Nhà vườn làng mai Phước Định ở miền Tây thấp thỏm vì dịch Covid-19
Người trồng mai vàng ở làng mai Phước Định ở miền Tây thấp thỏm, lo lắng sẽ mất tết vì ảnh hưởng dịch Covid-19.
Anh Trương Văn Phúc Em chăm sóc vườn mai vàng của mình nhưng luôn lo sẽ mất tếtXUÂN PHÚC
Lo mất tết và không có chợ hoa vì Covid-19
Từ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, nhà vườn trồng mai vàng ở làng mai Phước Định (xã Bình Hòa Phước, H.Long Hồ, Vĩnh Long) không bán được mai, mất thu nhập. Trong suốt nhiều tháng, nhà vườn phải “ngồi yên” để chống dịch, mặc dù cây mai vàng là nguồn thu nhập chính. Sau khi cơ bản kiểm soát được dịch, các chốt kiểm soát Covid-19 được dỡ bỏ và hết giãn cách xã hội, nhà vườn trồng mai hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần thì dịch Covid-19 lại đang bùng phát trở lại khiến họ đứng ngồi không yên. Anh Trương Văn Phúc Em (ngụ ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) cho biết đã chuẩn bị 50 chậu mai vàng bán tết nhưng không biết tới đó chợ hoa có mở cửa được không.
“Dịch bệnh này, nhà vườn trồng mai khó khăn dữ lắm. Mua bán không được, đóng chốt thì coi như đứng luôn toàn thị trường. Từ hồi mở chốt đến giờ, tôi bán được vài cây, so với năm rồi tệ hơn, chỉ chừng 30 – 40%. Tết chuẩn bị đi chợ khoảng 40 – 50 cây, nhưng không biết chợ có cho bán không. Mong cho mau hết dịch để mua bán được”, anh Phúc Em rầu rĩ nói.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Tiêu Hùng Minh (ngụ ấp Phước Định 2, xã Bình Hòa Phước) cho biết trong năm nay ông chỉ bán được một cây mai, so với năm trước giảm đến 70% và lo sợ dịch Covid-19 bùng phát trở lại sẽ khiến ông và nhà vườn khác không bán được mai.
Ông Tiêu Hùng Minh mong muốn dịch Covid-19 mau qua đi để ông và người dân trồng mai buôn bán lại được. Ảnh XUÂN PHÚC
“Lúc giãn cách, bà con ở làng mai không mua bán gì được, đứng chựng lại hết. Đến khi hết giãn cách thì cũng bán được, nhưng không bằng mấy năm trước. Tết sắp tới, chợ hoa xuân chưa biết có bán được hay không. Mong dịch bệnh không còn để bà con mua bán, nhất là Tết Nguyên đán. Bà con ở đây trông cậy vào cây mai vàng lắm”, ông Minh nói.
Không dám chuẩn bị nhiều
Ông Lê Văn Tý, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã làng nghề mai vàng Phước Định, cho biết từ lúc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính Phủ, các chốt liên tỉnh được dỡ bỏ, thương lái các tỉnh đã bắt đầu đến mua bán mai, người dân đang phục hồi lại nghề, nhưng không được như lúc đầu vì lo lắng dịch Covid-19.
Video đang HOT
“Nói chung, hồi giãn cách xã hội thì mai không bán được. Sau giãn cách, có thương lái đến mua. Hiện bà con trong hợp tác xã cũng tiếp tục vô chậu, chuẩn bị tết bán, nhưng cũng lo lắng vì tết có đi bán được ở các chợ hoa xuân hay không. Họ cũng không dám chuẩn bị nhiều vì vô chậu cây sẽ mất sức, chỉ chuẩn bị được khoảng 300 chậu thôi. Chuẩn bị thì chuẩn bị chứ không biết sao, bán trong tỉnh chứ không dám đi xa”, ông Tý cho biết thêm.
Ông Lê Văn Tý chăm sóc vườn mai cổ của mình. Ảnh XUÂN PHÚC
Làng nghề truyền thống hoa kiểng cây giống Phước Định được UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận vào tháng 10.2009 với 106 hội viên. Quá trình hoạt động đến nay đã hơn 11 năm, làng nghề có diện tích trồng cây thành phẩm 2,5 ha, hiện có khoảng 550 gốc mai cổ, 4.000 gốc mai trung và 25.000 gốc mai tiểu, bonsai cùng một số loại kiểng khác là khoảng 2.500 gốc. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây cũng từ cây mai vàng. Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, người dân lo lắng một cái tết không trọn vẹn.
Y tế miền Tây quá tải
Quá tải hệ thống y tế cơ sở là tình trạng được giới chức nhiều tỉnh miền Tây cảnh báo, trong bối cảnh hai tuần qua số ca nhiễm tăng mạnh, có nơi như Đồng Tháp, Kiên Giang tăng trên 280%.
Cần Thơ từ ngày 11/11 đã nâng cấp độ dịch lên mức 3 (vùng cam, nguy cơ cao) do F0 tăng mạnh trong một tuần qua, các cơ sở y tế đều quá tải.
Bốn ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận hàng ngày tại Cần Thơ trung bình hơn 200. Khoảng 3.000 F0 đang được điều trị. Tỉnh đã kích hoạt lại bệnh viện đã chiến số 6 quy mô 600 giường và chuyển công năng Trung tâm y tế huyện Phong Điền thành bệnh viện điều trị Covid-19 với 150 giường. Hiện, ngành y tế Cần Thơ có khả năng tiếp nhận điều trị 3.500 F0.
Ông Phạm Phú Trường Giang (Phó giám đốc Sở Y tế Cần Thơ) cho biết việc trưng dụng lại bệnh viện dã chiến kết hợp với các cơ sở y tế hiện có nhằm tiếp nhận, điều trị F0 có bệnh nền, triệu chứng. Tuy nhiên hiện tốc độ mở rộng bệnh viện dã chiến sẽ không kịp so với tốc độ F0 gia tăng. Hơn nữa, đa số người dân Cần Thơ đã được tiêm vaccine mũi 1 nên nhiễm bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến tính mạng.
"Chúng tôi đang đẩy nhanh tối đa tiêm mũi 2 cho người dân, đồng thời xin chủ trương của thành phố để điều trị F0 không có triệu chứng tại nhà", ông Giang nói và cho biết sở đã làm xong kế hoạch để trình lãnh đạo Thành ủy phê duyệt.
Cần Thơ đang gặp khó về nhân lực y tế. Tỉnh có khoảng 6.000 nhân lực y tế, trong đó khoảng 3.000 y bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19, khoảng 2.000 làm các công tác thông thường, số còn lại tham gia truy vết dịch tễ, sắp tới sẽ thu dung F0 không triệu chứng.
Thành phố Cần Thơ có 83 xã, phường thị trấn. Mỗi đơn vị có một trạm y tế xã với nhân lực rất mỏng, trung bình 5-7 người (theo mật độ dân số) nên rất khó đáp ứng khối lượng công việc quá lớn khi dịch bệnh mấy tháng qua. Chưa kể, trạm y tế còn đảm nhiệm công tác tiêm vaccine phòng covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Nếu F0 điều trị tại nhà, ước tính Cần Thơ cần thêm 300-400 y bác sĩ. Sở cũng chuẩn bị phương án trang bị thêm thuốc men, vật tư y tế, máy thở cho y tế các xã phường, thị trấn để điều trị Covid-19.
"Hiện công tác điều trị, truy vết dịch trở nên quá tải, chúng tôi đã báo cáo Thành ủy xin bổ sung thêm lực lượng từ quân đội, sinh viên ngành y dược năm cuối, để bổ sung thêm nguồn lực cho các trạm y tế lưu động, giảm bớt gánh nặng cho y tế cơ sở", ông Giang nói.
Khu điều trị F0 nặng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long
Phường Tân An, quận Ninh Kiều, hơn 22.000 dân, từng là một trong những điểm nóng Covid-19 với ổ dịch lớn và đầu tiên của thành phố tại chợ Tân An. Từ ngày 8/7 đến nay, quận Ninh Kiều đã ghi nhận hơn 2.800 ca Covid-19, nhiều nhất TP Cần Thơ, trong đó phường Tân An xếp thứ 2 với 391 ca.
Bác sĩ Bùi Hồng Mai, 37 tuổi, Trưởng Trạm Y tế phường Tân An, cho biết đơn vị có 8 nhân sự gồm một bác sĩ đa khoa, một bác sĩ y học dân tộc, còn lại là y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ. Công việc thường ngày khi chưa có dịch là chăm sóc sức khỏe người dân, sơ cấp cứu ban đầu, tiêm chủng mở rộng, khám và chữa trị các bệnh thông thường... Covid-19 bùng phát, toàn trạm tham gia truy vết, quản lý các khu vực phong tỏa, chốt kiểm soát (khi giãn cách xã hội), lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức tiêm phòng cho dân... Khối lượng công việc trong thời gian dịch tăng gấp 10 lần so với bình thường.
"Sắp tới phường được chọn thí điểm điều trị F0 và cách ly F1 tại nhà thì khối lượng công việc còn nặng nề hơn. Khi đó, chúng tôi cần tăng cường nhân lực, vật tư y tế, thuốc men, máy thở và nhất thiết phải có tổ y tế lưu động...", bác sĩ Mai nói.
Đồng Tháp 14 ngày qua số ca nhiễm mới liên tục tăng, so với hai tuần trước tăng đến 281%. Tổng cộng đến nay đã ghi nhận hơn 11.00 ca nhiễm. Y tế cơ sở quay cuồng vì lượng công việc tăng gấp nhiều lần nhưng thiếu nhân lực lẫn thiết bị. Trạm y tế xã Phú Thuận A (Đồng Tháp) có 9 nhân sự gồm một bác sĩ chuyên khoa, 6 y sĩ, một nữ hộ sinh và một dược sĩ. Trạm xá ở cù lao cách trở thuộc huyện biên giới Hồng Ngự, đảm trách chăm sóc sức khỏe ban đầu 13.000 dân. Thời điểm dịch căng thẳng, toàn bộ nhân sự trạm "3 tại chỗ" cả tháng không về nhà.
Gần tháng trước, một sản phụ trong khu cách ly xã, trở dạ trong đêm. Trưởng trạm, bác sĩ Nguyễn Văn Đông điều xe cấp cứu và nữ hộ sinh đưa sản phụ đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngự cách đó 15 km. Xe cấp cứu vừa rời trạm y tế, bác sĩ Đông tìm hồ sơ trên hệ thống để chuyển thông tin sản phụ về bệnh viện Hồng Ngự, gồm các chỉ số về xét nghiệm nCoV âm tính, xét nghiệm máu, chỉ số sức khỏe bệnh nhân... để khoa sản chuẩn bị phòng sinh phù hợp.
Đồng hồ điểm 3h sáng, xe của lực lượng chuyên trách đưa người hồi hương về tới, 8 người còn lại ở trạm mặc đồ bảo hộ, bắt tay vào việc, cho người dân khai báo y tế, test sàng lọc, các thủ tục cách ly... Đến 7h30 hoàn tất, đội trạm y tế lại chia nhau thành 3 đội, gồm một đội đi lấy mẫu, một đội đi chích ngừa, còn lại trực khám chữa bệnh.
"Áp lực nhất là từ đầu tháng 10 khi dòng người hồi hương lớn, toàn xã có khoảng 500 người về. Mới đây, trạm được bổ sung máy tạo oxy nhưng khuôn viên trạm khá hẹp, người đến khám bệnh và sàng lọc Covid-19 đông khó đảm bảo giãn cách", bác sĩ Đông nói.
Cách Hồng Ngự hơn 60 km, y sĩ Trần Đức Phúc, Trạm y tế xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, chia sẻ gần 5 tháng qua chưa biết đến ngày thứ 7, chủ nhật. Lượng công việc cho 20 người nhưng chỉ 7 y bác sĩ gồng gánh.
"Đỉnh điểm, 2 nhân viên y tế phải đi cách ly, trạm xá còn 5 người trong khi tổ chức 2 điểm tiêm cho gần 600 người. Chúng tôi không thể xoay trở phải nhờ chi viện từ trung tâm y tế về khám bệnh cho người dân", anh Phúc cho biết.
Đồng Tháp có 17 cơ sở điều trị Covid-19, với 3.315 giường. 65 cơ sở cách ly ở các địa phương, tối đa tiếp nhận 9.900 người. Tỉnh huy động 360 bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc sức khỏe F0.
Ông Trần Văn Hai (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp), cho biết mỗi trạm y tế có một đến hai bác sĩ, hiện tại đều quá tải. "Sắp tới ngành sẽ có những đề xuất bổ sung cơ sở vật chất cũng như nhân lực để giảm tải cho họ", ông Hai nói.
Tỉnh đang đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân, có ngày tiêm được 40.000 liều. Tỷ lệ tiêm mũi một chiếm 75%, tiêm đủ hai mũi chiếm 49% (dân số đủ 18 tuổi là hơn 1,3 triệu người).
Nhân viên y tế tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, lấy mẫu trong khu phong tỏa ngày 7/11 khi huyện này phát hiện nhiều ca nhiễm. Ảnh: Ngọc Tài
Kiên Giang đợt dịch thứ 4 phát hiện 13.071 ca Covid-19. Những ngày gần đây số ca nhiễm mới tăng vọt, từ 291 đến 478 ca mỗi ngày. Trong 14 ngày qua số ca mắc tăng 289% so với hai tuần trước. Giám đốc Sở Y tế Hà Văn Phúc cũng nhìn nhận nhân lực y tế địa phương đang thiếu trầm trọng, nhất là y tế cơ sở. Phần việc của họ đang tăng gấp 4-5 lần dẫn đến quá tải, có lúc phải vận động y bác sĩ về hưu "phụ một tay". Một số trưởng trạm, y sĩ ban đầu định xin nghỉ việc vì quá áp lực, không thể chống đỡ, "sau đó vẫn tiếp tục sứ mệnh vì hiểu giai đoạn này toàn ngành ai cũng kiệt sức", theo ông Phúc.
Hiện ngành y tế Kiên Giang có 7.000 nhân sự cả biên chế lẫn hợp đồng chuyên môn, thiếu gần 1.500 người. Nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao, tỉnh mở liên tục 4 bệnh viện với 1.100 giường bệnh, chưa kể một số bệnh viện còn tăng công suất giường nhưng y bác sĩ không thêm người nào, thậm chí còn bị yêu cầu cắt giảm biên chế. "Vừa rồi tỉnh mới bổ sung gần 60 bác sĩ đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhưng do hết biên chế buộc phải ký hợp đồng chuyên môn, rất thiệt thòi cho các bác sĩ", ông Phúc chia sẻ.
Tỉnh đã tiêm vaccine mũi một hơn 90% dân số trên 18 tuổi, tiêm đủ 2 mũi cho 70%.
Sóc Trăng liên tục 4 ngày qua, mỗi ngày ghi nhận gần 300 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 8.166; trong đó 5.025 người bệnh được điều trị khỏi; 58 ca tử vong.
Ông Trần Văn Khải (Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng) nhận định tình hình dịch tại địa phương đang rất phức tạp, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp để có thể ứng phó được. Ngành y tế Sóc Trăng có khả năng tiếp nhận điều trị khoảng 4.500 F0. Tầng 3 hiện điều trị 20 ca nặng, trong khả năng tối đa là 60 giường.
"Chúng tôi đang triển khai cách ly điều trị F0, F1 tại nhà và thành lập các trạm y tế lưu động. Các tuyến y tế từ xã, huyện, tỉnh đều phải tập trung tối đa chống dịch", ông Khải nói. Hiện Sóc Trăng được Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM hỗ trợ điều trị F0; Quân khu và Trường Đại học Y dược Cần Thơ hỗ trợ 300 y bác sĩ, sinh viên triển khai tiêm vaccine cho người dân.
"Sóc Trăng đã được phân bổ đủ vaccine mũi 2 và quyết tâm trong 10 ngày tới sẽ tổ chức tiêm cho tất cả trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng", ông Khải nói.
Đến nay, Sóc Trăng tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 87% người dân từ 18 tuổi trở lên, trong đó mũi 2 trên 24%.
Bạc Liêu đến nay ghi nhận hơn 6.000 ca Covid-19, tăng hơn 12 lần so với đầu tháng 10. Trong đó, 2.284 người đã được điều trị khỏi, 56 ca tử vong; 3.907 người đang được điều trị.
"Bạc Liêu nâng khả năng tiếp nhận điều trị F0 từ 2.000 lên hơn 7.500 giường. Mấy ngày qua, thực hiện đồng loạt biện pháp phòng chống, các ổ dịch lớn trong cộng đồng được kiểm soát", ông Bùi Quốc Nam (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu) nói. Tỉnh được khoảng 70 y bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) và Quân khu 9 cho viện, "nếu không thì tình trạng quá tải sẽ gay gắt", theo ông Nam.
Bạc Liêu thực hiện cách ly F1 tại nhà, tập trung tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, để sớm đạt miễn dịch cộng đồng và thí điểm điều trị F0 tại nhà...
Đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 547.174 người (chiếm hơn 81% số dân từ 18 tuổi trở lên), trong đó, 295.220 người được tiêm đủ 2 mũi (trên 43).
Cống ngăn mặn lớn nhất miền Tây sắp hoàn thành Sau hai năm xây dựng, cống Cái Lớn - Cái Bé với vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng đã hoàn thành 98%, đang vận hành thử nghiệm. Ngày 12/11, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết các nhà thầu đang hoàn tất...