Nhạc Bolero – Tài sản văn hoá phi vật thể của chúng ta
Những ca khúc có vẻ như sướt mướt ủy mị đó một thời đã làm mưa làm gió khắp các tỉnh thành phía Nam. Bạn có biết nhạc Bolero là gì? Dưới đây là bài viết của ca sỹ – nhạc sỹ Jimmy Nguyễn về thể loại này.
Thể loại nhạc Bolero có giai điệu du dương, êm đềm, dễ đi vào lòng người. Những ca từ cũng như nhạc điệu mỗi bài hát dễ tạo nên cảm xúc khi nghe, khiến cho người nghe cảm nhận được nổi lòng của tác giả, thấu hiểu dược tâm tư của tác giả.
Sự tồn tại của một thể nhạc chứng tỏ sức mạnh không thể chối bỏ của thể nhạc đấy. Bolero là thế. Tôi xin bỏ qua lịch sử của Bolero, từ đâu có và mốc thời gian xuất hiện vì bất cứ ai muốn biết, lên mạng tìm hiểu, biết ngay vì cũng như gốc của cây đàn ghita phím lõm cải lương, gốc của Bolero cũng gia trưởng lắm, Tây lắm.
Nếu nói về Bolero Việt Nam thì đấy là một dòng nhạc đã được tách rời từ gốc, hoàn toàn riêng biệt, đã đi vào lòng người và tồn tại mãi đến bây giờ qua bao nhiêu thế hệ, thăng trầm, đổi thay của văn hoá. Bolero phản ảnh chiến tranh và đã giúp người với người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, đồng cảm và tha thứ cho nhau. Tôi cũng nghe những chuyện thời chiến tranh vì cùng biết một bài hát Bolero mà hai chiến sỹ Nam, Bắc phải xin đổi đơn vị vì thà họ chết bởi bàn tay người lính xa lạ nào khác còn hơn là chết bởi người anh em biết nghe nhạc Bolero.
Với riêng tôi, Bolero phải được trân trọng như là tài sản văn hóa phi vật thể vì đã nuôi sống, an ủi tinh thần cho hàng triệu người dân lành Việt Nam khi những thể nhạc lai căng khác của nước ngoài vẫn chưa thể khoả lấp đươc những nỗi niềm triền miên đớn đau của dân tộc. Nghe Bolero không phải để hoài cổ mà để hiểu tâm tư và khắc khoải của người xưa và luôn cả người nay.
Bolero xứng đáng là dòng nhạc cho bất cứ ai yêu văn hoá, nghệ thuật chân chính Việt Nam. Cớ sao phải lên tiếng nặng nhẹ thể nhạc này và dèm pha những ai đam mê, thần tượng Bolero, biểu diễn và trình bày Bolero? Già thì có sao đâu? Trẻ cũng có sao đâu? Ca sỹ nổi tiếng hay không nổi tiếng yêu thích Bolero thì cũng có sao đâu? Âm nhạc là cho mọi người, cho bất cứ ai.
Video đang HOT
Khán giả Việt Nam sẽ định đoạt hết. Đi vào lòng khán giả thì khán giả sẽ cho tồn tại. Họ sẽ nghe ra rả cả ngày lẫn đêm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong khi những thể nhạc từ khi xâm nhập vào Việt Nam cho đến nay vẫn còn bị lai căn, vẫn còn bị ảnh hưởng. Người ta vẫn còn phải đặt lời Việt cho những bài mới hoặc phải nhai đi nhai lại những bản chính gốc. Những ban nhạc rock tại Việt Nam loay hoay trên sân khấu một chặp rồi cũng phải giở những bài kinh điển của Mỹ Hotel California, Still Loving You v,v…., của Anh ra mà nhai. Nhạc pop cũng thế, lui tới trước sau gì cũng sẽ phải giở những bài hát của Mỹ, của Anh, của Trung Hoa, của Hàn v,v… với lời Việt ra mới có thể tồn tại.
Những thể nhạc này lúc nào cũng không thể mất gốc. Chúng ta không thể nào biến tấu, thoát ra khỏi cái gốc đấy hoàn toàn để thành một thể nhạc của Việt Nam được. Thế nhưng từ khi vào Việt Nam cho đến nay đã qua hàng chục thập niên, hiếm thấy bài Bolero nào của nước ngoài mà nhạc sỹ Việt Nam phải đặt lời Việt. Những bài Bolero đều được chính các nhạc sỹ cha chú sáng tác và những bài hát này đã đi vào tận các ngõ nghách của dải đất cong cong hình chữ S, ở mãi trong lòng người. “Thà làm thân gỗ cây tận rừng cao, thà làm viên đá âm thầm đáy biển thật sâu.” Thế nên Bolero cần phải được trân quý như ta cần phải trân quý những thể loại nhạc truyền thống, dân gian của chúng ta. Vì Bolero đã thoát thân thành linh hồn riêng của nền âm nhạc Việt Nam ngay từ thuở đầu tiên cha ông ta nghe giai điệu đấy. Như 1920, khi cha ông ta nghe tiếng đàn ghita họ đã nhanh chóng biến tấu thành ghita phím lõm Việt Nam.
Từ đấy trở thành đàn cải lương, một loại đàn dân tộc của trường phái đàn ca tài tử đã được thế giới công nhận là tài sản văn hoá phi vật thể. Muốn biết sức mạnh của đàn ghita phím lõi cải lương “dân tộc” như thế nào không? Các rockers trên sân khấu khi sướng cầm đàn điện mình đang đeo tự đập banh chành thoải mái chẳng ai trách điều gì, thậm chí khán giả còn reo hò nhưng thử bảo họ cầm đàn cải lương mà đập xem sao? Dân mà biết thì cả ban rock có mà ăn đủ…dép.
Thể loại Bolero cũng vậy. Đã trở thành Bolêrô Việt Nam, thể nhạc mang đậm nét Việt Nam với những sáng tác bất hủ hoàn toàn của Việt Nam . Bolêrô Việt Nam đâu phải là nhạc ngoại nữa đâu mà đặt lời Việt? Người Mỹ đâu sáng tác nhạc cải lương để ta đặt lời Việt? Đâu thấy bài hát tiếng nước ngoài có ca sỹ trình bày giai điệu chách chách chùm chách chùm chách chùm. Chách chách chùm chách chùm chách chùm để ta đặt lời. Bolêrô Việt Nam riêng tôi xứng đáng là tài sản văn hoá phi vật thể của chúng ta.
Theo NS
Lệ Quyên song ca cùng 'nam thần Bolero' bài hit làm nên tên tuổi 'nữ hoàng phòng trà'
Ngoài "nam thần Bolero" khiến Lệ Quyên không kiềm lòng được phải lên sân khấu song ca, tập 1 Thần tượng Bolero còn xuất hiện một "thánh nữ" mang giọng hát làm say lòng người.
Sau những ngày chờ đợi, Thần tượng Bolero mùa 2 chính thức lên sóng truyền hình. Đây tiếp tục là cuộc thi tìm kiếm những giọng ca "thiên phú" yêu thích Bolero và là nơi tôn vinh dòng nhạc bất hủ của Việt Nam. Nối tiếp những thành công vang dội từ mùa đầu tiên, cùng với dàn giám khảo mới mẻ, cuộc thi hứa hẹn sẽ mang đến những món ăn tinh thần hấp dẫn vào mỗi tối thứ 5 hàng tuần.
Ngoài những nhận xét chuyên môn, khán giả sẽ thấy được sự duyên dáng hài hước của bộ tứ quyền lực trên ghế nóng. Đặc biệt, sự xuất hiện của những giọng ca tài năng sẽ là điểm nhấn giúp chương trình tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người xem.
Ngay tập đầu tiên, sẽ có sự xuất hiện của một "nam thần" sở hữu ngoại hình lãng tử cùng nụ cười tỏa nắng "thiêu đốt" khán giả ngay ánh nhìn đầu tiên. Đặc biệt giọng hát ngọt ngào, truyền cảm của anh sẽ là "vũ khí" để khán giả phải tan chảy.
Thể hiện ca khúc Tình lỡ một bản hit gắn liền với tên tuổi của Lệ Quyên đã khiến 4 HLV đứng ngồi không yên và "nữ hoàng phòng trà" phải bấm chọn ngay những câu hát đầu tiên. Lệ Quyên còn không ngân ngại cầm mix bước lên sân khấu song ca cùng "nam thần" tạo nên một bản Tình lỡ mới mẻ lần đầu tiên có tại Thần tượng Bolero.
Bên cạnh "soái ca" chương trình còn có sự xuất hiện của &'"thánh nữ bolero" đến từ Thành Phố Huế. Cô cho biết tham chương trình để thử thách bản thân và cảm thấy có sự đồng điệu trong dòng nhạc Bolero. "Thánh nữ" sở hữu ngoại hình xinh đẹp, dịu dàng cùng giọng hát "ngọt như mía lùi" thể hiện ca khúc Ai nhớ chăng ai khiến cả trường quay phải thổn thức và "gục ngã".
Đặc biệt, cô còn gửi tặng cho khán giả một đoạn trong ca khúc Lý mười thương khiến lệ Quyên phải thốt lên rằng "Giời ơi, hay thế!" riêng Đàm Vĩnh Hưng thì tuyên bố "nếu không chọn anh, đố em ra khỏi hậu trường được". Một cuộc chiến gây cấn cũng diễn ra trên sân khấu giữa 4 HLV để tranh giành giọng ca này về với đội của mình.
Với sự ưu ái của 4 HLV cùng khán giả tại trường quay dành cho 2 giọng ca đặc biệt này, họ sẽ quyết định về với đội của ai? đây sẽ là một điều thú vị, gây cấn và không kém phần bất ngờ trong tập đầu tiên của Thần tượng Bolero.
Theo Saostar
Tranh cãi việc The Voice loại bolero vẫn có 'Thành phố buồn' Sự xuất hiện của "Thành phố buồn" do Trần Anh Đức thể hiện trong tập 2 The Voice gây tranh cãi trong cộng đồng mạng vì trước đó BTC tuyên bố không chấp nhận thí sinh hát bolero. Ngay khi thí sinh Trần Anh Đức bước ra sân khấu để hát ca khúc Thành phố buồn, rất nhiều khán giả đã đưa thắc...