Nhà virus học lừng danh báo động SARS-Cov-3, nhận định “lạnh người” về khu vực có Việt Nam
Giáo sư người Australia gốc Hoa Wang Linfa nói những đợt dịch bệnh tiếp theo do virus corona từ loài dơi gây ra có nhiều khả năng bùng lên nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Thiên Tân ngày 17/10, giáo sư Wang Linfa (Vương Lâm Phát) của Chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y khoa Duke, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết ông chắc chắn rằng virus SARS-Cov-2 gây dịch bệnh Covid-19 không phải là virus nhân tạo, kể cả từ trước khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, để điều tra nguồn gốc Covid-19 vào đầu năm nay.
Wang Linfa là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh truyền từ động vật, miễn dịch học ở loài dơi và phát hiện mầm bệnh. Ông từng xác định chuỗi gien của virus Hendra vào năm 1993 và tham gia nhóm chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc dịch SARS năm 2003.
Ông Wang cũng có mối quan hệ thân thiết với Shi Zhengli, nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thuộc Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Wang và Shi là đồng tác giả trong hàng chục báo cáo.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, dựa vào kinh nghiệm trước đây, Wang Linfa nhanh chóng chỉ ra rằng loài dơi là nguồn gốc của Covid-19, nhưng trước khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm ngoái, phải có một “virus tiền thân” mang gien giống đến 99.9% với SAR-Cov-2. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn còn tranh cãi về “virus tiền thân” này.
Wang trích dẫn báo cáo đăng trên Research Square, cho thấy các nhà khoa học đã tìm ra ba virus từ dơi ở Lào giống hơn 95% với SARS-Cov-2.
Vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã mô tả một họ hàng gần của SARS-Cov-2 được gọi là RaTG13, tìm thấy từ loài dơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với mức độ trùng khớp đến 96.1%. Hai virus này được cho là nhiều khả năng có tổ tiên chung từ 40 đến 70 năm trước.
Các virus corona tìm thấy trong dơi tại Lào được mô tả là chia sẻ những tương đồng then chốt với SARS-Cov-2, chứng minh những thành phần quan trọng của SARS-Cov-2 có tồn tại trong tự nhiên – Hoàn Cầu trích lời Edward Holmes, nhà virus học tại Đại học Sydney, Australia.
Video đang HOT
Nhà virus học Wang Linfa (Ảnh: Strait Times)
Một nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Wu Zhiqiang, từ Viện Sinh học Mầm bệnh thuộc Viện Y khoa Trung Quốc, cùng cộng sự cho biết đã thu thập mẫu từ 13.064 con dơi ở 703 địa điểm trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2021, nhưng kết quả không phát hiện SARS-Cov-2 trong bất kỳ mẫu nào. Nhóm của Wu cho rằng điều này thể hiện virus có thể không tồn tại rộng rãi trong loài dơi ở Trung Quốc.
Theo Wang Linfa, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tiếp giáp với nhiều nước Đông Nam Á có quần thể dơi sinh sống đông đúc như Lào hay Myanmar, nhưng chưa có đủ nguồn lực để nghiên cứu ở khu vực này.
“Nếu được tạo điều kiện, các nhà khoa học có thể tìm ra nhiều loại virus tương tự SARS-Cov-2,” Wang nói, tuyên bố rằng nếu được cấp kinh phí 100 triệu USD để truy tìm nguồn gốc Covid-19 thì ông sẽ dồn 99% ngân sách vào nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong phát biểu tại diễn đàn Thiên Tân, ông Wang đưa ra cảnh báo về những đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo do virus corona.
“Virus corona từ loài dơi là hết sức nguy hiểm. SARS-Cov-3 chắc chắn sẽ bùng phát, chỉ không chắc là khi nào,” nhà virus học người Australia nói, nhấn mạnh địa điểm nhiều khả năng bùng phát SARS-Cov-3 nhất chính là Đông Nam Á.
Trung Quốc ghi nhận nhiều ca Covid-19 mới, biến thể Delta vẫn thống trị
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 11/9 cho hay, nước này đã ghi nhận thêm 25 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 10/9, tăng so với 17 ca trước đó một ngày.
Trong đó, chỉ có một ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Phúc Kiến. Trung Quốc kể từ đầu dịch đến nay đã ghi nhận 95.153 ca nhiễm Covid-19, trong đó số ca tử vong là 4.636.
Ấn Độ giới hạn số người tại sự kiện tôn giáo
Thời báo New York hôm 11/9 đưa tin, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các bang siết chặt quy định cấm tụ tập đông người tại các sự kiện tôn giáo trong tháng 9 và tháng 10 tới.
Lễ hội tôn giáo được xem là sự kiện "siêu lây nhiễm" ở Ấn Độ hồi đầu năm. Ảnh: Reuters
Một số bang ở Ấn Độ hiện đã áp dụng chính sách riêng để giới hạn số người trong các sự kiện tôn giáo. Tại bang Karnataka, chính quyền chỉ cho phép tụ tập tối đa 20 người tại các nghi lễ tôn giáo và áp dụng lệnh giới nghiêm sau 9 giờ tối.
Tại bang Tamil Nadu, giới chức địa phương đã ban hành lệnh cấm tổ chức các sự kiện tôn giáo với quy mô lớn. Còn tại bang Maharashtra, nơi từng là tâm dịch trong đợt bùng phát Covid-19 đầu năm ở Ấn Độ, các sự kiện tôn giáo chỉ được phép tập trung tối đa 10 người, và những người tham gia bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Nam Phi cho phép dùng vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 tuổi
Cơ quan Quản lý các sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) ngày 11/9 đã cho phép sử dụng vắc xin Covid-19 của các hãng dược Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Quyết định được đưa ra sau quá trình đánh giá các thông tin cập nhật về độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Pfizer được đệ trình hồi tháng 3 năm nay.
Sau sự khởi đầu chậm chạp, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 tại Nam Phi đang được đẩy nhanh trong những tháng gần đây nhờ nguồn cung được bảo đảm. Hiện tại, khoảng 12% trong tổng số hơn 60 triệu dân tại Nam Phi đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19, cao hơn tất cả các quốc gia khác ở châu Phi.
Đến nay, chỉ có vắc xin Covid-19 của Pfizer đã được thử nghiệm lâm sàng ở các đối tượng từ 12 đến 18 tuổi và dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, loại vắc xin này cũng là loại duy nhất được đánh giá có đủ độ an toàn để tiêm cho trẻ em.
Tiến sĩ Mỹ nhận định chưa biến thể nào vượt mặt được Delta
Tiến sĩ Trevor Bedford, nhà virus học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở thành phố Seattle (Mỹ), cho rằng biến thể Delta có thể tiếp tục "giữ vững" vị thế thống trị so với các biến thể khác của virus corona.
Theo báo Wall Street Journal, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra nhận định tương tự. Họ đánh giá biến thể Delta đã phát triển để có khả năng lây lan nhanh đến mức các biến thể khác không thể theo kịp.
Dù vậy, sự thống trị của biến thể Delta có thể là một "tin tốt" ở một vài khía cạnh. Chẳng hạn, biến thể này không gây Covid-19 với các triệu chứng nghiêm trọng hơn các biến thể từng được biết trước đó, và các loại vắc xin hiện hành vẫn tiếp tục cho thấy tính hiệu quả trong việc phòng chống biến thể Delta.
Tiến sĩ Bedford nhận định: "Với sự lây lan của biến thể Delta, chúng ta ngày càng xây dựng được khả năng miễn dịch với virus corona".
Mỹ quản lý gần 380 triệu liều vắc xin Covid-19
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước này đang quản lý 379.472.220 liều vắc xin Covid-19 và đã phân phối được 456.755.075 liều, tính đến sáng ngày 11/9.
Cũng theo CDC Mỹ, 209.099.300 người dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19, trong khi 178.328.389 người đã được tiêm đủ 2 liều, tính đến 6 giờ sáng ngày 11/9 (giờ miền Đông nước Mỹ).
Các vắc xin được CDC kiểm đếm gồm vắc xin 2 liều của Moderna và Pfizer/BioNTech, cũng như vắc xin 1 liều của Johnson & Johnson.
Trong khi đó, hơn 1,7 triệu người Mỹ đã được tiêm liều bổ sung của các loại vắc-xin Pfizer hoặc Moderna kể từ ngày 13/8, thời điểm nước này cho phép tiêm liều thứ 3 cho những người có hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương bởi virus corona.
Lý do khiến lễ hoá trang biến thành sự kiện 'siêu lây nhiễm' COVID-19 ở Đức Lễ hội hoá trang tại toà thị chính Gangelt giáp biên giới Hà Lan bị ví là "Vũ Hán của Đức" sau khi trở thành nơi làm bùng phát dịch ở bang North-Rhine Westphalia năm ngoái. Nhà virus học Hendrik Streeck, một trong những tác giả của nghiên cứu, chỉ ra hệ thống thông gió kém là yếu tố chính dẫn đến sự...