Nhạc EDM là gì, tại sao lại khiến giới trẻ phát cuồng?
EDM là nhạc gì thì không phải ai cũng có thể lý giải được, nhưng lại khiến nhiều người phát cuồng khi nghe nó.
EDM là nhạc gì thì không phải ai cũng có thể lý giải được, nhưng lại khiến nhiều người phát cuồng khi nghe nó. Ảnh minh họa
EDM là nhạc gì?
EDM viết tắt của từ Electronic Dance Music, nghĩa là nhạc sôi động được tạo ra từ các thiết bị điện tử. Đây là dòng nhạc được bắt nguồn từ nhạc disco từ những năm 1970 và thường xuất hiện trong các lễ hội âm nhạc và các câu lạc bộ đêm.
EDM được chia thành nhiều thể loại, mà đặc trưng nhất là House, Trance, Electro, Techno, Dubstep, Moombathon và Trip Hop.
EDM là nhạc gì thì không phải ai cũng có thể lý giải được, nhưng thời gian gần đây EDM là thể loại nhạc có xu hướng lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Có thể kể đến những bài hát nổi tiếng trong năm 2016 dựa trên nền nhạc EDM như Don’t Let Me Down, Wildcard, Make Noise, …
Ngay cả nền âm nhạc Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thể loại nhạc này, điển hình có thể kể tên một số ca sĩ nổi tiếng đang khấy động thị trường âm nhạc Việt Nam với phong cách EDM như Sơn Tùng MTP, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi…
Cách đây vài năm, thị trường nhạc thế giới được chiếm giữ bởi hai cái tên rất quen thuộc là Dubstep và sau đó là Big Room, tuy nhiên sự cách tân, thay đổi đầy mới mẻ đã dần giúp cho nhạc EDM đánh bại Big Room và giành luôn ngôi vươn cho đến nay. Nhưng trước tiên, chúng tôi muốn giới thiệu một chút về dòng nhạc EDM , EDM là tên viết tắt của cụm từ Electronic Dance Music, được các nghệ sĩ nói ngắn gọn lại là nhạc Dance. Nhạc Dance là sự kết hợp giữa âm thanh điện tử có tempo nhanh và những tiếng trống vang dội liên tục.
Các thể loại chính của nhạc EDM
Nhạc EDM được chia thành nhiều thể loại như House, Techno, Trance, Electro, Dubstep, Trip Hop…
Nếu mới đến với EDM, bạn nên tìm hiểu về những thể loại nổi bật nhất sau:
Nhạc House
Nhạc House bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1970 tại Mỹ. Và đạt những thành công vang dội phổ biến ra toàn thế giới vào giữa những năm 1990. Với sự đóng góp to lớn bởi các DJ như Daft Punk, Deadmau5, Steve Aoki và Tiesto…
Thể loại nhạc House cực kỳ dồn dập và huyền bí với tiếng bass và trống là chủ đạo. Luôn làm nổi bật những cảm xúc sâu lắng, hoang đường và u ám… Trong tất cả các thể loại của EDM. Thì House là dòng nhạc có truyền thống phong phú nhất về các DJ và CLB huyền thoại.
Những bản nhạc không lời House có thể chia thành thành 8 kiểu chính sau: Progressive house, Tribal house, Deep house, Electro house, Funky house, Latin house, Pro_Tribal house, Vocal Tribal house.
Những bản nhạc House kinh điển có thể kể đến như Wake me up của Avicii, Tremor của Dimitri Vegas, Martin Garrix và Like Mike, If I Lose Myself của nhóm nhạc One Republic được Remix bởi Alesso…
Nhạc Techno
Với dòng nhạc Techno thì âm thanh điện tử chiếm gần như hoàn toàn bản nhạc. Những nhịp đập trống dồn dập tạo cảm giác không thật mà chỉ có tiếng máy móc.
Nếu dòng nhạc House là để thể hiện con người. Thì Techno lại ca ngợi sự vô hồn, chát chúa của máy móc. Đưa người nghe đến một thế giới mới lạnh lẽo và không hề có sự thương xót. Nếu nhạc House người nghe có thể nhận thấy sự biến đổi nhanh chóng của cường độ âm thanh. Chỉ một giây sau âm nhạc có thể đạt đến cường độ mạnh hơn rất nhiều. Thì nhạc Techno lại chỉ là những tiếng trống nện thình thịch bất tận. Những vòng lập không khác nhau là mấy.
Nhạc Techno có thể chia thành những thể loại chính sau: Techno Dance, Techno Trance, Techno House và HardStyle. Những bản nhạc không thể bỏ qua có thể kể đến: Jens O – Hello, Hello (Extended Mix), Manian feat Maury – Cinderella (Ryan T. & Rick M. Remix), Macklemore – And We Danced (BB-Project Parteey Bootleg Club Mix)…
Nhạc Trance xuất hiện muộn hơn những loại nhạc khác trong EDM một chút. Và chúng chuyên nhấn mạnh vào tiết tấu mê đắm, giai điệu du dương, sảng khoái. Nhạc Trance thiên về mặt kỹ thuật nhiều hơn. Vậy nên để trình bày được nhạc Trance đòi hỏi các DJ phải có khả năng điều khiển Keyboard, Organ cực kỳ tốt. Trong các thể loại của EDM thì Trance dường như là dòng nhạc được ưa chuộng nhất. Vì nó không quá kén người nghe như những dòng nhạc khác. Dù là ở các party hay liên hoan âm nhạc lớn hay nhỏ thì Trance luôn có một chỗ đứng riêng vững chắc cho mình.
Với giai điệu dễ nghe của mình, Trance thường sẽ có những giọng hát ở những đoạn breakdown hoặc âm thanh rất nhẹ và phiêu nhanh dần đều đưa tâm trạng người nghe lên cao dần.
Từ khi xuất hiện đến giờ nhạc Trance đã có được thêm khá nhiều những nhánh con cho mình: Euro/Uplifting/Hard Trance, Progressive Trance, Goa & Psychedelic Trance, Acid Trance, Vocal Trance…
Những bản nhạc không thể bỏ qua có thể kể đến: Super8 & Tab – Irufushi, Temple One – Forever Searching (Adam Nickey Remix), Farid – Afloat, Stevy Forello – Shaded Starlight (Temple One Remix)…
Thị trường EDM ở Việt Nam
Những năm gần đây EDM đang ngày càng được công chúng Việt Nam biết đến rộng rãi hơn. Đỉnh điểm là năm 2017 vừa qua các lễ hội EDM đình đám được liên tục tổ chức như Escape Music Festival, Future Now Music Festival, Vietnam Electronic Weekend, Ravolution Music Festival… Đều mang lại những thành công vang dội, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ.
Năm qua công chúng Việt Nam không chỉ được thưởng thức những sản phẩm âm nhạc với sự góp mặt của các DJ đình đám thế giới. Mà các nghệ sĩ Việt cũng liên tục tung ra những ca khúc EDM chất lượng như ca khúc Y.Ê.U của Min St.319, Vũ điệu cồng chiêng của Tóc Tiên, Ba cô tiên của nhóm 365…
Theo baogiaothong
'Bloom' (Troye Sivan): Khi 'trưởng thành' không chỉ là một từ
"Bloom" chính là một minh chứng rõ ràng cho việc Troye Sivan chẳng cần phải gồng gắng lên "giả deep" mới có thể làm ra được nhạc hay.
Sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng Troye Sivan cũng đã chịu "thả xích" cho album phòng thu thứ 2 trong sự nghiệp - Bloom - vào ngày 31/8/2018. Được Troye Sivan mô tả như là một "bước trưởng thành" và đầy tính tự sự cá nhân, album có sự tổng hòa của những yếu tố nhạc điện tử Electro, Synth-pop và R&B-folk.
Rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh "anh chàng hàng xóm thân thiện" cùng những bản thu ỉ ôi và lan man mang đậm chất tumblr-pop (dòng nhạc được phát triển dựa trên trào lưu mỹ học "aesthetic" nổi tiếng trên tumblr), Bloom tập trung nhiều hơn vào những mặt trưởng thành và chững chạc của Troye trong âm nhạc.
Dù cho xét trên tổng thể, Bloom vẫn chưa thực sự thoát khỏi những lối mòn có trong Blue Neighbourhood (album đầu tay của Troye Sivan) như: tính cá nhân, cái tôi non trẻ và cách xử lý âm nhạc có phần dễ gây... buồn ngủ; nhưng đây vẫn là một điểm cộng sáng chói cho những nỗ lực của anh chàng ca sĩ 23 tuổi điển trai này.
Mở đầu album là Seventeen - một bản mid tempo synth-pop mang đậm phong cách của những năm 2000. Tuy chưa thực sự đặc sắc về mặt ý tưởng và cách thực hiện, nhưng ca khúc vẫn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ làm lời ngỏ đầu cho toàn bộ album.
Sử dụng những đoạn hook mang đậm tính tự sự, Seventeen cân đối giữa tính đương đại (contemporary) và tiết chế một cách tuyệt đối những yếu tố thừa thãi của một bản pop truyền thống. Tuy vậy, sự đơn giản về mặt phối khí này lại khiến cho bài hát đôi lúc trở nên nhàm chán và thiếu đi tính bất ngờ.
Không phải tự nhiên mà My My My! lại là single đầu tiên trong Bloom được Troye lựa chọn để phát hành. My My My! tròn trịa và có một cấu trúc tốt, nhưng vẫn tạo ra được "không gian" đủ rộng để Troye có thể "thỏa sức vẫy vùng" sáng tạo.
Với sự kết hợp hài hòa giữa tiếng loop pad và bộ gõ electro-synth, My My My! làm nổi bật lên những âm thanh bass-dance nhúng nhảy, trước khi thực sự bùng nổ thông qua những đoạn hook bắt tai ở phần điệp khúc. Ca khúc sẽ chẳng bao giờ có một cơ hội phát triển nào tốt hơn thế.
Thế nhưng điểm sáng nhất của toàn bộ album lại nằm ở bản thu thứ 3: The Good Side. Nói về nó, Troye Sivan chia sẻ:
Đây là một ca khúc rất khó để thực hiện. Nó khiến tôi cảm thấy bồi hồi và đầy cảm xúc. Ca khúc được viết dựa trên một trải nghiệm tan vỡ trong tình yêu mà tôi đã có từ lâu.
Học tập theo những gì mà Sufjan Stevens đã thực hiện trong Mystery Of Love, Troye Sivan và đội ngũ sáng tác đứng sau anh đã dựng nên một The Good Side sắc sảo với những mặt cấu trúc riêng biệt được đặt rải rác ở từng phần, nhưng vẫn không hề lạc điệu với nhau và được kết nối lại một cách khéo léo.
Dùng bộ gảy guitar và tiếng đàn hạc làm nhạc cụ đệm xuyên suốt, bài hát gợi cho người nghe nhớ đến một ca khúc indie folk có phần ảm đạm và chất chứa nhiều nỗi niềm.
Nhưng dĩ nhiên, những phần âm thanh electro và glimmering-synth vẫn được The Good Side sử dụng như một chất xúc tác tuyệt vời. Cơ mà, ca từ vẫn là một trong những điểm yếu chết người của Troye Sivan, khi The Good Side hoàn toàn bị "chết chìm" trong những dòng lyrics dông dài, có phần hơi sáo rỗng và kể lể - điều mà Troye đã phạm phải rất nhiều lần trong quá trình thực hiện album trước đó của mình là Blue Neighbourhood.
Ca khúc thứ 5, Postcard chính là lời khẳng định chính xác nhất cho nhận xét: càng ít o ép bản thân, Troye càng ít tạo ra những ca khúc gượng gạo và thiếu điểm nhấn.
Với cách biên khúc giản lược, chỉ sử dụng duy nhất tiếng đàn piano làm nền cho toàn bộ phần vocal đầy truyền cảm, Postcard giống như một "bước nghỉ chân" sau một The Good Side nặng nề tính cá nhân và một My My My! chứa đầy bất ngờ.
Sang đến Bloom (ca khúc có tên trùng với tên của album), một bản tuyên ngôn "hùng hồn" được sinh ra giữa sự kết hợp của hai thể loại Electronic và Pop. Bên cạnh đó, như để tăng thêm tính thú vị cho ca khúc, bộ đệm post-funk và guitar điện tử được đưa vào ở chính giữa phần điệp khúc, tạo nên một bản sample hoàn chỉnh nhất nhì trong số những bản thu electro-pop thương mại hiện nay.
Đồng thời, bài hát cũng là một đại diện hoàn hảo cho tất cả những mặt mà Troye muốn thể hiện: sự nghiêm túc và trưởng thành, nhưng vẫn có thể khiến cho người nghe phải nhún nhảy mãi không ngừng.
Kỳ lạ thay, sự kết hợp với nữ ca sĩ Ariana Grande trong ca khúc Dance To This lại bị phân cực ra bởi những luồng ý kiến trái chiều. Nếu như không quen với cách hát phô trương, thậm chí có phần lấn áp bạn hát của Ariana Grande, nhiều người có thể sẽ cảm thấy Dance To This cực kỳ rời rạc và thiếu đi sự kết nối giữa hai ca sĩ.
Với cách xử lý đậm chất R&B và post morden-funk, ca khúc lại như thể đang trêu ngươi độc giả bằng tất cả những điều thú vị mà nó có: vocal ngọt ngào như kẹo đường, phần hook bắt tai quyến rũ cùng bầu không khí mơ màng êm đềm đậm chất tình yêu.
Vậy nhưng khi kết hợp những yếu tố trên lại với nhau, thứ mà ca khúc thu về lại hoàn toàn không ăn nhập gì so với những kỳ vọng mà giới mộ điệu mong chờ.
Là bốn ca khúc cuối cùng khép lại toàn bộ album: Plum, What a Heavenly Way to Die, Lucky Strike, Animal tuy chưa để lại nhiều ấn tượng so với phần trên, nhưng vẫn là những ví dụ điển hình cho tư duy làm nhạc mới mẻ mà Troye Sivan đang sở hữu.
Với Plum, tiếng bass điện tử được lặp đi lặp lại trên những tempo quay cuồng chóng mặt có thể được coi là một điểm nhấn hiếm hoi mà bản thu này sở hữu. Trong âm nhạc, không phải là cứ ỉ ôi than thở là đã có thể tạo ra một ca khúc hay. Âm nhạc là cả một quá trình của sự sáng tạo và rèn giũa những kỹ năng. Chỉ đến khi nào Troye Sivan hiểu ra được mục đích thực sự của âm nhạc là gì, thì khi ấy Bloom mới có thể thực sự "bung nở" một cách xuất sắc - chứ không chỉ đơn thuần là một lời hứa suông.
Theo lostbird
DJ Party Favor lần đầu đến Việt Nam biểu diễn Party Favor - một cái tên không hề xa lạ với những bạn trẻ yêu âm nhạc, đặc biệt là dòng nhạc điện tử - vừa xác nhận sẽ đến Hà Nội biểu diễn. Party Favor, tên thật là Dylan Ragland, là người tiên phong đưa các thể loại Trap, Twerk vào trong các lễ hội âm nhạc. Mỗi khi âm nhạc của...