Nhà văn Hoàng Anh Tú: Giới trẻ đang bị lệch lạc thần tượng, “có cha mẹ nào ớn lạnh trước thần tượng của con?”
Là một người cha, còn là một người quan tâm đến sự phát triển của lũ trẻ, tôi thực sự ớn lạnh. Tôi không sợ con tôi bị ảnh hưởng bởi những thần tượng đó mà tôi sợ sự lệch lạc trong chuẩn mực thần tượng của lũ trẻ.
Khi Khá Bảnh ra toà và lĩnh mức án trên 10 năm tù, thứ khiến tôi ớn lạnh không phải là cái vẫy tay như một ngôi sao của Khá Bảnh hay những “quả đầu” bóng lộn của các bị can. Thứ tôi ớn lạnh là những đứa trẻ còn mặc đồng phục đang vẫy tay chào đón “người anh em Khá Bảnh”.
Càng ớn lạnh hơn khi nhiều bậc phụ huynh cho rằng “ May quá, con mình không thần tượng Khá Bảnh” hay “ Con của tôi chỉ thích điệu múa tay của Khá Bảnh, học theo điệu múa tay đó thôi” hoặc thậm chí là “Thực ra Khá Bảnh cũng có mặt tích cực đó chứ”…
Không ớn lạnh sao được khi mà trên mạng xã hội, trên youtube Khá Bảnh chỉ là một trong số hàng trăm, hàng ngàn những kiểu “giang hồ xăm trổ” như vậy, đang hút hàng triệu lượt xem của lũ trẻ con nhà chúng ta.
Không ớn lạnh sao được khi mà “giang hồ xăm trổ chửi tục” đã và đang trở thành hot trend câu like, câu views trên mạng xã hội với 99% người theo dõi lại chính là những học sinh.
Video đang HOT
Không ớn lạnh sao được khi chúng luôn bắt đầu bằng sự “trông có vẻ vô hại” để đến những thứ như lô đề, cờ bạc, đánh nhau, xưng hùng, chửi tục, chửi thề… Mà phụ huynh nhiều khi chỉ nhìn thấy cái trông có vẻ vô hại.
Là một người cha, còn là một người quan tâm đến sự phát triển của lũ trẻ, tôi thực sự ớn lạnh. Tôi không sợ con tôi bị ảnh hưởng bởi những thần tượng đó mà tôi sợ sự lệch lạc trong chuẩn mực thần tượng của lũ trẻ.
Là sự thừa nhận những chửi bới trên mạng là bình thường.
Là công nhận giang hồ xăm trổ cũng được coi là KOL’s và nhận được vô vàn đơn hàng quảng cáo rượu bia thuốc lắc.
Là sự ái mộ mù quáng của những đứa trẻ từ chính sự kiểm duyệt hời hợt, dễ dãi của cha mẹ. Khi mà cha mẹ quên rằng chúng ta cần phải làm gương cho con cái. Cha mẹ vẫn cười khoái trá với những clip của Khá Bảnh hay thậm chí tham gia vào những cuộc chửi bới trên mạng thì đương nhiên con cái của họ cũng thấy đó là chuyện bình thường. Từ hiếu kỳ sang ái mộ chỉ một vài bước.
Tôi không cho rằng cha mẹ về áp đặt con không được thần tượng người này không được học đòi theo người kia. Mà là thái độ của cha mẹ, phản ứng của cha mẹ mới là thứ cho con mình thấy đâu là thứ đáng xem, ai là kẻ đáng ngưỡng mộ. Là sự lên tiếng mạnh mẽ của cha mẹ trong không chỉ bữa cơm hàng ngày bên con mà còn là trên mạng xã hội.
Chúng ta, những cha mẹ cần phải là người đi dọn rác đến đó để dạy con về sự sạch sẽ. Chứ không phải là “May quá con mình không thần tượng Khá Bảnh” mà có khi con cái đã thần tượng một “Khá Bảnh” khác trên mạng xã hội mà mình không biết.
Hoàng Anh Tú sinh ngày 3/10/1978, là một cái tên rất quen thuộc với các độc giả Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ. Anh từng là bút trưởng (thế hệ thứ ba) của hội bút Hương đầu mùa, và giữ mục Công ty Divu với tên gọi Chánh Văn trên tuần báo Hoa học trò từ năm 2000-2012.
Hiện tại, nhà văn Hoàng Anh Tú sống hạnh phúc với vợ Nguyễn Lê Trang và có 3 con là con trai Gia Bách, con gái Trà My, con gái út Phương Nguyên. Anh thường xuyên chia sẻ quan điểm về tình yêu, cuộc sống gia đình và cách nuôi dạy con cái.
Theo Helino
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nói về hiện tượng giới trẻ "thần tượng" Khá "bảnh"
Mới đây, TAND thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã đưa Ngô Bá Khá (26 tuổi, còn gọi Khá "bảnh") và 5 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Trong số những người đứng ở cổng tòa để theo phiên xét xử có một số bạn trẻ mặc áo đồng phục học sinh. Nhận định về hiện tượng này, bên hành lang Quốc hội sáng 14/11, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng, việc một số bạn trẻ thần tượng Khá "Bảnh" thể hiện nhận thức lệch lạc.
Trước đó, những kênh thông tin trên mạng xã hội của đối tượng đã thu hút sự quan tâm theo dõi, thậm chí là tung hô, ủng hộ của nhiều bạn trẻ. Nhiều người đã coi Khá "bảnh" là "thần tượng", tạo hệ lụy nguy hiểm trong nhận thức cho giới trẻ.
Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, trong suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay, các tiêu chí về thần tượng đã có sự thay đổi, thậm chí theo chiều hướng lệch lạc. Tuy nhiên, nhận thức này sẽ không tồn tại lâu.
"Sau 1-2 năm, họ sẽ có nhận thức khác đi. Khi ấy, những đối tượng như Khá "bảnh" sẽ bị loại ra khỏi suy nghĩ, không còn là "thần tượng" nữa mà cần tránh xa. Đó là quy luật trong phát triển nhận thức và cần phải thông cảm cho các em trong thời điểm hiện tại" - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nhận định.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An bên hành lang Quốc hội
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Giám đốc Công an Nghệ An cho rằng, trẻ em ngày nay lên mạng xã hội, tiếp xúc với công nghệ quá sớm nhưng do chưa đủ trình độ chắt lọc thông tin, chưa phân biệt rõ cái đúng, cái sai. Do đó, các em cần khoảng thời gian để được giáo dục, có sự phát triển về trí lực để tự có khả năng loại trừ ra khỏi đầu óc mình những gì chưa đúng.
Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, để chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay cần một cuộc chấn hưng về đạo đức, giáo dục về các thang giá trị đạo đức chân chính cho giới trẻ, song điều đó phải diễn ra thường xuyên, lâu dài.
"Trước mắt, báo chí là kênh tuyên truyền cực kỳ quan trọng để góp phần tạo ra sự thay đổi. Báo chí cần lên tiếng mạnh, định hướng lại các giá trị chuẩn mực để có thể hôm nay Khá "bảnh" là thần tượng của một số bạn trẻ thì ngày mai đã bị loại ra khỏi suy nghĩ của các em" - Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nhấn mạnh.
Theo anninhthudo
Báo động tình trạng lệch lạc 'thần tượng' của giới trẻ Giờ đây, thần tượng của giới trẻ không còn gói gọn trong những diễn viên, tài tử, ngôi sao trong các lĩnh vực. Khái niệm "thần tượng" đã mở rộng đến những người có sức ảnh hưởng đến giới trẻ. Trong đó, có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Ảnh minh họa. Khi "thần tượng" sa lưới pháp luật Mới đây,...