000 đơn vị, cá nhân có sai phạm với số tiền trên 232 tỷ đồng và gần 9 triệu m2 đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước gần 111 tỷ đồng, trên 3 triệu m2 đất và xử lý khác trên 87 tỷ đồng, trên 5,8 triệu m2 đất. Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 6 vụ việc, xử lý hành chính và kiểm điểm rút kinh nghiệm 318 tập thể, 269 cá nhân, trong đó đã xử lý khiển trách 5 tập thể, 32 cá nhân.
Thế Kha
Theo Dantri
Hà Nội có nhiều vụ khiếu nại tố cáo gay gắt, phức tạp
Theo Thanh tra Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân khu vực phía Bắc tuy có giảm về số lượt người và số đoàn đông người nhưng lại xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có hành vi vi phạm pháp luật, trong đó Hà Nội có khá nhiều vụ việc...
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TTCP).
Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân khu vực phía Bắc tuy có giảm về số lượt người và số đoàn đông người nhưng lại xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có hành vi vi phạm pháp luật.
Điển hình như vụ việc khiếu kiện, giữ người trái pháp luật tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (4/2017); vụ việc tập trung đông người phản đối, ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng tỉnh lộ 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (4/2017);
Khiếu kiện của hàng trăm hộ dân liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; vụ việc trên 200 hộ tiểu thương phản đối di chuyển Chợ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), đơn thư của công dân liên quan Chợ Ninh Hiệp (Hà Nội);
Khiếu kiện của các đoàn đông người tại Hà Nội phản ánh liên quan thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị tại phường Dương Nội (Hà Đông), phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), công dân quận Hoàng Mai (Hà Nội),...
Thanh tra Chính phủ đánh giá, đa số các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp tại các tỉnh thành phố khu vực Miền Bắc, cũng như cả nước nói chung thời gian vừa qua, hầu hết là các vụ việc cũ để lại, đã được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nhiều lần, tuy nhiên công dân vẫn khiếu kiện với thái độ gay gắt, bức xúc, ít nhiều ảnh hưởng tình tình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nguyên nhân xuất phát từ chính sách pháp luật về đất đai đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trong nhiều trường hợp vẫn chưa giải quyết được vấn đề đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là giá bồi thường về đất.
Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn có nhiều tồn tại, yếu kém, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, chính sách xã hội ở nông, lâm trường, tái định cư...
Có dự án thu hồi đất của dân nhưng nhiều năm không xây dựng mà để hoang; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có những hạn chế nhất định. Pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có những thiếu sót, hạn chế như về vị trí, vị thế, quyền hạn, tổ chức hoạt động của ngành thanh tra còn hạn chế nhất định so với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Chế tài xử lý đối với việc vi phạm pháp luật trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quy định cụ thể...
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu khẳng định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, của thủ trưởng các cơ quan nhà nước, nhất là Chủ tịch UBND các cấp trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Ông Sáu đặc biệt lưu ý các địa phương phía Bắc quan tâm tới những nguy cơ tiềm ẩn làm phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan tới đất đai, tôn giáo. Các địa phương không chủ quan với việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề nghị các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng. Đồng thời tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cấp, ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đối với việc thực hiện chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, Thanh tra Chính phủ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện và phối hợp với kiểm toán cũng như thanh tra các bộ, ngành để xử lý chồng chéo ngay từ khi xây dựng kế hoạch thanh tra.
Ông Sáu cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quan tâm xử lý chồng chéo giữa thanh tra tỉnh, thành phố với các sở, ngành, huyện thị trong tỉnh.
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri
Lập đoàn xác minh tố cáo việc cổ phần hóa tại Tổng Công ty vận tải thủy Theo Thanh tra Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã ký quyết định thành lập đoàn xác minh tố cáo đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty vận tải thủy (VIVASO). Tổng công ty vận tải thuỷ - Bộ Giao thông vận tải (Ảnh: Pháp luật VN). Tổng Thanh tra Chính phủ...