Nhà vệ sinh công cộng 1 tỷ là không cần thiết
“Mỗi nhà vệ sinh công cộng cũng chỉ tầm hơn 10m2, lấy đâu ra đất mà làm to. Với chi phí gần 1,1 tỷ đồng/cái thì ở đây chắc có sự ăn chặn rồi”.
TS.Phạm Sỹ Liêm, Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng, chia sẻ khi nghe thông tin TP Hà Nội cho phép Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng.
Đầu tư gần 1,1 tỷ đồng để xây dựng một nhà VSCC là quá lãng phí.
Chi phí đội lên vì nhiều việc phát sinh
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) chỉnh trang đô thị Hà Nội (đơn vị chủ đầu tư dự án) đã lý giải về chi phí xây dựng một nhà vệ sinh công cộng (VSCC) có giá trung bình gần 1,1 tỷ đồng là do giá thành của thiết bị nhà vệ sinh bằng thép rất cao, cộng thêm việc phải lắp đặt điện, nước, bể chứa… khiến chi phí xây dựng đội lên.
Ông Cường lập luận: “Mặt hàng thiết bị nhà VSCC trên thị trường chỉ có một số doanh nghiệp cung cấp nên giá thành cao là điều không thể tránh khỏi”. Bên cạnh đó, vị lãnh đạo này còn cho biết: “Do điểm xây nhà vệ sinh ở nơi công cộng không giống như xây nhà vệ sinh ở khu dân cư, nguồn cấp nước ở xa nên tốn nhiều đường ống. Việc thi công cũng mất nhiều thời gian, công sức khiến chi phí đội lên.
Đặc biệt là, việc xây dựng bể chứa cho nhà vệ sinh cũng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Số tiền chi cho những công đoạn đó cũng chẳng kém bao nhiêu so với việc mua thiết bị nhà vệ sinh”.
Video đang HOT
“Cơ quan có thẩm quyền cần phải kiểm tra định mức, đơn giá xem có đúng không? Chứ mức chi phí như vậy đối với một nhà VSCC thì thật khó thuyết phục người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tôi cho rằng số tiền đầu tư cho dự án này là một sự lãng phí quá lớn. Ngân sách là tiền của người dân đóng góp nên việc đầu tư phải đúng nơi, đúng chỗ. Bỏ ra nhiều tiền thế mà chỉ xây dựng được hơn chục cái nhà VSCC thì đầu tư làm gì?”. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng
Theo ông Cường, trong số 14 nhà VSCC của dự án, có 10 nhà vệ sinh hai buồng và 4 nhà vệ sinh 4 buồng. Ông Cường tiết lộ, trong bảng giá mà một công ty phân phối thiết bị nhà vệ sinh (có tên Hoàng Gia) vừa mới chào hàng với chủ đầu tư, loại nhà vệ sinh bằng thép loại hai buồng có giá khoảng 550 triệu đồng. Còn loại 4 buồng giá dao động từ 850 triệu đến 1 tỷ đồng.
“Nhà vệ sinh bằng thép có tính năng kỹ thuật khác với các nhà vệ sinh thông thường nên giá cao. Nếu nhà báo không tin thì có thể tham khảo các sản phẩm cùng loại trên thị trường”, ông Cường nói.
Đặt vấn đề tại sao chủ đầu tư không kiến nghị với TP cho xây dựng những nhà vệ sinh có giá thành rẻ hơn (chỉ khoảng vài trăm triệu/cái – PV) để cũng với số tiền 15 tỷ đồng có thể xây thêm hàng chục nhà VSCC nữa, ông Cường cho rằng nếu đầu tư nhiều nhà VSCC giá rẻ sẽ “không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Ngăn chặn lãng phí
Trước mức giá Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đưa ra, ông Lê Văn Doanh, Giám đốc Công ty CP Phát triển công nghiệp và Đô thị Việt Nam (đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị vệ sinh môi trường), cho biết việc đầu tư những nhà VSCC có giá 1 tỷ đồng/cái là quá cao và không cần thiết.
“Công ty tôi sẵn sàng cung cấp những thiết bị nhà VSCC hai buồng bằng thép giá rẻ hơn với mức từ 300 – 400 triệu đồng/cái mà vẫn đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường”, ông Doanh khẳng định.
Trong khi đó, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc đầu tư gần 1,1 tỷ đồng xây dựng một nhà VSCC là rất lãng phí. Ông Liêm cho rằng, các nhà vệ sinh này được xây dựng trên những mảnh đất công cộng, không mất tiền thuê đất mà tính ra có giá gần 100 triệu/m2 thì không thể chấp nhận.
“Theo tôi được biết mỗi căn nhà VSCC cũng chỉ tầm hơn 10m2, chứ lấy đâu ra đất mà làm to. Với chi phí gần 1,1 tỷ đồng/cái thì ở đây chắc có sự ăn chặn rồi”, ông Liêm nói.
Theo Giao thông vận tải
Hà Nội xây 14 nhà vệ sinh 'dát vàng' bằng ngân sách
Hà Nội quyết định đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng được lấy từ tiền ngân sách của thành phố.
Nhà vệ sinh công cộng. (Ảnh minh họa)
Quyết định trên do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi ký ngày 31/10.
Cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, ông Phan Đăng Long - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi giao ban báo chí chiều 5/11: "Một tỷ một nhà vệ sinh thì cũng phải xem chất lượng nó như thế nào. Hà Nội là thủ đô của cả nước không thể có một nhà vệ sinh 'úi xùi' được. Ít nhất nó cũng phải được trang bị hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị".
Theo ông Long trong thời buổi trượt giá như hiện nay thì con số đó không phải là nhiều.
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng. Thời gian thực hiện trong 2 năm từ cuối năm 2013 đến năm 2014.
Cũng liên quan tới việc xây dựng nhà vệ sinh, cách đây không lâu, dư luận xôn xao về việc xây nhà vệ sinh "dát vàng" ở Quảng Ngãi.
Cụ thể, từ tháng 6/2013 một số nhà vệ sinh thuộc những dự án mà tỉnh Quảng Ngãi triển khai ở 24 trường học trên địa bàn có chất lượng kém, chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động được một thời gian ngắn đã nhanh chóng xuống cấp. Trong khi vốn đầu tư xây một nhà vệ sinh cấp 4 như vậy lên đến khoảng 600 triệu đồng, tiêu biểu như trường THCS Long Hiệp thuộc huyện miền núi Minh Long.
Được biết, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đang triển khai 13 dự án cấp nước và nhà vệ sinh theo mô hình trường Long Hiệp tiêu đốn hơn 5,7 tỷ đồng.
Ngày 21/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố kết luận thanh tra các dự án, công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư. Kết quả cho thấy, có sai phạm ở 24 công trình với số tiền gần 359 triệu đồng.
Một góc nhà vệ sinh 600 triệu ở Quảng Ngãi.
Theo đó, đoàn thanh tra đã phát hiện khối lượng sai phạm do lập dự toán tính tăng khối lượng đắp cát nền móng công trình, xây tường, đổ bê tông lanh tô, trát tường và láng nền sàn của hạng mục nhà vệ sinh; tính tăng khối lượng ván khuôn, không thi công hạng mục ốp đá hoa cương, ống thép tráng kẽm, chênh lệch đơn giá nhân công, không thi công phễu thu nước, dây dẫn cấp điện vào máy bơm... với tổng trị giá gần 317 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chi phí tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán của 24 công trình cũng cao hơn quy định gần 42 triệu đồng.
Theo Xahoi
Cảnh tượng trông thấy... ở WC công cộng Thủ đô Bên cạnh nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, có nhân viên túc trực, thì Hà Nội vẫn có "chốt" giúp thượng đế "giải cơn khát" cáu bẩn, nhem nhuốc. Theo ghi nhận của PV, nhà vệ sinh công cộng bên hồ Gươm cạnh đường Đinh Tiên Hoàng khá khang trang... nên ăn theo, cửa tiệm tạp hóa mọc san sát. Nằm...