Nhắc người khác tắt đèn chiếu xa, nam thanh niên Sài Gòn bị xô té xe
Thấy đèn chiếu xa (đèn pha) của người đi cùng chiều phía sau hắt lên kính chiếu hậu làm chói mắt, anh H. (24 tuổi, ngụ TP.HCM) đã nhắc người này. Lát sau, anh bị chính người này đạp cho té xe ra giữa đường.
Đèn chiếu xa trong nội đô khiến nhiều người ngao ngán . ẢNH MINH HỌA: PHẠM HỮU
Nhắc tắt đèn pha thanh niên bị xô té xe
Mới đây, một tài khoản Facebook chia sẻ câu chuyện nhắc người đi đường tắt đèn chiếu xa khi đi trong thành phố thì bị xô té xe trầy xước khắp người khiến nhiều người phẫn nộ.
Nạn nhân trong câu chuyện trên là anh T.H (24 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM). Anh H. cho biết sự việc xảy ra ở gần cầu kênh Tẻ (Q.7, TP.HCM). Đang lưu thông tên đường, anh H. thấy đèn chiếu xa của người chạy cùng chiều phía sau hắt lên kính chiếu hậu làm lóa mắt. Do vậy, lúc người này chạy xe ngang lên với anh thì anh đã nhắc rằng: “Tắt đèn pha xuống” rồi chạy đi thẳng.
“Tôi chỉ nghĩ anh ta quên tắt nên nhắc nhở bình thường, không ngờ thanh niên đó chạy theo tôi từ cầu kênh Tẻ tới đường Lê Văn Lương rồi chạy ép vô xe tôi hỏi: “Nãy nói cái gì?”. Tôi nhắc lại rằng tôi anh tắt đèn pha xuống, rồi chạy ra phía ngoài thì thanh niên đó chạy lên đạp xe tôi ra giữa đường xong phóng đi ngay. Tôi bị té xe xước hết tay chân, may mà lúc đó không có xe lớn chứ không là tiêu rồi”, anh H. kể lại.
‘Hành động vô ý thức!’
Sau khi anh H. chia sẻ câu chuyện của mình, nhiều nhóm trên Facebook đã chia sẻ lại câu chuyện này. Hàng ngàn người đã được dịp để bày tỏ bức xức, ức chế với những người bật đèn chiếu xa dù lưu thông trong nội thành.
Tay chân anh H. bị trầy xước vì bị xô té sau khi nhắc nhở người khác tắt đèn pha
Chị Thảo Vân nói: “Hôm qua tôi đi cũng vậy, đang đi xuống dốc còn người kia thì đi lên bật cái đèn pha tự lắp, đã vậy còn bật xong tắt để nó nháy nháy làm tôi hoa hết cả mắt suýt nữa lao xuống hồ”.
Một số người khác thì khuyên anh H. này không nên nhắc vì sợ “rước họa vào thân”, nhiều người còn nhắc lại vụ nhắc đèn đỏ bị đâm chết để làm gương.
Anh Võ Danh (40 tuổi) – một người đã từng là nạn nhân của việc bật đèn chiếu xa kể: “Một lần nhớ đời tôi bị xe bán tải bật đèn pha chói mắt. Xe đó còn độ thêm đèn ở trên nóc. Do quáng quá, từ xa tôi không nhìn thấy người đi bộ dắt xe ven đường, đến khi nhìn thấy thì xử lý gấp để tránh nên suýt lao xuống mương nước, may mà thắng kịp. Lúc đó, tôi vẫn phải nhờ người kéo đầu xe lên do một bánh đã bị sụt xuống mương”.
Chị Ngô Ánh (22 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) cũng bức xúc: “Có lần, tôi đang đi trên đường Ung Văn Khiêm thì một thanh niên chạy ngay sát vạch chia làn đường bật đèn pha dọi thẳng vào mặt. Do bị bất ngờ nên tôi đưa tay lên che mặt, đường đông mà tay kia cầm không vững nên loạng choạng sắp ngã, may tôi chống chân được. Mấy xe đi sau không phanh kịp đâm cả vào đuôi xe làm nứt mất cả một mảng. Tôi bị cận 5 độ đi đường mà gặp đèn pha là không thấy gì luôn, nhiều người là cố tình, đúng là vô ý thức”.
Cấm sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị
Trước đó, trả lời Báo Thanh Niên, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị và khu đông dân cư. Đồng thời, luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Video đang HOT
Trường hợp vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong khu vực đô thị hoặc khu vực đông dân cư, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (Điểm b, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (Điểm e, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Theo Thanhnien
Sài Gòn kẹt xe tứ bề, dân ngao ngán cực đỉnh
Người Sài Gòn vất vả mỗi ngày đi về trên con đường ùn ứ. Nạn kẹt không chỉ ở trung tâm, mà còn ở tất cả cửa ngõ vào thành phố.
Ghi nhận trong tuần, những ngày thời tiết bình thường không mưa gió, không tai nạn nhưng tình hình giao thông ở các tuyến đường cửa ngõ TP.HCM vẫn rất phức tạp như: vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, đường Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng quận Bình Thạnh, vòng xoay Lăng Cha Cả, quận Tân Bình, trên các cầu Chánh Hưng, cầu chữ Y, cầu Nguyễn Văn Cừ...xe cộ điều ùn ứ mỗi ngày vào giờ cao điểm.
Hình ảnh được ghi nhận trên một số tuyến đường có tình hình giao thông phức tạp trong tuần.
Người dân vất vả di chuyển qua cầu vượt Nguyễn Thái Sơn hướng về đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp. Cầu vượt này được đưa vào sử dụng đầu năm 2019, được kỳ vọng giải quyết dứt điểm ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. Thế nhưng tình hình giao thông khu vực này vẫn không mấy khả quan
Cảnh tượng thường thấy mỗi ngày trên cầu vượt Nguyễn Thái Sơn
Một gia đình tỏ ra ngao ngán khi đi qua đoạn đường ùn ứ Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp
Ở chiều ngược lại trên đoạn đường này, giao thông có phần thông thoáng
Trên giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, tình hình giao thông cũng không khá hơn. Phương tiện chen chúc nhau, nhích từng mét trên đường
Đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh nhiều người điều khiển xe máy đi ngược chiều để tránh kẹt xe
Người dân di chuyển trên đường Bạch Đằng dưới cái nắng gay gắt
Cảnh tượng nhốn nháo, xe máy leo vỉa hè ở ngã tư Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng
Một cô gái tranh thủ rao bán cà phê trong lúc các phương tiện di chuyển chậm chạm trên đường
Người dân đợi xe ở tư Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng
Một người đàn ông dắt xe máy qua đoạn đường ùn ứ Đinh Bộ Lĩnh
Người dân không giấu vẻ mệt mỏi khi đi qua đoạn đường 'kẹt không lối thoát'
Trên đường Phạm Hùng đoạn từ cầu Nguyễn Tri Phương đến cầu Chánh Hưng tình hình giao thông khá phức tạp
Giao thông hỗn loạn dưới chân cầu Chánh Hưng, quận 8
Người dân chen nhau di chuyển trên cầu Chánh Hưng, quận 8
Người dân vất vả nhích từng chút một lên cầu Chánh Hưng, quận 8
Nhiều người không thể chạy xe vì phương tiện quá đông nên đành dắt bộ lên cầu
Đường Cộng Hòa, quận Tân Bình mỗi ngày điều có lưu lượng rất lớn phương tiện di chuyển qua đây gây cảnh ùn ứ. Đoạn từ cầu vượt Hoàng Hoa Thám đến vòng xoay Lăng Cha Cả thường xảy ra cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm
Phương tiện ùn ứ từ cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả về công viên Hoàng Văn Thụ
Phương tiện xếp hàng dài trên đường Hoàng Văn Thụ quanh công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
Theo Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC08, thành phố vẫn còn 7 điểm giao thông phức tạp. Phòng PC08 sẽ mở cao điểm đồng loạt ra quân để giải tỏa, nhằm cải thiện tình hình này.
Theo đó, từ ngày 1/4 đến ngày 30/4, vào các khung giờ từ 6h đến 8h và từ 16h đến 18h30 phút, lực lượng CSGT sẽ đồng loạt có mặt tại các điểm 'nóng' nguy cơ ùn tắc để điều tiết, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông.
Cụ thể các 'điểm nóng' giao thông: Khu vực Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm, giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa ThámĐường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Bạch Đằng đến Ngã 5 Đài Liệt sỹ), đường Dương Bá Trạc (Khu vực cầu Kênh Xáng), đường Trường Chinh (từ Âu Cơ đến Tân Kỳ Tân Quý), khu vực Ngã tư Bốn Xã, giao lộ Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú - Quách Điêu.
Theo Vietnamnet
Chung quanh đề xuất hạn chế sử dụng xe máy tại nội đô Hà Nội Phương án thành phố Hà Nội cấm xe máy hoạt động trên một trong hai tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi, nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đang được dư luận quan tâm. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhiều người dân, chuyên gia bày...