Nhà vua Tây Ban Nha thoái vị vì bê bối hoàng gia
Ngày 2-6, chính quyền của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã chính thức công bố quyết định của hoàng gia nước này về việc Vua Juan Carlos (ảnh) thoái vị nhường ngôi cho con trai là Thái tử Felipe, sau hàng loạt những bê bối chính trị liên quan đến những người thân trong hoàng tộc.
Vua Juan Carlos năm nay 76 tuổi, ông đã trị vì đất nước Tây Ban Nha gần 40 năm (từ năm 1975). Trong lịch sử hiện đại Tây Ban Nha ông có vai trò rất quan trọng, trong giai đoạn đất nước chuyển giao chế độ từ độc tài quân sự sang nền dân chủ vào năm 1975. Năm 2007, ông từng được bầu chọn là người Tây Ban Nha vĩ đại nhất mọi thời đại, vượt qua cả nhà thám hiểm lừng danh thế giới Christopher Columbur. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, Vua Carlos và hoàng gia đã dính phải nhiều bê bối: công chúa Christina bị điều tra về gian lận thuế, và chồng cô này cũng bị điều tra với cáo buộc tham nhũng vào cuối năm 2011. Ngoài ra, một số người thân của hoàng tộc cũng có liên quan đến một số tổ chức mafia Trung Quốc.
Theo ANTD
'Con vua thì lại làm vua' ở Mỹ
Người Mỹ có niềm tin vững chắc rằng vị thế của mỗi cá nhân trong xã hội phải được làm nên từ tài năng và công sức của chính họ, chứ không từ xuất thân gia thế. Nhưng nước Mỹ cũng đang chứng kiến sự thăng hoa của các "thái tử" trên chính trường.
Từ trong lịch sử vẫn luôn có những "hoàng gia" trong nền chính trị Mỹ, bất chấp lý tưởng về sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Trên thực tế chỉ sau 6 đời tổng thống Mỹ, đã lần đầu tiên xuất hiện cặp cha-con làm tổng thống.
Video đang HOT
Cha con cựu tổng thống George H Bush, George W Bush và Jeb Bush. Ảnh: Tumblr.
Tổng thống John Adams và con trai là John Quincy tạo nên một trong số các gia tộc xuất chúng về chính trị. Ngoài ra còn có gia tộc Taft, Roosevelt, Kennedy và vô số đại gia khác không thể đếm xuể, mà nay tên tuổi của họ dần dần bị quên lãng.
Thực tế "cha truyền con nối" về bản chất có nét tương đồng với chế độ quân chủ, nhưng những người con của các gia tộc danh giá ở Mỹ, khi muốn lên đến vị trí cao, cũng phải chứng tỏ tham vọng và phẩm chất của chính mình. Và nhiều người trong số họ rất thành công, trở thành các nhà lãnh đạo giỏi giang. Về khía cạnh này, các gia đình "hoàng gia" Mỹ có thể có điểm chung với tầng lớp "thái tử" thời hiện đại của Trung Quốc, nơi con cái của các lãnh đạo cách mạng kỳ cựu nay đang nắm giữ những trọng trách cao nhất của quốc gia. Chủ tịch Tập Cận Bình là con trai của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, một trong bát đại công thần của Trung Quốc.
Tính cách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Dù mang tên họ là gì, tầng lớp "thái tử" của Mỹ có vẻ như đang gia tăng. Không gì thể hiện điều này rõ hơn viễn cảnh sau: trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, một ứng viên có chồng từng là tổng thống sẽ đấu với một ứng viên có cha và anh trai từng là tổng thống. Suốt giai đoạn từ 2012 ngược trở lại 1976, không mùa bầu cử nào vắng mặt các ứng viên mang họ Bush hoặc họ Clinton chạy đua làm tổng thống hay phó tổng thống.
Thậm chí bà Barbara Bush, đệ nhất phu nhân của tổng thống Mỹ Bush (cha), đã khuyên con trai Jeb không nên chạy đua vào Nhà Trắng nữa, bởi "đất nước chúng ta rất vĩ đại, có nhiều gia tộc vĩ đại ... và chúng ta có đủ (các tổng thống) Bush rồi".
Còn trong mùa bầu cử mới đây nhất ở Mỹ, dù không có cái tên Bush hay Clinton nào, vẫn có một gương mặt "thái tử" - ông Mitt Romney. Cha của Mitt, ông George, là thống đốc được yêu mến của bang Michigan và từng là ứng viên tổng thống. Chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng của George Romney được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nelson Rockefeller, người về sau là phó tổng thống và có xuất thân từ một trong những gia tộc hùng mạnh nhất nước này.
Nhưng đáng kể nhất là gần đây, khi cả nước Mỹ theo dõi sát sao sự ra đời củaHoàng tử bé của Anh, một số lượng con vua cháu chúa Mỹ có vẻ như đang ồ ạt tiến lên sân khấu chính trị.
Liz Cheney, con gái của cựu phó tổng thống Dick Cheney, tuần trước tuyên bố ý định chinh phục vị trí Thượng nghị sĩ bang Wyoming nhiệm kỳ 3 năm.
Liz không phải tân binh với chính trường Mỹ, bởi lâu nay bà đã là người lớn tiếng ủng hộ cho chính sách đối ngoại cứng rắn của cha. Nhưng bà lại là lính mới với bang Wyoming, chưa từng sống ở đó, chỉ có mặt vài giờ trước khi tuyên bố tranh cử.
Để bù đắp thiếu hụt, bà cố gắng chứng minh sự kiên hệ giữa bản thân với bang bằng cách chỉ ra mối quan hệ lâu dài của gia đình mình ở đó. Hầu hết các nhà phân tích chính trị đều cho rằng rằng bà sẽ dựa vào sự nổi tiếng của cha mình (ông Dick Cheney từng là thượng nghị sĩ Wyongming) và mạng lưới chính trị sâu rộng của ông trải khắp đất nước, để chạy đua giành ghế nghị sĩ.
Chỉ vài ngày sau khi "công chúa" Cheney tuyên bố tranh cử ở Wyoming, Michelle Nunn, con gái của thượng nghị sỹ bang Georgia Sam Nunn, cũng tuyên bố sẽ hướng tới chiếc ghế thượng nghị sĩ từng của cha mình. Không giống như Cheney, Nunn lại có "gốc rễ" cá nhân ở bang này, và mạng lưới chính trị nhờ các công việc thiện nguyện từ trước.
Tuy nhiên, bà vẫn phải đối mặt với cuộc chiến vất vả khi ứng viên của đảng Dân chủ ở bang này chưa từng được bầu vào Thượng viện gần một thập kỷ nay. Không có được kinh nghiệm nhiều năm trong ngành lập pháp của bang trước khi tranh cử nghị sĩ, bà Michelle chưa từng tham gia chính trường. Vì thế, trong khi tận dung khả năng cá nhân, bà vẫn phải dùng đến di sản và mạng lưới của cha để có thể đạt được chiếc ghế ở Thượng viện. Người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà nói rằng, "mọi người sẽ thấy nhiều phẩm chất của ông (Sam Nunn) ở bà, và những gì họ đánh giá cao ở ông, họ cũng sẽ thấy ở bà".
Cuối cùng, như một cái kết hoàn hảo cho không khí hoàng gia trong tuần, Tổng thống Obama tuyên bố đề cử Caroline Kennedy trở thành đại sứ tiếp theo tại Nhật Bản. Bà Caroline là người con duy nhất còn sống của cặp đôi lừng danh thế giới - cố tổng thống John F. Kennedy và người vợ với danh tiếng không bao giờ tắt Jacqueline.
Caroline Kennedy là một người ủng hộ lâu năm của Obama, hậu thuẫn Obama tranh cử vào năm 2008. Giống như bà Cheney và Nunn, bà cũng là người đã tự thân đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, như nhiều người trong giới quan sát nhận định, các kinh nghiệm để có thể đảm nhận cương vị đại sứ tại Nhật của bà còn mỏng. Bù lại, Mỹ vốn có bề dày trong việc cử các cá nhân rất nổi tiếng sang làm đại diện ở Tokyo.
Các "thái tử" Mỹ đều tài năng và có nhiều thành tựu cá nhân, nhưng dường như họ cũng xuất hiện và tỏa sáng thật là nhanh chóng. Vì thế nước Mỹ ngày nay có vẻ như không còn phản đối, hoặc ít ra là tỏ vẻ phản đối chế độ quân chủ như xưa.
Theo VNE
Người đứng sau đảo chính quân sự Thái Vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính ở Thái nổi tiếng là người bảo vệ hoàng gia mãnh liệt, một đối thủ của cựu thủ tướng ở tâm điểm cuộc khủng hoảng chính trị quốc gia, và là một người hay cáu dễ bị nổi đóa vì những câu hỏi khó chịu. Theo AP, khi đạo diễn cuộc đảo chính hôm 22/5, tướng...