Nhắc nhở 26 Chi cục Thi hành án dân sự thu hồi tài sản đạt kết quả thấp
Tổng cục Thi hành án dân sự ( Bộ Tư pháp) vừa có công điện nhắc nhở 26 Chi cục Thi hành án dân sự thuộc 22 tỉnh có lượng tiền thụ lý lớn nhưng kết quả đạt được còn thấp và yêu cầu quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Ông Mai Lương Khôi – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
Thông tin từ Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, 6 tháng qua kết quả thi hành án dân sự trên toàn quốc đạt tỷ lệ 52,61% về việc và 13,05% về tiền, cao hơn 0,95% về việc nhưng thấp hơn 5,20% về tiền so với cùng kỳ năm 2017.
Bối cảnh hiện nay cho thấy, tổng số thụ lý tăng về việc (8,82%) và về tiền (16,30%) nhưng kết quả phân loại án có điều kiện thi hành đều giảm cả về việc (2,38%) và về tiền (9,67%). Số án có điều kiện chuyển kỳ sau còn nhiều và tăng so với cùng kỳ năm 2017 (tăng 3,37% về việc và 6,17% về tiền).
Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2018, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có công điện nhắc nhở 26 Chi cục Thi hành án dân sự thuộc 22 tỉnh có lượng tiền thụ lý lớn, nhưng kết quả đạt được còn thấp, yêu cầu các đơn vị quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Các Chi cục Thi hành án dân sự phải phân công lãnh đạo sâu sát đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các Chấp hành viên, địa bàn phụ trách, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có biện pháp giải quyết dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành.
Video đang HOT
Chi cục trưởng các Chi cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự về việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2018.
Trong đó, Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội có Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng và Chi cục Thi hành án dân sự quận Cầu Giấy bị nhắc nhở. Cục Thi hành án dân sự TPHCM có 3 chi cục: Chi cục quận Bình Tân, Chi cục quận Tân Phú và Chi cục huyện Củ Chi.
Cục Thi hành án dân sự TP. Hải Phòng có 2 đơn vị: Chi cục Thi hành án dân sự quận Hồng Bàng và Chi cục huyện Thủy Nguyên. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh có Chi cục TP. Uông Bí; Cục Thi hành án dân sự TP. Cần Thơ có Chi cục thi hành án dân sự huyện Thốt Nốt…
Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương năm 2018 do ông Mai Lương Khôi – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ký duyệt nêu rõ mục tiêu: “Phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự xong trên 72% về việc và trên 32% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành. Thi hành án xong các khoản thu cho ngân sách nhà nước đạt tỷ lệ cao hơn năm 2017 về việc và về tiền. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Tập trung thi hành để nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt đạt tỷ lệ cao nhất”.
Tổng cục Thi hành án dân sự cũng yêu cầu các cơ quan thi hành án trên cả nước nâng cao hiệu quả thi hành các bản án liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật đạt tỷ lệ cao hơn năm 2017.
Đồng thời cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, nhất là các vi phạm trong kê biên, bán đấu giá tài sản thi hành án; giảm tối đa các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính và các vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản.
Thế Kha
Theo Dantri
Đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm
Bộ Tư pháp cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế - tham nhũng trọng điểm được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm, kịp thời có phương hướng, giải pháp thi hành án hiệu quả.
Cục Thi hành án dân sự Hà Nội mới đây thông tin, trên 88,5 tỷ đồng của Dương Chí Dũng -cựu Chủ tịch Vinalines có nguy cơ không thu hồi được.
Bộ Tư pháp vừa có văn bản trả lời các bộ ngành, địa phương đã có ý kiến nêu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2018. Trong đó đáng chú ý nhất là các ý kiến trả lời kiến nghị của ông Vũ Quốc Doanh- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM.
Trả lời đề xuất tổ chức họp liên ngành Trung ương để thống nhất cơ chế xử lý đối với các vụ việc có tài sản thi hành án nằm ở nhiều địa phương khác nhau của ông Doanh, Bộ Tư pháp thừa nhận đây là một trong những khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đang gặp phải.
"Ví dụ như một số vụ việc có tài sản phải xử lý ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong vụ Phạm Công Danh, vụ Công ty cho thuê tài chính II, vụ Vinashin và vụ việc liên quan đến Cao Bạch Mai tại Đắk Nông, Tổng cục Thi hành án dân sự đã báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp chủ trì họp liên ngành tại Trung ương thống nhất quan điểm chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác thi hành án đối với các vụ án lớn, vụ án kinh tế, tham nhũng, vụ án trọng điểm"- Bộ này cho hay.
Để có cơ chế chung xử lý, Bộ Tư pháp cho rằng cần có sự thống nhất liên ngành từ Trung ương và đã đề xuất theo hướng sửa Luật Thi hành án dân sự.
Trước đề nghị tổ chức sơ kết, đánh giá các vụ án tham nhũng để chỉ đạo, tháo gỡ cũng như rút kinh nghiệm, Bộ Tư pháp khẳng định cơ quan này cùng với Tổng cục Thi hành án dân sự đã có nhiều buổi làm việc với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương để đánh giá kết quả thi hành án các vụ án kinh tế - tham nhũng lớn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chuyên môn nghiệp.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế - tham nhũng trọng điểm được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm, kịp thời có phương hướng, giải pháp thi hành hiệu quả hơn.
Tổng kết 5 năm thi hành Luật Thủ đô
Trả lời Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn về đánh giá 5 năm thi hành Luật Thủ đô, Bộ Tư pháp thừa nhận việc này hết sức cần thiết để đánh giá, nhìn nhận tổng thể kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật về Thủ đô phù hợp với tình hình mới.
Hiện tại, Bộ Tư pháp đã có chủ trương tổng kết 5 năm thi hành Luật Thủ đô. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ chủ động phối hợp với UBND TP Hà Nội xây dựng và thực hiện kế hoạch liên tịch giữa hai cơ quan để triển khai việc tổng kết. Kế hoạch sẽ phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan và dự kiến ban hành sớm trong quý I/2018.
Trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô, kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách có liên quan, Bộ Tư pháp sẽ thống nhất với UBND TP Hà Nội và các cơ quan có liên quan, báo cáo xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung luật.
Thế Kha
Theo Dantri
"Nhắc" Cục Thi hành án dân sự Hà Nội thu hồi tài sản các vụ án lớn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa yêu cầu Cục Thi hành án dân sự Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách việc thu hồi tài sản trong các vụ án lớn như Vinashin, Vinalines, "đại án nghìn tỷ" tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để đảm bảo công tác điều phối chung. Tại...