Nhà xe, bến xe thưởng Tết ra sao?
PV đã thực hiện cuộc khảo sát về thưởng Tết tại các doanh nghiệp vận tải, bến xe trên cả nước.
Lái, phụ xe các doanh nghiệp vận tải Nghệ An đều có tháng lương 13 – Ảnh: Tiến Mạnh
Giá xăng dầu giảm mạnh khiến các doanh nghiệp vận tải “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, năm qua cũng là năm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vận tải. Năm hết Tết đến, PV Báo Giao thông đã thực hiện cuộc khảo sát về thưởng Tết tại các doanh nghiệp vận tải, bến xe trên địa bàn cả nước.
Có DN Vận tải thưởng cao nhất tới 100 triệu đồng
Nhiều năm qua, những doanh nghiệp vận tải tại TP HCM luôn có mức thưởng khá cao. Bà Trần Diệu Canh, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ vận tải Tân Thanh cho biết: “năm nay chúng tôi thưởng Tết cho 600 lao động trong đơn vị mỗi người một tháng lương 13. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thưởng theo phân loại lao động trong năm. Nếu công nhân nào xếp loại A được thưởng 100% lương, loại B được 80%, loại C chỉ 60%”. Theo bà Canh, căn cứ mức xét thưởng trên, ít nhất mỗi công nhân cũng được thưởng 6 triệu đồng và cao nhất là bộ phận lãnh đạo với mức thưởng Tết 100 triệu đồng.
Ông Dương Xuân Sơn, Phó Chủ tịch Công đoàn Sở GTVT TP HCM cũng cho biết, hiện công tác thưởng Tết của các đơn vị trong ngành vẫn chưa chốt được mà phải đến 23 – 24 Âm lịch mới thống kê. Lý do theo ông Sơn là bởi các đơn vị ngành GTVT phải thi công công trình xong đến gần Tết và chờ giải ngân xong mới quyết toán được quỹ lương, sau đó mới căn cứ để tính tiền thưởng Tết cho người lao động. Tuy nhiên theo ông Sơn, nhìn chung năm nay thưởng Tết có thể cao hơn năm ngoái. Năm 2015 số tiền thưởng Tết cho 24 đơn vị trực thuộc là 17 tỉ đồng chia cho 2.000 người, trung bình mỗi người được thưởng 8,5 triệu đồng. Năm nay còn lại 18 đơn vị do 6 đơn vị đã chuyển đi.
Là doanh nghiệp vận tải hành khách cả tuyến đường dài lẫn taxi nội đô tại TP Hải Phòng, trao đổi với PV, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Vận tải Đất Cảng cho biết, năm qua do thị phần vận tải có sự cạnh tranh khốc liệt nên doanh thu của công ty cũng chỉ giữ ở mức ổn định. Công ty vẫn đảm bảo mức thưởng Tết cho gần 400 cán bộ như mọi năm. Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được thưởng một tháng lương thứ 13. Với mức thu nhập cơ bản trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, số tiền công ty trích thưởng cũng khá lớn.
Đối với doanh nghiệp vận tải Hà Lan (Thái Nguyên), ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc công ty cho biết, truyền thống của công ty trong dịp Tết là ngoài phần thưởng mỗi cán bộ 1 triệu đồng còn có phần quà là những loại thực phẩm để người lao động sử dụng trong dịp này. Cả công ty có 400 cán bộ, nhân viên với mức thu nhập trung bình khoảng 5 – 6 triệu đồng, trong đó riêng đội ngũ lái xe còn có thêm phần lương thu nhập tăng thêm. Vì thế, đơn vị đã chỉ đạo bộ phận tài chính đến cuối năm phải thanh toán đầy đủ lương, thưởng cho anh em.
Video đang HOT
Khảo sát của PV tại các doanh nghiệp vận tải Nghệ An, mức thưởng đối với người lao động được chủ doanh nghiệp hết sức quan tâm. Năm nay, tất cả đội ngũ lái, phụ xe, nhân viên phục vụ đều được trả thưởng theo hình thức chung là tháng lương thứ 13. Điển hình như Công ty Vận tải Du lịch Văn Minh, mức thưởng Tết đối với lái xe là từ 10 triệu đồng/người, nhân viên phòng vé là 7 triệu đồng (tương ứng với bình quân lương hàng tháng). Đối với người lao động làm việc chưa đủ 1 năm hưởng 70% tiền thưởng. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý sẽ được nhận thưởng bằng 200% lương bình quân năm. Chế độ với người đi làm vào những ngày nghỉ Tết được chi trả theo quy định là 300% lương cơ bản. Những đơn vị vận tải có ít xe, ít nhân viên áp dụng hình thức thưởng trực tiếp gồm tiền và quà Tết, tổng giá trị khoảng 7 – 10 triệu đồng/người.
Trực Tết, nhân viên bến xe được nhân hệ số ba
Trao đổi với Báo Giao thông về kế hoạch thưởng Tết tại các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, ông Nguyễn Tùng Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, hiện công ty đang chờ Sở GTVT phê duyệt kế hoạch thưởng Tết. “Chúng tôi cổ phần rồi nên chế độ thưởng Tết sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận”, ông Tùng Anh nói và cho biết, CBCNV tại các bến xe làm việc khá đặc thù, vất vả. Khi mọi người đã nghỉ, đến 30 Tết, nhân viên bến xe vẫn làm, thậm chí Tết còn phải trực. Vì thế năm nay chúng tôi sẽ nghiên cứu mức thưởng cụ thể, tương xứng với từng người, từng ca kíp. Theo tìm hiểu của PV, tại các bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm mức thưởng Tết bình quân của CBCNV trong năm trước dao động từ 5 – 6 triệu đồng.
Công ty CP Quản lý Bến xe Nghệ An cũng công bố mức thưởng Tết Nguyên đán 2016 cho CBCNV toàn công ty. Theo đó, mức thưởng năm nay sẽ tăng trên 10% so với năm 2015. Cụ thể, mức thưởng Tết cao nhất là 25 triệu đồng, thấp nhất là 4,5 triệu đồng. Ngoài ra, để động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên đi làm trong những ngày nghỉ Tết, công ty đã áp dụng hình thức nhân ba hệ số lương cơ bản đối với người lao động, đồng thời trong các ca trực, người lao động sẽ được bố trí ăn ca miễn phí tại nhà ăn dịch vụ, với mức cao hơn 50% so với chế độ ăn bình thường
Theo Bao Giao thông
Lãnh đạo công ty xin lỗi vì nói thưởng nải chuối cho công nhân ăn Tết
Công nhân bức xúc vì công ty chậm trả lương, thưởng tết khi Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giày Sài Gòn nói sẽ thưởng gạo, thịt, chuối để công nhân ăn tết.
Công nhân đình công vì chậm trả lương, không có thưởng tết - Ảnh: Trung Hiếu
Sáng 21.1, hơn 500 công nhân Công ty cổ phần giày Sài Gòn (SSF) ở quận 10, TP.HCM đồng loạt nghỉ việc để phản đối chính sách lương, thưởng tết và chế độ thôi việc mà công ty áp dụng cho người lao động suốt thời gian qua.
Theo một số công nhân, mọi chuyện bắt đầu khi tháng 8.2015 một nhóm nhà đầu tư bỏ ra 142 tỷ đồng mua lại 55% cổ phần SSF. Từ đó mọi chính sách lương, thưởng của công ty bắt đầu thay đổi. Dù sản lượng giày trong tháng 12 đạt 95.000 đôi (tăng 35.000 đôi so với tháng 11) nhưng mức lương trung bình của công nhân giảm, từ hơn 6 triệu đồng còn 5,6 triệu đồng.
Tiếp theo là thưởng tết, ban đầu ban giám đốc SSF thông báo không có thưởng. Khi một số công nhân lên hỏi, Chủ tịch HĐQT SSF Nguyễn Quốc Đại nói tết này công ty sẽ thưởng cho mỗi công nhân 10 kg gạo, 2 kg thịt và 1 nải chuối.
"Chính tôi là một trong số người lên gặp và nghe ông Đại nói như vậy. Tui nói tui là người Nam bộ, tết chỉ cúng mâm ngũ quả thôi chứ không cần chuối. Ông Đại nói thưởng chuối ý muốn rủa tụi tui chết hay sao ấy. Tụi tui rất bức xúc vì câu nói ấy", chị Phạm Thị Thu Thủy, công nhân phân xưởng 3 - nói với PV Thanh Niên.
Ngoài việc bị thiếu lương, không được thưởng tết, nhiều công nhân cũng bức xúc vì không được thanh toán các chế độ chính sách. Theo nhiều công nhân phản ánh, khoảng 1 năm nay, công ty không đóng BHXH cho công nhân dù hàng tháng vẫn trừ tiền BHXH của công nhân.
Công nhân bức xúc phản ánh việc SSF có nhiều chính sách không phù hợp - Ảnh: Trung Hiếu
Chị Đặng Ngọc Sang, công nhân phân xưởng 3 cho biết đã sinh con từ tháng 5.2015 nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán bất cứ chế độ thai sản nào. Tương tự, công nhân Lưu Thị Ngọc Phượng (phân xưởng 4) cũng cho biết con chị đến nay đã được 9 tháng, chị đã nhiều lần hỏi công ty về chế độ thai sản nhưng không ai trả lời.
Đáng chú ý nhất là chính sách thôi việc mà lãnh đạo SSF đưa ra. Theo đó, từ ngày 31.1, với lí do làm ăn thua lỗ, SSF sẽ cho tất cả công nhân nghỉ việc. Nếu công nhân nào tự làm đơn nghỉ việc sẽ được lãnh tháng lương, còn không chỉ được nhận 30% lương cơ bản. Hiện tại công ty đã thông báo cho hơn 81 người nghỉ việc, số còn lại sẽ nghỉ sau ngày 31.1.
Ông Vũ Đình Khang, quản đốc phân xưởng 3 bức xúc: "Việc thông báo tất cả người lao động phải nghỉ việc sau ngày 31.1 là điều phi lí, bất nhẫn. Đành rằng công ty khó khăn từ trước rồi nhưng với nhà đầu tư mới họ phải làm tốt hơn. Chứ đằng này sau khi chi phối công ty, họ bắt công nhân nghỉ việc mà không bảo đảm chế độ. Thương hiệu SSF chúng tôi đã xây dựng từ hàng chục năm nay. Thế mà tự dưng có nhà đầu tư mới nhảy vào chúng tôi mất việc".
Trưa 21.1, ông Huỳnh Tấn Tài, Giám đốc công ty, ông Nguyễn Quốc Đại, Chủ tịch HĐQT công ty và đại diện LĐLĐ Q.10 đã có buổi làm việc với hàng trăm công nhân phân xưởng 4.
Ông Nguyễn Quốc Đại cho biết đã chuyển thêm hơn 280 triệu vào quỹ lương để thanh toán bổ sung lương tháng 12.2015 cho CN. Còn đối với các khoảng tiền thưởng tết, tiền lương tháng 1.2016, các chế độ chính sách, thôi việc... cả ông Tài và ông Đại đều chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Ông Nguyễn Quốc Đại (trái) - Chủ tịch HĐQT lí giải câu nói thưởng tết gạo, thịt, chuối cho công nhân chỉ là câu nói đùa - Ảnh: Hải Nam
"Do tình hình kinh doanh của công ty thời gian qua liên tiếp thua lỗ nên hiện vẫn chưa có nguồn tiền để thưởng tết và trả lương tháng 1.2016 cho công nhân, chúng tôi sẽ cố gắng cân đối và giải quyết sớm nhất có thể" ông Đại hứa.
Tại buổi làm việc này, ông Đại xin lỗi công nhân vì câu nói thưởng gạo, thịt, chuối cho công nhân ăn tết. Theo ông Đại, mấy năm qua kinh doanh khó khăn, SSF không có thưởng tết. Do đó mức thưởng trên nếu có chỉ nói lên sự nỗ lực của lãnh đạo công ty chứ không có ý định chế nhạo công nhân.
Đến trưa 21.1, ông Lê Xuân Tâm - trưởng phòng lao động, thương binh và xã hội quận 10 - cho biết sẽ tập hợp những ý kiến của công nhân để làm việc với lãnh đạo SSF.
Trung Hiếu - Hải Nam
Theo Thanhnien
Thưởng Tết được 150 triệu: Mua ôtô hay đầu tư nuôi gà? Tết năm nay tôi được thưởng 3 tháng lương (150 triệu đồng), cộng với tiền mừng tuổi của con khoảng 15 triệu nữa. Tôi đang phân vân không biết có nên rút thêm khoản tiết kiệm 500 triệu để mua ôtô hay đầu tư làm trang trại nuôi gà đặc sản để bán. Tôi là dân công nghệ thông tin vừa mới bỏ...