Nhà văn Lê Lựu, tác giả ‘Thời xa vắng’ qua đời
Nhà văn Lê Lựu, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: ‘ Thời xa vắng’, ‘Mở rừng’, ‘Đại tá không biết đùa’, ‘Sóng ở đáy sông’, ‘Chuyện làng Cuội’, ‘Một thời lầm lạc’… qua đời tại quê nhà ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên), hưởng thọ 81 tuổi.
Nhiều năm nay, nhà văn Lê Lựu phải chống chọi với nhiều căn bệnh tuổi già: tai biến, tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…
Chiều 9/11, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã chia sẻ tin buồn lên trang cá nhân:
‘Chiều nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi điện thông báo cho tôi nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà: huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 81 tuổi’.
Trước đó vài ngày, nhà thơ Trần Đăng Khoa đến nhà thăm nhưng ông đã rơi vào trạng thái hôn mê.
Được biết, trước kia Lê Lựu sống cùng người giúp việc tại Tam Trinh, Hà Nội. Thời gian gần đây khi bệnh tình nặng hơn, ông được con gái đón về quê chăm sóc.
Theo đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, ‘Nhà văn Lê Lựu là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng…’
‘Tiểu thuyết ‘Thời xa vắng’ là một tác phẩm lớn với thông điệp: Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những cái (hay) những giá trị của người khác.
Với ‘Thời xa vắng’, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng của Thời xa vắng đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954.
Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt – Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Suốt cuộc đời cầm bút, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc và từng giành nhiều giải thưởng như giải Nhì báo Văn nghệ 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng; giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 trao cho tiểu thuyết Thời xa vắng, Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật đợt 1…
Video đang HOT
Ông cũng là người thành lập và làm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân với mong muốn xây dựng nền tảng văn hóa cho doanh nhân, lực lượng nòng cốt xây dựng kinh tế đất nước.
Ông từng chia sẻ: ‘Tôi muốn giúp họ làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn nhờ trí tuệ, tình cảm, văn hóa. Mặt khác, tôi muốn thay đổi một quan điểm. Đó là nếu đã xác định doanh nhân là dũng sĩ trong xây dựng đất nước thì không nên nhìn người ta như đám con buôn, chụp giật, trốn thuế, lừa đảo. Tất nhiên trên thực tế, cũng có một bộ phận doanh nhân không chịu tu dưỡng, coi tiền là tất cả. Nhiệm vụ của nhà văn là giúp họ ý thức được trách nhiệm làm giàu chính đáng’.
Nhận được tin nhà văn Lê Lựu qua đời, rất nhiều văn sĩ và những người mến mộ các tác phẩm của ông bày tỏ niềm tiếc thương một nhà văn tài hoa của nền văn học nước nhà đã rời cõi tạm.
Sao Việt lên tiếng vụ nhà thơ Dạ Thảo Phương tố bị cưỡng hiếp
Mỹ Linh, Hà Trần, Thái Thùy Linh có động thái động viên, đứng về phía nhà thơ Dạ Thảo Phương.
Vụ việc nhà thơ Dạ Thảo Phương đăng đàn tố cáo nhân vật L.N.A có hành vi cưỡng hiếp cô cách đây 23 năm tại Báo Văn Nghệ đang gây xôn xao dư luận.
Giữa thời điểm nóng, một số sao Việt hiếm hoi có động thái về vụ việc.
Trên trang Facebook của mình, ca sĩ Mỹ Linh đăng tải bài thơ của Dạ Thảo Phương cùng lời nhắn nhủ: "Be strong, brave girl!". (Tạm dịch: Mạnh mẽ lên nhé, cô gái dũng cảm!).
Cùng với đó, diva nhạc Việt dẫn link bài viết của nhà thơ Dạ Thảo Phương, về việc tố cáo nhân vật L.N.A cưỡng hiếp cô trong quá khứ.
Ca sĩ Mỹ Linh.
Chia sẻ gây chú ý của Mỹ Linh về vụ tố cưỡng dâm của nhà thơ Dạ Thảo Phương.
Trong khi đó, ca sĩ Thái Thùy Linh chia sẻ: "Nhà thơ Dạ Thảo Phương đã đăng đàn tố cáo bị *** cưỡng hiếp từ 23 năm trước. Các nạn nhân khác (nếu có) hãy mạnh dạn lên tiếng, cũng có thể inbox cho tôi nếu bạn cần trợ giúp! Ngừng tấn công nạn nhân".
Sau đó, nữ ca sĩ tiếp tục chia sẻ bài viết của chị gái nhà thơ Dạ Thảo Phương, kể về những ám ảnh, khổ đau, sang chấn từ thể xác đến tâm lý mà người em đã phải chịu đựng.
Ca sĩ Thái Thùy Linh.
Nữ ca sĩ có động thái đứng về phía nhà thơ Dạ Thảo Phương.
Cùng với Thái Thùy Linh và Mỹ Linh, ca sĩ Hà Trần mới đây cũng lên tiếng về vụ việc.
Theo lời nữ diva, dù rất hạn chế chia sẻ nội dung tiêu cực lên trang cá nhân, nhưng hôm nay cô quyết định phá lệ, đứng bên cạnh nhà thơ Dạ Thảo Phương trong câu chuyện không chỉ là của một cá nhân, mà còn là vấn đề nhức nhối trong xã hội.
"Những năm tháng giao lưu bạn bè tuổi trẻ, mình thấy chị Phương hay nhưng thất thường. Không hề biết chị chịu đựng ngần ấy năm dày vò tinh thần và oan ức.
Một trong những tội ác man rợ nhất của loài người là tội hiếp dâm, đối với mình, chỉ sau ăn thịt đồng loại. Phải chi khi mình trẻ chị chia sẻ, em đã có thể đứng bên Phương từ đó, và biết đâu chẳng làm được điều gì đó theo cách của em?
Mong rằng sự sẻ chia hôm nay chưa muộn. Ôm chặt 23 năm của chị, Phương nhé", Hà Trần nhắn nhủ.
Chia sẻ của diva Hà Trần.
Đêm qua (6/4), nhà thơ Dạ Thảo Phương gửi bức thư ngỏ đến Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập báo Văn nghệ, tố cáo hành vi cưỡng hiếp đối với bà của ông L.N.A cách đây 23 năm tại Báo Văn Nghệ.
Trong bức thư ngỏ, nhà thơ Dạ Thảo Phương viết: "Trưa ngày 14/4/2000, khi tôi ở một mình trong phòng biên tập Văn nghệ Trẻ, L.N.A đã xông vào cưỡng hiếp tôi.
Trong lúc chống cự hoảng loạn, tôi kêu cứu, nhiều đồng nghiệp đã chạy tới và bắt quả tang L.N.A đang nằm đè lên tôi, bóp cổ tôi, trong khi tôi đang giãy giụa chống cự, váy áo bị xô vò, ngón tay bị bật máu.
Nhờ sự can thiệp của các đồng nghiệp, hành vi cưỡng hiếp của hắn chưa kịp thành công".
Theo Dạ Thảo Phương, đây chỉ là lần nữ nhà thơ may mắn thoát nạn, bởi ông L.N.A đã nhiều lần cưỡng hiếp bà, xem như một nô lệ tình dục.
Để rộng đường dư luận, nhà thơ Dạ Thảo Phương đã liệt kê chi tiết từng mốc thời gian xảy ra vụ việc, kèm với đó là bản tường trình vụ việc ngày 14/4/2000 có chữ ký của người chứng kiến.
Liên quan tới sự việc, trao đổi với Infonet, nhân vật L.N.A cho biết đã biết việc có thư ngỏ tố cáo.
"Tôi không có ý kiến gì, vì cũng chưa biết việc này sẽ đi đến đâu và làm như thế nào", ông A. nói. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, theo quan điểm của cá nhân ông thì những lời viết đó không phải đúng hoàn toàn, còn như thế nào thì chưa nói vội.
Cũng trao đổi với Infonet, ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nói: "Hội sẽ sớm có ý kiến".
Sách của Vũ Thị Trang bị tố vi phạm tác quyền Nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn, nhưng cuốn sách "Phê bình phân tâm học: Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang lại bị tố vi phạm quyền tác giả. Đoạn trả lời phỏng vấn báo chí của TS Đỗ Hải Ninh (6/2018) đối chiếu với một số đoạn trong sách của tác giả Vũ Thị...