Nhà vô địch Olympia 2015 không ngại việc làm bồi bàn ở Australia
Văn Viết Đức chia sẻ cuộc sống du học ở Australia mang tới cho cậu rất nhiều cơ hội, nhưng trong tương lai, 9X muốn quay trở lại Việt Nam với nhiều dự định riêng.
Nhà vô địch Olympia 2015 muốn về Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở Australia. Văn Viết Đức nói cậu không ngại việc đi làm bồi bàn, phụ bếp ở Australia bởi công việc nào cũng vinh quang. Sau khi tốt nghiệp, 9X muốn trở về Việt Nam “giúp các bác nông dân quê tôi sáng chế gì đó để bớt đi cực nhọc”.
Trong hành trình hướng đến Gala 20 năm Đường lên đỉnh Olympia dự kiến lên sóng vào tháng 9, đội ngũ sản xuất chương trình gửi đến khán giả các video bật mí về cuộc sống hiện tại của các quán quân.
Văn Viết Đức – nhà vô địch Olympia 2015 – là nhân vật mới nhất có những chia sẻ về cuộc sống du học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia cũng như dự định sau khi tốt nghiệp.
Viết Đức cho biết cậu hiện đi thực tập 1 năm tại một công ty xây dựng ở Melbourne. Năm tới, 9X quê Quảng Trị sẽ trở lại trường để hoàn thành nốt khóa học.
Nhớ lại thời gian đầu đi du học, Viết Đức nhận định: “3 tháng đầu tiên xa nhà là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời. Tôi phải tự tập thích nghi với mọi thứ, phải tập sống tự lập mà không có bố mẹ, gia đình và bạn bè”.
Với Viết Đức, mẹ và những món ăn mẹ nấu là điều khiến cậu nhớ nhất. Đặc biệt, những lúc bị ốm ở nơi đất khách quê người, cậu rất nhớ mẹ và những kỷ niệm ngày xưa.
Năm 2015, Văn Viết Đức trở thành đại diện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị giành chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: Anh Tuấn.
Năm đầu tiên ở Australia, Viết Đức làm bồi bàn cho một nhà hàng Việt, sau đó chuyển sang làm phụ bếp cho một nhà hàng Tây.
“Tôi không ngại khi là một nhà quán quân Olympia đi làm bồi bàn. Vì đối với tôi, công việc nào cũng vinh quang cả”, cậu nói.
Viết Đức khẳng định cuộc sống du học ở Australia đã mang tới cho cậu rất nhiều cơ hội. 9X đã gặp gỡ nhiều người giúp bản thân nhận ra trên đời này có rất nhiều người tốt, “quan trọng mình có mở lòng cho họ hay không”.
Chia sẻ về mơ ước trong tương lai, Viết Đức nói: “Tôi sinh ra từ nông thôn nên trong tương lai dài hạn, tôi muốn giúp các bác nông dân ở quê mình sáng chế gì đó, giúp họ bớt đi cực nhọc. Ví dụ như áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp”.
“Tôi muốn sau này ra trường quay trở về Việt Nam”, cậu khẳng định.
Quán quân Olympia 2015 muốn trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp tại Australia. Ảnh cắt từ video.
Tại Đường lên đỉnh Olympia năm 2015, Văn Viết Đức được khán giả nhớ tới với biệt danh “Vua vượt chướng ngại vật” và là quán quân Olympia đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Cậu trở thành sinh viên của ĐH Kỹ thuật Swinburne vào năm 2016.
Trong số 19 nhà vô địch Olympia, người chiến thắng năm 2019 là Trần Thế Trung chưa đi du học. Còn lại 17/18 nhà vô địch đều chọn du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia với suất học bổng toàn phần cho 4 năm. Riêng Lương Phương Thảo – quán quân năm 2003 – lựa chọn Đại học Monash, Australia.
Đến nay, chỉ có Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà (năm 7) trở về nước làm việc, còn hầu hết quán quân đều định cư ở xứ sở chuột túi.
Theo Zing
Sợ nhiễm virus khi đi máy bay giữa mùa dịch, hai hành khách làm điều 'khó đỡ' này
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn là nỗi ám ảnh toàn cầu, nhiều người đã nghĩ ra vô vàn cách "độc lạ" để tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm.
Hai vị khách đặc biệt trên chuyến bay từ Australia này là một ví dụ điển hình. Alyssa, người có mặt trên cùng chuyến bay với hai hành khách gốc Á trên, đã chia sẻ đoạn clip này lên mạng xã hội Twitter kèm chú thích: "Ngay lúc này, ở hàng ghế phía sau tôi trên máy bay. Đây là khi bạn đã bị virus corona dọa sợ chết khiếp".
Trong đoạn clip ngắn là hai du khách im lìm ngồi cạnh nhau. Người đàn ông tự bọc mình kín mít trong chiếc áo mưa trong suốt, chỉ lộ một khoảng hở nhỏ ở mắt và mũi, cả gương mặt khuất sau lớp khẩu trang, đeo găng tay y tế cẩn thận. Người phụ nữ ngồi bên cạnh anh ta cũng được "trang bị" tận răng với chiếc áo mưa nylon màu hồng và khẩu trang in hình trái tim.
Vẻ ngoài gây chú ý của hai hành khách.
Sau khi được đăng tải, đoạn clip đã thu hút sự chú ý từ số đông cư dân mạng. Nhiều người khen ngợi tinh thần cảnh giác của hai hành khách giữa lúc dịch bệnh vẫn chưa bị áp chế. "Vài tháng sau, hai người này sẽ quay ngược lại và cười vào mặt những kẻ dè bỉu họ hôm nay. Bởi cho đến lúc đó, họ đã thuộc số ít những người có lá phổi còn lành lặn để thoải mái cất tiếng cười", một người nói. Người khác tếu táo đùa: "Phong cách này đã có người diện ra đường từ mùa cúm trước đó rồi. Thời trang mùa dịch cũng phải bắt kịp xu hướng chứ. Lần sau ra đường nhớ phải ăn mặc hoa hòe một tí, họa tiết lòe loẹt chút nữa nhé".
Hai hành khách trùm kín từ đầu đến chân.
Tính đến nay, số bệnh nhân chết vì dịch Covid-19 đã vượt quá 2.000 người, trong đó đa số là công dân Trung Quốc. Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh này được dự đoán khoảng 2%, tuy nhiên, con số thực tế có thể thấp hơn nếu tính cả những trường hợp người đã nhiễm bệnh nhẹ nhưng không được chẩn đoán. Để ngăn nguy cơ virus lây lan, chính quyền Trung Quốc đã phân phối 600 tỷ NDT tiền giấy mới đến các vùng trên cả nước, đồng thời thu hồi lượng lớn tiền mặt lưu hành trong các bệnh viện, chợ tươi sống và xe bus, khử trùng và giao lại cho ngân hàng nhà nước.
Theo saostar
Lần đầu được lên TV, cậu trai không ngần ngại kỹ năng bắt ruồi bằng lưỡi không kém gì một chú tắc kè Một pha trao đổi chiêu thức rất chí mạng... Lần đầu được lên TV cảm giác sao nhỉ? Có người sẽ lo lắng run sợ đến mức không biết nói gì, có người sướng quá cười khành khạch quên mất mình đang được lên sóng truyền hình. Nhưng lại có những người thuộc dạng "cao thủ không bằng tranh thủ", lên TV là...