Nhà vát góc độc đáo, tràn ngập ánh sáng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
Với thiết kế vát góc sáng tạo, ngôi nhà không chỉ khắc phục được nhược điểm của lô đất mà còn mở rộng tầm nhìn từ bên trong ra vườn bưởi phía ngoài – nơi gắn liền với nhiều kỷ niệm thơ ấu của gia chủ.
Ngôi nhà mang được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 4,5×12m là tổ ấm của cặp vợ chồng trẻ cùng hai con nhỏ ở Hà Nội.
Tọa lạc trong một ngõ phố nhỏ chỉ rộng 1,2m và là một khu đất phân lô điển hình ở Hà Nội, công trình được nhóm kiến trúc sư Trần Quang Trung, Đoàn Huy Hoàng và Trần Huy Hoàng xây dựng với mong muốn mang đến không gian sống phù hợp nhất cho một gia đình trẻ gồm 4 thành viên.
Vì ngôi nhà nằm ở khu vực có mật độ xây dựng cao, thiếu các không gian thoáng và cây xanh, lối tiếp cận hạn chế và chỉ có một mặt thoáng nên việc xây dựng cần tôn trọng, hòa hợp và khai thác tối đa cảnh quan xung quanh. Đặc biệt, căn nhà nằm ngay cạnh nơi ở của bố mẹ gia chủ với mảnh vườn nhỏ có cây bưởi gắn liền với nhiều kỷ niệm của gia đình.
Thấu hiểu tâm tư của gia chủ, đội ngũ kiến trúc sư đã quyết định thiết kế cắt vát một phần bên ngoài công trình, tạo những ô cửa sổ nhiều hình khối. Giải pháp này vừa góp phần tăng tầm nhìn, tạo không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng, vừa giúp gia chủ dễ dàng mở cửa sổ, trò chuyện với bố mẹ bên ngoài hay thưởng thức mùi hương hoa bưởi khi vào mùa.
Đồng thời, việc sử dụng chất liệu kính ở khu vực vát góc này cũng hạn chế cảm giác bí bách bởi những mảng tường bê tông thô cứng. Đây cũng là điểm gia chủ hài lòng nhất về căn nhà. Không chỉ đáp ứng các nhu cầu về công năng, đường vát bên ngoài còn tạo nên sự khác biệt, giúp ngôi nhà thêm nổi bật so với các công trình xung quanh, thể hiện cá tính riêng của đôi vợ chồng trẻ hiện đại, phóng khoáng.
Ngôi nhà được bố trí hai khoảng thông tầng. Phía mặt tiền có một khoảng đệm từ tầng 1 đến tầng 3 giúp giảm tiếng ồn và bức xạ nhiệt. Phía cuối nhà có một khoảng thông tầng lên đến mái.
Hai khoảng trống này kết nối với các khu vực chức năng. Nhờ thế mà ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng, không khí được lưu thông, mang đến cảm giác dễ chịu, thư thái.
Để tăng sự tương tác và kết nối giữa các thành viên, đội ngũ kiến trúc sư dành phần lớn diện tích làm các khu vực sinh hoạt chung như phòng ăn và bếp ở tầng một, phòng khách kết hợp phòng làm việc ở tầng hai, thư viện và phòng thờ ở tầng thượng.
Video đang HOT
Phòng khách kiêm phòng làm việc thiết kế đơn giản, đảm bảo tiện nghi. Đây là khu vực để cả gia đình quây quần xem tivi giải trí sau mỗi bữa ăn hay khi cần gia chủ có thể tận dụng không gian để làm việc.
Vì ở tầng thấp nên khu vực này được thiết kế hệ cửa kính cỡ lớn giúp ánh sáng chan hòa khắp căn phòng, tiết kiệm điện năng.
Hai phòng ngủ chiếm 20% diện tích căn nhà, được bố trí ở tầng 3 và 4. Chất liệu kính được sử dụng ít hơn, thay vào đó là những bức tường dày hơn, vừa đảm bảo riêng tư, vừa hạn chế ảnh hưởng bởi nắng nóng.
Phòng ngủ của các con thiết kế đơn giản với bộ chăn ga nhiều màu sắc, họa tiết, phù hợp tính cách trẻ.
Các phòng riêng tư vẫn đảm bảo thoáng sáng, mát mẻ nhờ cửa sổ kính có kích thước lớn.
Để bù lại sự thiếu hụt không gian xanh ở bên ngoài, ngôi nhà được bố trí thêm các khoảng sân vườn, hồ cá, cây cối ở những khoảng đệm và trên mái.
Giải pháp này giúp cải thiện vi khí hậu trong nhà cũng như tạo không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Dù gặp phải nhiều hạn chế do các yếu tố khách quan như bối cảnh, khu đất và con người nhưng công trình vẫn truyền tải được tính thẩm mỹ với các đường nét cắt khối độc đáo và đáp ứng đầy đủ các công năng cần thiết. Ngôi nhà không đơn thuần là nơi ở mà còn khiến các thành viên cảm thấy mỗi góc nhỏ như được sinh ra là để dành riêng cho mình.
Ảnh: ACCESS design lab
Thuê đất dựng nhà ven đô, vợ chồng Sài Gòn "trốn khói bụi" cuối tuần
Tuy vẫn đang thuê trọ ở Sài Gòn và sinh sống bằng mức lương không quá dư dả, vợ chồng chị Thương vẫn quyết định thuê lại ngôi nhà gỗ và mảnh vườn tại Bảo Lộc làm nơi nghỉ ngơi cuối tuần.
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên về câu chuyện "rời phố về quê" của vợ chồng chị Nguyễn Hồng Thương (30 tuổi, TP Hồ Chí Minh). Dù vẫn đang thuê nhà trọ ở Sài Gòn và sống bằng mức lương không quá dư dả, vợ chồng Thương vẫn "liều lĩnh" thuê một mảnh đất tại Bảo Lộc, Lâm Đồng trong 3 năm để tự cải tạo nên "ngôi nhà trong mơ".
"Ngôi nhà trong mơ" do vợ chồng chị Thương thực hiện.
"Có thể giấc mơ này chỉ kéo dài 3 năm nhưng mình muốn sống trọn từng khoảnh khắc, dù ít ỏi, còn hơn cố gắng 10 năm, 20 năm nữa mà chưa chắc đã đủ dũng khí để rời thành phố về quê thực hiện giấc mơ đó", chị Thương chia sẻ.
Chị Thương sinh ra và lớn lên ở một vùng quê miền Trung. Sau này, chị vào thành phố Hồ Chí Minh học tập, làm việc và lập gia đình. Sống giữa thành phố đông đúc, náo nhiệt nhưng chị lại luôn mơ ước về cuộc sống êm ả, yên bình nơi thôn quê, giống như những ngày thơ bé.
Cũng vì thế, chị Thương luôn nung nấu ý định mua một mảnh đất ở vùng quê nào đó, đợi thời điểm thích hợp thì xây căn nhà nhỏ làm nơi nghỉ dưỡng cho cả gia đình.
Cách đây 3 năm, một người bạn của chị muốn bán mảnh đất ở Bảo Lộc. Ngay chuyến thăm đầu tiên, chị Thương đã "phải lòng" Bảo Lộc, yêu nét yên bình, giản dị của mảnh đất cao nguyên này. Sau một thời gian gom góp tiền tiết kiệm, vay mượn người thân, bạn bè, vợ chồng chị quyết định mua miếng đất. Đáng tiếc là một năm sau đó, do biến cố gia đình, hai vợ chồng đành rao bán để trang trải, kế hoạch xây ngôi nhà trong mơ thất bại lần 1.
Cuối năm 2019, vợ chồng chị Thương tình cờ biết được, có một chủ nhà muốn cho thuê căn nhà gỗ và mảnh vườn nhỏ xinh ngay trung tâm thành phố Bảo Lộc. Chị tự tính toán, cân đo đong đếm tài chính, suy nghĩ kế hoạch thuê và sử dụng ngôi nhà sao cho có hiệu quả. Thậm chí, chị còn nghĩ tới việc rời Sài Gòn về hẳn Bảo Lộc.
Hai vợ chồng trở lại Bảo Lộc tìm gặp gia chủ để trao đổi về việc thuê nhà. Thời điểm đó, mục tiêu duy nhất của hai vợ chồng trẻ là có một nơi để đưa con về nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần, làm quen với thiên nhiên. Hoàn thành thủ tục thuê nhà, hai vợ chồng chị Thương đón anh trai vào giúp đỡ, chăm sóc, trông nom ngôi nhà, vườn tược và cả gia đình bắt tay xây ngôi nhà trong mơ.
Ban đầu, ngôi nhà gỗ gồm 2 tầng nhưng không có nhà bếp, còn nhà vệ sinh thì sơ sài, bất tiện. Vợ chồng chị Thương cùng anh trai mua gỗ pallet về đóng thêm bếp, quầy bar nhỏ ở tầng trệt, lắp thêm ban công hành lang, đóng những chiếc bàn, ghế nhỏ xinh để đặt trong vườn làm nơi thưởng trà hay cafe. Không gian này đủ cho gia đình chị về nghỉ ngơi mỗi dịp cuối tuần.
Vợ chồng chị Thương cùng anh trai tự tay đóng thêm lan can, làm bàn ghế gỗ đặt trong nhà và khu vườn.
Những bộ bàn ghế giản dị, mộc mạc là thành quả của cả gia đình.
Quầy bar xinh xắn cũng do anh chị lên ý tưởng rồi tự thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí.
Khu vườn được anh chị cải tạo, chăm bón lại từ khu vườn cũ. Đây là khoảng không gian yêu thích của hai vợ chồng, là nơi anh chị được thỏa mãn đam mê với cỏ cây, hoa lá. Cứ hết giờ làm việc chiều thứ 6, hai vợ chồng chị Thương lại cùng con trở về ngôi nhà Bảo Lộc. Anh chị cặm cụi sửa sang, cải tạo, tự xây dựng ngôi nhà và khu vườn trong mơ suốt mấy tháng trời.
Khu vườn xinh đẹp do vợ chồng chị Thương và anh trai chăm sóc.
Từng góc nhỏ của khu vườn đều được chăm chút kĩ càng.
Cuối tuần nào, gia đình nhỏ cũng đi hàng trăm cây số về Bảo Lộc để nghỉ ngơi, hít hà hương vị của thiên nhiên nơi đây, tạm gác lại những âu lo, ưu phiền ở thành thị.
Sau này, chị Thương lên ý tưởng cải tạo một góc vườn làm khu dựng lều với một lều đơn, một lều đôi. Đây là nơi gia đình hay những vị khách ghé thăm có thể trải nghiệm cảm giác thức dậy giữa sương mờ se lạnh của mảnh đất cao nguyên.
Căn lều nằm ngay cạnh khu vườn là một không gian thú vị của ngôi nhà.
Để giảm bớt gánh nặng thuê nhà và các chi phí cải tạo, duy trì ngôi nhà vườn, chị Thương tận dụng kinh nghiệm trong công việc quản lý - cho thuê khách sạn, căn hộ ở Sài Gòn để xây dựng thương hiệu cho ngôi nhà, tìm kiếm những bạn trẻ cùng đam mê và sở thích để chia sẻ không gian lưu trú.
Vợ chồng chị Thương lại tự tay cải tạo thêm hai căn nhà nhỏ kế bên để mở rộng không gian, tạo nên không gian riêng tư cho các cặp đôi ghé thăm. Không có nhiều chi phí nên vợ chồng chị làm ngôi nhà từ thép tiền chế và gỗ.
Ngôi nhà là chốn nghỉ dưỡng cuối tuần của cả gia đình
Cuộc sống hòa mình giữa thiên nhiên khiến cả gia đình chị Thương có nhiều trải nghiệm thú vị.
Ngôi nhà hoàn thiện cũng là lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hai vợ chồng chị Thương gặp không ít khó khăn trong việc cân đối chi phí cải tạo, duy trì ngôi nhà vì công việc và thu nhập trên thành phố bị ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", chi phí hạn hẹp thì hai vợ chồng tự học, tự thực hiện ý tưởng. Anh chị trở thành những "thợ xây nhà" và "người làm vườn" đích thực.
"Mình đang tiếp tục thuyết phục chủ nhà gia hạn thuê thêm một thời gian nữa. Nhưng dù họ không đồng ý, mình cũng chấp nhận. Quãng thời gian 3 năm cũng đủ để hai vợ chồng trải nghiệm, cảm nhận những điều tuyệt vời ở đây, và đó sẽ là bài học quý giá cho chúng mình", chị Thương chia sẻ.
Bản thân chị quan niệm, không phải đợi đến khi đủ tài chính, đủ thời gian mới có thể "bỏ phố về rừng" mà nếu bạn thật sự muốn thì đều có thể tìm giải pháp thích hợp.
Những nhà vệ sinh công cộng độc đáo ở Nhật Không chỉ phục vụ nhu cầu vệ sinh, các nhà vệ sinh công cộng trong dự án Tokyo Toilet còn là những công trình kiến trúc ấn tượng. Tokyo Toilet là dự án nâng cấp nhà vệ sinh công cộng ở Tokyo do Tổ chức phi lợn nhuận Nippon Foundation tài trợ. Một trong số các công trình thuộc dự án này là...