Nhắc nhở Chính phủ vì tăng bội chi ngân sách
UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội chỉ ra thực tế, năm 2012, Quốc hội quyết mức bội chi 140.200 tỷ đồng nhưng thực tế, quyết toán ngân sách vượt dự toán đến gần 14.000 tỷ đồng.
Cho rằng Chính phủ điều hành tăng bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 chưa có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị “Chính phủ cần rút kinh nghiệm”.
Trình bày báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước tại phiên họp ngày 17/4 của UB Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, quyết toán thu – chi cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2012 đều tăng hơn so với dự toán và báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, trong đó chi theo dự toán được Quốc hội quyết định là 978.463 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán và tăng 72.673 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Về tỷ lệ bội chi ngân sách, năm 2012, Quốc hội quyết định mức bội chi là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP. Quyết toán số bội chi là 154.126 tỷ đồng, so dự toán vươt 13.926 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP thực tế, năm trong ty lê bôi chi Quốc hội cho phép.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển: “Chính phủ điều hành tăng bội chi khi chưa có ý kiến UB Thường vụ”.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, UB Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, sô bôi chi Bộ trưởng Tài chính nêu chưa phản ánh hết tình hình bội chi như: chưa tính đủ số hoàn thuế giá trị gia tăng phát sinh trong năm, nơ đong xây dựng cơ bản, tam ưng vôn lơn chưa thu hôi. Cơ quan thẩm tra dê nghi Chinh phu xac đinh lô trinh cu thê đê xư ly nhưng khoan nơ va khoan ưng nêu trên nhăm bao đam tinh chu đông trong điêu hanh ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích, mặc dù tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước tính trên GDP có giảm so với dự toán (4,8%) nhưng số bội chi lại tăng 13.926 tỷ đồng so với dự toán được Quốc hội quyết định.
Video đang HOT
Ông Hiển nhận định: “Việc Chính phủ điều hành tăng bội chi ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng giải ngân nguồn vốn ODA (tăng 17.143 tỷ đồng) theo báo cáo của Chính phủ là tích cực, nhưng việc chưa có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện là chưa phù hợp với khoản 2, điều 49 của Luật Ngân sách nhà nước, đề nghị Chính phủ cần rút kinh nghiệm”.
Về việc Chính phủ đề nghị cho phép quyết toán chi chuyển nguồn số tiền 383,02 tỷ đồng do việc thu hồi vốn của một số dự án chậm giải ngân để phân bổ cho một số dự án khác của các bộ, ngành, cơ quan thẩm tra đồng ý nhưng cũng yêu cầu rút kinh nghiệm, trước khi thực hiện cần báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Báo cáo thẩm tra cũng “phê” tình trạng chi thường xuyên vẫn còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích.Thu ngân sách chỉ tăng 1,9%, tương đương 14.072 tỷ đồng thì chi quản lý hành chính tại hầu hết các địa phương đều vượt dự toán, tăng 12,5%, tương đương 9.924 tỷ đồng. 20/34 tỉnh được kiểm toán có chi quản lý hành chính vượt trên 30%.
Ngoài ra, theo UB Tài chính Ngân sách, công tác thu ngân sách năm 2012 không đạt dự toán được Quốc hội quyết định. Một số khoản thu quan trọng không đạt dự toán được giao, nguồn thu chưa ổn định, vững chắc. Công tác quản lý thu thuế vẫn có mặt hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế còn lớn. Công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước năm 2012 còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích; một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán; Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn nhiều; Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương hiệu quả chưa cao.
Báo cáo kiểm toán do Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn trình bày cũng chỉ ra vô số các vi phạm trong thu chi ngân sách năm 2012. Như, 24/34 địa phương được kiểm toán sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi thường xuyên, chi một số nhiệm vụ khác chưa đúng quy định 1.409 tỷ đồng. Báo cáo kiểm toán cũng cho biết, năm 2012 còn một số khoản thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước chưa được xử lý vào cân đối ngân sách nhà nước. Như, số quyết toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2012 thấp hơn số thuế giá trị gia tăng thực hoàn đến 31/12/2012 là 33.478,34 tỷ đồng. Con số thống kê được Kiểm toán nhà nước đưa ra, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.058.140 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2011, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước). Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.170.924 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013). Bội chi ngân sách nhà nước 154.126 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương 41.342 tỷ đồng).
P.Thảo
Theo Dantri
Không đưa việc lấy phiếu tín nhiệm vào luật Tổ chức Quốc hội
Dự thảo luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đưa ra xin ý kiến UB Thường vụ QH ngày 15/4 không có quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm vì còn chờ sửa Nghị quyết về vấn đề này. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm cơ bản giữ như quy định hiện hành.
Cụ thể, theo dự thảo luật, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UB Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; những người giữ các chức vụ khác do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm do UB Thường vụ Quốc hội đề nghị, hoặc có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu, hoặc có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc các ủy ban của Quốc hội. Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm được đại biểu đưa ra bằng văn bản, nêu rõ họ tên, chức vụ của người bị đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm và lý do đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, sẽ được tập hợp đầu mỗi kỳ họp.
Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng có thể xin từ chức nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.
Sau lần đầu lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5, hoạt động này phải tạm dừng để chờ sửa quy định, cách thức thực hiện. (Ảnh: TTXVN)
Về đề xuất quy định sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao phai tuyên thê trung thanh vơi Tô quôc, Nhân dân va Hiên phap, ban soạn thảo dự án luật cho biết, quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật, có ý kiến đề nghị tất cả các chức danh do Quốc hội bầu phải tuyên thệ khi nhậm chức.
Ý kiến khác cho rằng chỉ nên quy định về tuyên thệ khi nhậm chức đối với các chức danh Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc bổ sung chức danh Chánh án TAND tối cao, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND tối cao.
Ngược lại, có ý kiến đề nghị bỏ quy định về việc tuyên thệ nhậm chức. Một số vị đề nghị gộp quy định về việc tuyên thệ nhậm chức tại các điều riêng thành một điều chung quy định về vấn đề này.
Theo ban soạn thảo, quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức nhằm tôn vinh và đề cao trách nhiệm trước nhân dân của những người giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu. Chức danh nào phải tuyên thệ khi nhậm chức đã được quy định trong Hiến pháp và trong dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội chỉ thể chế hóa nội dung này.
Việc quy định về tuyên thệ nhậm chức tại các điều riêng cũng được ban soạn thảo lý giải là nhằm làm rõ quy trình tuyên thệ nhậm chức của mỗi chức danh được thực hiện ngay sau khi người đó được bầu. Nếu gộp việc tuyên thệ của các chức danh vào trong một điều sẽ dẫn đến cách hiểu sau khi tất cả các chức danh này được bầu sẽ thực hiện tuyên thệ cùng một lúc. Do đó, cơ quan soạn thảo luật đề nghị được giữ như dự thảo, tức là trong mỗi điều về bầu các chức danh nói trên đều có một dòng quy định, sau khi được bầu, các chức danh đứng đầu các cơ quan nhà nước "tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp".
Về nội dung "Tổng thư ký Quốc hội" thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp hiện nay, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có ý kiến đề nghị thay các chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bằng chức danh Tổng thư ký Quốc hội, ủy viên thư ký Quốc hội. Việc lập chức danh này thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.
Tổng thư ký Quốc hội chịu trách nhiệm phát hành thông cáo về nội dung phiên họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội; tổ chức công tác thông tin báo chí tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng "kêu oan" cho cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, việc thanh tra các dự án là cần thiết, song khi công bố các thông tin, kết quả cần phải rõ ràng hơn. Người đứng đầu ngành giao thông đề nghị tới đây Thủ tướng phải chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước khi đưa ra số liệu cần khách quan, minh...