Nhà văn Mỹ Wayne Karlin: Tôi luôn mong muốn Việt Nam được hòa bình, hùng mạnh, hạnh phúc
Từ đất Mỹ xa xôi, nhà văn cựu binh Mỹ Wayne Karlin đã bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam đối với việc kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ông đã có buổi trao đổi với Thanh Niên Online.
Anh lính Wayne Karlin luôn tranh thủ đọc sách – Ảnh: NVCC
* Là người rất quan tâm và nặng tình với Việt Nam, ông có suy nghĩ gì về những hành động khiêu khích của Trung Quốc vẫn không chịu rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam?
- Nhà văn cựu binh Mỹ Wayne Karlin: Tôi có nghe những tin tức đó, cả những tin tức về người Việt ở trong nước và nhiều nước trên thế giới cùng đồng lòng biểu tình phản đối sự việc trên. Tôi cho rằng Trung Quốc cần phải học hỏi lịch sử từ cổ đại tới cận hiện đại của chính họ, từ những bài học lịch sử đã xảy ra đối với Pháp và Mỹ khi muốn chiếm Việt Nam. Việc cố gắng xâm lấn vùng biển Việt Nam sẽ không có kết thúc tốt đẹp cho họ.
* Từng chứng kiến một Việt Nam trong chiến tranh, theo ông, người Việt Nam sẽ phải làm điều gì nhất lúc này để được sống trong hòa bình?
- Thực sự tôi sẽ rất buồn khi phải suy nghĩ tới bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra ở Việt Nam hiện nay sau tất cả những nỗ lực hy sinh và tàn phá trong quá khứ, và sau tất cả những nỗ lực tái xây dựng và phục hồi của các bạn từ năm 1975 tới nay. Chiến tranh rõ ràng sẽ phá hủy cả hai đất nước. Nhưng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang xa hơn đến thế. Họ có thể vẫn sẽ tiếp tục tạo nên nhiều vụ gây rối khác như vụ giàn khoan Hải Dương-981 này. Nhưng Việt Nam đã có lập trường rõ ràng và làm việc với các nước trong khu vực đặc biệt là những nước cũng đang bị đe dọa về lãnh thổ, để cùng nhau tạo nên sức ép quốc tế đối với Trung Quốc.
Nhà văn Wayne Karlin – Ảnh: NVCC
* Độc giả Việt đã biết tới ông qua một số tiểu thuyết mà ông viết về chiến tranh Việt Nam và qua thông tin những tác phẩm văn học Việt mà ông đã đóng vai trò rất lớn trong việc biên tập, hiệu đính tiếng Anh, giới thiệu xuất bản tại Mỹ. Điều gì quan trọng nhất khiến ông quyết định bước vào con đường viết văn?
Video đang HOT
“Điều khiến tôi ám ảnh nhất là nhiều người trong số chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm phải viết sự thật về chiến tranh và chúng tôi phải sống lại với điều đó mỗi lần khi chúng tôi viết về nó một cách thành thực nhất”, nhà văn cựu binh Mỹ Wayne Karlin.
- Đúng vậy, sau khi trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi học đại học và bắt đầu viết văn từ đó, dù câu chuyện đầu tiên của tôi – nội dung cũng về chiến tranh Việt Nam, không được xuất bản mãi cho tới năm 1973. Tôi thích đọc sách từ nhỏ và luôn muốn trở thành một nhà văn. Nếu không tham gia chiến tranh, tôi nghĩ mình vẫn bước vào nghiệp văn, nhưng chiến tranh đã đem lại cho tôi đề tài sáng tác đầu tiên. Đó là sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra đối với thế hệ tôi, với đất nước tôi, với chính tôi. Vì thế dĩ nhiên tôi phải viết về nó. Không phải tất cả các cuốn sách của tôi đều viết về chiến tranh, nhưng chiến tranh hoặc di chứng chiến tranh đã từng và vẫn đang là trọng tâm trong sự nghiệp sáng tác của tôi.
* Điều gì khiến ông thay đổi suy nghĩ và ủng hộ Việt Nam?
- Thực ra tôi đã quay lại chống chiến tranh từ khi tôi vẫn đang ở trong cuộc chiến, vì tôi cảm nhận được chiến tranh đã phá hủy cả hai bên, cả Việt Nam và Mỹ. Tôi đã chứng kiến bạn bè mình và cả những người Việt Nam phải chết mà không ai biết lý do tại sao. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu thấu đáo hết toàn cảnh theo một nghĩa rộng hơn những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua cho tới khi quay về nước và đọc thêm nhiều về cuộc chiến này.
Và tôi đã bị tác động mạnh vì giết chóc và nạn đói vẫn tiếp diễn ở Việt Nam sau khi tôi về nước. Tôi vẫn có nhiều bạn bè trong cuộc chiến và nhiều người Mỹ vẫn dửng dưng về điều đang diễn ra lúc đó bởi họ vẫn có thể sống cuộc sống của họ và phớt lờ chiến tranh, chỉ trừ phi họ có người thân tham gia trong đó. Hồi học đại học, tôi đã tham gia vào một tổ chức hòa bình của sinh viên, rồi tổ chức cựu binh Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, rồi làm việc tại First Casualty Press.
* Ông có thể chia sẻ về kế hoạch sáng tác sắp tới?
- Tôi vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết mới, xoay quanh những tác động vào một thành phố nhỏ của Mỹ bởi những chiến tranh gần đây ở Irag và Afghanistan. Và tôi cũng đang nghiên cứu hướng đi cho tác phẩm tiếp theo. Ngoài ra, tôi cũng vừa biên tập xong một tác phẩm văn học Việt khác mà tôi chưa thể công bố.
* Ông muốn nói gì với Việt Nam ở hiện tại?
- Tôi luôn mong muốn Việt Nam được hòa bình, hùng mạnh, tràn ngập cả hạnh phúc tinh thần, vật chất và giàu có. Tôi ước mình sớm được quay lại Việt Nam.
Wayne Karlin sinh ngày 13.6.1945 tại Los Angeles, Carlifornia, Mỹ). Từng là lính thủy đánh bộ tham gia chiến tranh Việt Nam (1966-1967). Suốt 50 năm qua, Wayne Karlin đã tích cực tham gia công cuộc “hàn gắn vết thương chiến tranh” qua hàng loạt những hoạt động tích cực: sáng tác văn chương tố cáo những hậu quả chiến tranh ở Việt Nam; tham gia các hoạt động cùng các cựu chiến binh Mỹ như biểu tình phản đối chiến tranh, cùng thành lập công ty xuất bản tư nhân First Casualty Press (1973), biên tập sách của các nhà văn là cựu chiến binh Mỹ, giới thiệu và biên tập sách văn học Việt Nam được dịch ra tiếng Anh, tham gia các hoạt động từ thiện của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam như tặng toàn bộ lợi nhuận từ sách cho Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội – nơi từng bị phá hủy nặng nề bởi trận bom năm 1972, xây dựng trường học cho thiếu nhi ở Quảng Trị, tham gia dự án Renew (Tái tạo) hướng dẫn cho người dân Quảng Trị về việc phát hiện, tránh và vô hiệu hóa những quả bom chưa nổ…
Theo TNO
Thảm sát trong tàu điện ngầm Đài Loan: 4 chết, 25 bị thương
Một sinh viên năm hai bị coi là nghi can số một của vụ thảm sát đẫm máu trong tàu điện ngầm Đài Loan vào tối 21.5, khiến 4 người chết và 25 người khác bị thương nặng.
Quang cảnh nhà ga sau khi xảy ra vụ thảm sát - Ảnh: Reuters
Tờ Thời báo Trung Hoa (Đài Loan) đã gọi ngày 21.5 là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử tàu điện ngầm Đài Loan với tấn thảm kịch quá nhanh và khốc liệt khiến người ta phải choáng váng.
Trịnh Tiệp, sinh viên 21 tuổi khoa Kỹ sư môi trường của Đại học Đông Hải, đã âm thầm giắt hai con dao vào người và lên ga tàu điện ngầm từ Đài Bắc xuôi xuống phía Nam.
Khi tàu đang trên đường chạy từ trạm Long Sơn Tự và chỉ còn cách trạm Giang Tử Thúy hơn 3km, Trịnh Tiệp đã chém liên tục vào hành khách của 3 toa tàu, không phân biệt trai gái già trẻ lớn bé.
Khi bị bắt, nghi can này lạnh lùng cho biết từ khi đang học tiểu học đã thích giết người và luôn ấp ủ sẽ có ngày "làm nên việc lớn" này. Nghi can này cho biết vốn lập kế hoạch giết người ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
"Tôi biết sẽ bị tử hình," Trịnh Tiệp nói.
Theo các nạn nhân còn sống cho biết, đáng sợ nhất là nghi can ra tay bất ngờ, suốt quá trình chém giết vẫn im lặng không hé răng một câu, gặp người là chém điên cuồng.
Sau khi tàu vừa dừng tới trạm Giang Tử Thúy, nghi can nhanh tay vứt dao, định tẩu thoát, nhưng sau cùng đã bị lọt lưới.
Gia đình các nạn nhân đau buồn bao vây quanh sở cảnh sát nơi giam giữ nghi can, không ngừng kêu gào đòi trả thù.
Theo gia đình nghi can cho biết, người này không có tiền sử bị thần kinh hoặc rượu chè. Ngoài giờ, Trịnh Tiệp phần lớn chỉ ở nhà, ít giao thiệp, cũng không có quan hệ yêu đương. Tuy nhiên nghi can khá mê chơi game và từng chơi rất nhiều loại game chiến đấu.
Hàng xóm nhà nghi can cũng kinh ngạc cho biết, người này thường ngày rất hiền lành, lễ phép, ngoan ngoãn, gặp ai cũng chào hỏi, chỉ từ sau khi vào đại học thì ít về nhà.
Ông Mã Vỹ Quốc - Phát ngôn viên của văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu- cho biết, ông Mã đã bàng hoàng và đau xót khi hay tin dữ trên.
Ông Mã đã lệnh cho Sở cảnh sát nhanh chóng điều tra sự việc và yêu cầu các cơ quan chức năng phải hỗ trợ ngay cho gia đình các nạn nhân. Đồng thời tăng cường thêm lực lượng cảnh sát điều tra và tăng cường bảo đảm an ninh cho người dân.
Theo Trung ương xã Đài Loan ngày 23.5, bố mẹ của nghi can đã nhờ nghị viên Lâm Quốc Xuân của chính quyền TP.Tân Bắc đại diện đọc thư xin lỗi gia đình các nạn nhân.
Các cư dân mạng Đài Loan đã thành lập một trang facebook yêu cầu Trịnh Tiệp phải bị tử hình. Chỉ ngay sau một ngày vừa được thành lập, trang này đã thu hút hơn 84.000 người tham gia, cùng nhất trí đòi "tử hình ngay kẻ sát nhân".
Theo TNO
Nhạc sĩ Đài Loan phản đối Hiệp định thương mại dịch vụ xuyên eo biển Trung-Đài Phát ngôn viên Ủy ban Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc Mã Hiểu Quang tại cuộc họp báo sáng 14.5 cho biết Diễn đàn eo biển năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14.6 trong thời gian một tuần với địa điểm chính ở TP.Hạ Môn và một vài cơ sở gần TP.Phúc Kiến, với sự tham gia...