Nhạc kịch Việt Nam thêm buổi diễn vì cháy vé
Ban tổ chức dự án nhạc kịch HOPE (Mộng Ước) vừa ra thông báo về việc mở bán thêm 4 đêm diễn “Đêm hè sau cuối” vì chuỗi 6 đêm diễn như dự kiến đã bán hết vé.
Toàn bộ chuỗi 6 đêm của vở nhạc kịch Đêm hè sau cuối trong dự án nhạc kịch HOPE (Mộng Ước) đã bán hết vé từ ngày 10/10. Đồng nghĩa với việc gần 2.000 vé xem nhạc kịch đã đến với khán giả thủ đô.
Theo dự kiến ban đầu, Đêm hè sau cuối sẽ công diễn hai đêm cuối trong đợt diễn đầu tiên vào ngày 12-13/10. Tuy nhiên, trước nhu cầu của nhiều khán giả, ê-kíp thực hiện đã quyết định diễn thêm 4 đêm từ ngày 17-20/10.
Một cảnh trong vở Đêm hè sau cuối. Ảnh: G.H.
Đêm hè sau cuối là vở diễn mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Khán phòng L’Espace ngày 4, 8, 10, 11/10 không còn một chỗ trống.
Trong hàng khán giả còn có sự xuất hiện của giới văn hóa nghệ thuật như nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà, NSND Lê Khanh, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp…
Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, trong không gian “nhà bà Thìn”, khán giả đã được đi qua những mê cung của suy luận và bất ngờ về thủ pháp dàn dựng và xử lý sân khấu tài tình.
Video đang HOT
Trong không gian sân khấu đậm màu sắc nhạc kịch, 35 diễn viên và 17 nhạc công chơi trực tiếp đã cống hiến như những nghệ sĩ có nghề và tỏa sáng như những ngôi sao thứ thiệt khi làm tốt việc kết hợp giữa kịch nói, ca hát và vũ đạo.
Tính đương đại, sống động và giàu giải trí của Đêm hè sau cuối còn ở việc Nguyễn Phi Phi Anh đã sử dụng âm nhạc là những ca khúc của Lady Gaga, Adele, Rihanna, Britney Spears,… cùng những giai điệu bất tử trong các vở nhạc kịch kinh điển như Chicago, Cabaret, Grease, NINE,…
Khán giả được yêu cầu không tiết lộ cái kết của vở nhạc kịch. Ảnh: G.H.
Đêm hè sau cuối là vở nhạc kịch trinh thám với nội dung xoay quanh những cái chết bí ẩn trong ngôi nhà đông người của bà Thìn và hành trình phá án, tìm ra thủ phạm.
Tác giả kịch bản Nguyễn Phi Phi Anh lấy cảm hứng viết Đêm hè sau cuốitừ những tiểu thuyết của Agatha Christie và bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan.
Theo Zing
Chuyện về những cái chết bí ẩn khai màn nhạc kịch 'HOPE'
Dự án nhạc kịch "HOPE" (Mộng Ước) sẽ khai màn với vở "Đêm hè sau cuối" vào tối ngày 4/10 tại L'Espace, Tràng Tiền, Hà Nội.
Đêm hè sau cuối là vở nhạc kịch trinh thám với nội dung xoay quanh những cái chết bí ẩn trong một ngôi nhà đông người và hành trình phá án, tìm ra thủ phạm.
Tác giả kịch bản Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) lấy cảm hứng viết Đêm hè sau cuối từ những tiểu thuyết của Agatha Christie và bộ truyện tranhThám tử lừng danh Conan.
Đêm hè sau cuối là vở nhạc kịch do Nguyễn Phi Phi Anh dàn dựng. Ảnh: BTC.
Đêm hè sau cuối được PPAN viết kịch bản trong suốt một năm sau khi kết thúc Góc phố danh vọng. Vở diễn này được trình diễn lần đầu vào những ngày cuối cùng của mùa hè 2013.
Đêm hè sau cuối mang không khí hoàn toàn khác với vở Góc phố danh vọng đã diễn trước đó. Nếu Góc phố danh vọng được phủ một không khí lãng mạn, mang nhiều màu sắc cổ tích với yếu tố hài hước thì Đêm hè sau cuối kể câu chuyện trinh thám, mang tính bi kịch và chứa đựng nhiều triết lý.
Cách kể chuyện của PPAN cũng hoàn toàn khác. Qua ngôn ngữ âm nhạc, hình thể, lối kể chuyện với các tình tiết bất ngờ, Đêm hè sau cuối vẫn có tính giải trí cao nhưng đưa người xem đi qua mê cung phức tạp của những suy luận và gây bất ngờ về cách dàn dựng và xử lý sân khấu tối giản.
Đêm hè sau cuối được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch Broadway - kết hợp giữa kịch nói, ca hát và vũ đạo. PPAN đã sử dụng âm nhạc là những ca khúc của Lady Gaga, Adele, Rihanna, Britney Spears,... cùng những giai điệu bất tử trong các vở nhạc kịch kinh điển như Chicago, Cabaret, Grease, NINE,... Toàn bộ các bài hát đều được chuyển soạn hoàn toàn sang tiếng Việt và được chơi trực tiếp trên sân khấu bởi một dàn nhạc 17 cây.
Các diễn viên trẻ tập luyện cho đêm diễn. Ảnh: Đô Tăng.
Góp mặt vào vở Đêm hè sau cuối là 35 diễn viên. Phần lớn trong số đó đều không học nghệ thuật chuyên nghiệp, họ theo đuổi nghệ thuật bằng năng khiếu, sự say mê và thái độ nghiêm túc trong luyện tập.
PPAN gọi chung những diễn viên của mình là "Artistars" - những người tuy không phải "nghệ sĩ" hay "ngôi sao" nhưng lại tỏa sáng theo cách của riêng họ. Họ là những người đa tài, vừa có khả năng hát như một ca sĩ, nhảy như một vũ công vừa có thể diễn như một diễn viên.
Đêm hè sau cuối hứa hẹn sẽ là nơi giới thiệu những gương mặt trẻ đam mê nghệ thuật. Họ có thể là sinh viên đang theo học chuyên ngành âm nhạc, diễn xuất như Trương Hoàng An (vai Đào), Bùi Sơn Tùng (vai Bin), Lê Minh Quân (vai Lý); cũng có khi lại là gương mặt quen thuộc trên truyền hình thực tế như Bùi Minh Quân - Top 3 Vietnam Idol 2015 (vai Khánh), Vũ Đỗ Quang Minh - So You Think You Can Dance 2015 (vai Người hầu).
Một phần quan trọng làm nên không gian của Đêm hè sau cuối là những người sáng tạo âm thầm và tận tụy ở phía sau hậu trường. Đội kiến tạo của Đêm hè sau cuối gồm 15 Imagineers - những bạn trẻ "kiến thiết", "sáng tạo" đang âm thầm làm việc để chuẩn bị sân khấu, phục trang, đạo cụ và kỹ thuật cho những buổi biểu diễn.
Nhiệm vụ của các Imagineers là tạo ra không gian đủ cho tất cả diễn viên, nhạc công, với 20 phân cảnh thay đổi liên tục trong một vở nhạc kịch. Dưới cách xử lý của họ, tất cả phải mang lại một ấn tượng thị giác thật đặc biệt, trên một sân khấu chỉ vỏn vẹn có 40m2.
Theo Zing
Đầu tư 11 tỷ đồng làm nhạc kịch từ truyện cổ tích Việt Vở nhạc kịch theo phong cách Broadway "Chuyện tình nàng Giáng Hương" sẽ được chuyển thể từ truyện cổ tích "Từ Thức gặp tiên". Chuyện tình nàng Giáng Hương được sáng tác từ một trong những giai thoại về tình yêu đẹp trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam - Từ Thức gặp tiên. Nhà báo Trần Nguyễn Thiên Hương là người...