Nhà văn Hoàng Anh Tú đưa ra nhận định khiến phụ huynh giật mình: “Không có trẻ con hư, chỉ có những cha mẹ hỏng!”
“Tôi vẫn tin rằng con cái thế nào là từ cha mẹ chúng mà ra. Đừng đổ lỗi như thể cha mẹ sinh con trời sinh tính…”.
Tôi không tin rằng những đứa trẻ sinh ra đã hư hay do học đòi bạn xấu mà sinh hư cả. Lại càng không phải lỗi của ông Nhạ khiến lũ trẻ ngày nay hư hỏng, hỗn hào. Ông Nhạ chả liên quan gì đến việc lũ trẻ văng tục chửi bậy như ranh hay ích kỷ vô pháp vô thiên. Lũ trẻ ấy hư là bởi cha mẹ chúng hỏng trong việc dạy con. Tôi vẫn tin rằng con cái thế nào là từ cha mẹ chúng mà ra. Đừng đổ lỗi như thể cha mẹ sinh con trời sinh tính.
Những đứa trẻ tự tin là bởi cha mẹ chúng luôn giáo dục con bằng sự tích cực.
Những đứa trẻ biết lắng nghe là bởi cha mẹ chúng biết cách bình tĩnh, điềm đạm, thấu tình đạt lý.
Những đứa trẻ lễ phép bởi cha mẹ chúng trên kính dưới nhường, biết mình là ai và không bao giờ cứ tưởng mình là ai mà la hét phách lối.
Những đứa trẻ biết điều là bởi cha mẹ chúng luôn bao dung với cuộc đời, với người xung quanh.
Những đứa trẻ tự lập là bởi cha mẹ chúng là người luôn có kế hoạch, nguyên tắc và biết định hướng cho con.
Những đứa trẻ kiên trì là nhờ có bố mẹ kiên nhẫn.
Những đứa trẻ có ý thức là bởi cha mẹ nguyên tắc và tôn trọng kỷ luật.
…
Còn nhiều nữa những ví dụ chứng minh con cái kiểu nào sẽ ra cha mẹ kiểu đó, cha mẹ ra sao thì con cái ra đấy. Cái gọi là cha mẹ sinh con trời sinh tính chỉ là bởi cha mẹ đẻ con ra rồi phó mặc con cho xã hội. Là bởi nhiều cha mẹ quên mất rằng mình chính là tấm gương lớn nhất, sự ảnh hưởng mạnh nhất tới những đứa con.
Video đang HOT
Nên tôi, một lần nữa, lại phải nói: Cha mẹ có hạnh phúc mới mong con cái sống hạnh phúc. Cái gọi là hy sinh cho con, làm ơn, xin hãy là hy sinh những tật xấu, hy sinh những thói quen bừa bãi của mình, hy sinh những cẩu thả của bản thân mà gò mình trở thành người tử tế nếu như bạn muốn con mình trở thành người tử tế.
Đừng chửi bới trên mạng để con mình thành kẻ bị bắt nạt mà không dám lên tiếng. Vì thứ chúng thấy là cha mẹ chúng bắt nạt người khác thì người khác bắt nạt lại mình là chuyện dễ hiểu. Hay một ngày, con bạn bị đuổi học vì chúng đã bắt nạt bạn bè trong lớp. Đấy chả phải là nghiệp quật gì sất, chỉ là nhân nào quả nấy vậy!
Trở thành một ông bố bà mẹ tử tế là để con mình nhận về trái ngọt mai này. Rằng cô, rằng chú đã từng kính trọng bố con, mẹ con nên cô, nên chú tự thấy phải đối xử với con một cách tử tế như cái cách bố mẹ con đã làm!
Tôi nghĩ vậy, còn bạn?
Hoàng Anh Tú sinh ngày 3/10/1978, là một cái tên rất quen thuộc với các độc giả Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ. Anh từng là bút trưởng (thế hệ thứ ba) của hội bút Hương đầu mùa, và giữ mục Công ty Divu với tên gọi Chánh Văn trên tuần báo Hoa học trò từ năm 2000-2012.
Hiện tại, nhà văn Hoàng Anh Tú sống hạnh phúc với vợ Nguyễn Lê Trang và có 3 con là con trai Gia Bách, con gái Trà My, con gái út Phương Nguyên. Anh thường xuyên chia sẻ quan điểm về tình yêu, cuộc sống gia đình và cách nuôi dạy con cái.
Theo Helino
Phương pháp "Cây gậy và củ cà rốt" được nhắc đến trong chương trình "Cha mẹ thay đổi" tác dụng ra sao trong việc dạy con?
Phương pháp "Cây gậy và củ cà rốt" được áp dụng trong việc giáo dục, nuôi dạy trẻ, giúp trẻ cư xử tốt và thay đổi hành vi tích cực hơn.
"Cha mẹ thay đổi" là chương trình thực tế đang được phát sóng hàng tuần trên kênh VTV3. Chương trình thu hút được lượng lớn khán giả nhờ nội dung chân thật, gần gũi, nói về các mâu thuẫn trong cách dạy dỗ, ứng xử của cha mẹ và con cái.
Thông qua sự lắng nghe và thay đổi trong cách giáo dục mà các thành viên trong gia đình gạt bỏ được mâu thuẫn và xích lại gần nhau hơn.
Trong tập 3 phát sóng vào tối ngày 30/12, trước mâu thuẫn của gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Văn Lâm - Hưng Yên), giáo sư Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách - Bộ Giáo dục Hàn Quốc) đã đề cập đến phương pháp giáo dục "Cây gậy và củ cà rốt". Sau khi xem xong tập này, nhiều bậc cha mẹ đã tò mò không hiểu phương pháp này xuất phát từ đâu và có tác dụng cụ thể ra sao trong việc dạy con.
Chuyên gia giáo dục nhắc đến phương pháp "cây gậy và củ cà rốt".
Phương pháp "cây gậy và củ cà rốt" là gì?
"Cây gậy và củ cà rốt" (Carrot and Stick) là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. "Cây gậy" tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, "củ cà rốt" tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.
Một chính sách kiểu "cây gậy và củ cà rốt" phải luôn hội tụ đủ 3 yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi và biện pháp trừng phạt.
"Cây gậy và cà rốt" được áp dụng ra sao trong việc nuôi dạy con?
Ngoài ngoại giao, phương pháp "Cây gậy và cà rốt" còn được áp dụng trong việc giáo dục, nuôi dạy một đứa trẻ. Theo đó "cà rốt" đại diện cho những phần thưởng mà con sẽ nhận được nếu ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ hay đạt được thành tích trong học tập. Còn "cây gậy" là những hình phạt nếu con mắc lỗi.
Thông qua phần thưởng và hình phạt, bố mẹ có thể thúc đẩy con cư xử tốt và hợp tác hơn. Tuy nhiên phương pháp này cũng bao gồm mặt trái, khi có thể khiến con hoàn thành mọi việc chỉ vì phần thưởng chứ không vì cảm xúc.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp "cây gậy và củ cà rốt"
Việc thưởng - phạt không hề đơn giản mà cần phải có những phương pháp hợp lý mới đạt được hiệu quả và không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Theo chia sẻ của Chuyên gia giáo dục Vũ thu Hương trong buổi hội thảo "Nghệ thuật giao tiếp và thưởng phạt đối với con", có 4 nguyên tắc khi sử dụng phương pháp "cây gậy và cà rốt" mà bố mẹ cần lưu ý:
1. Không xúc phạm đến thân thể và danh dự của con
Không bao giờ chúng ta sử dụng cách thức xâm phạm thân thể con. Bởi khi xảy ra sự vụ gì đó, cha mẹ có xúc phạm tới con thì đứa trẻ ngay lập tức sẽ không nghĩ đến tội đã gây ra mà chỉ nghĩ rằng cha mẹ đã xúc phạm mình.
Ví dụ như con lớn tranh giành đồ ăn với con nhỏ, người bố lập tức bảo: "Con ăn tham như heo". Trẻ không nghĩ rằng điều người bố đang nói tới là vấn đề ăn tham mà chỉ nhớ rằng bố bảo mình là heo. Chính vì vậy, muốn cho trẻ hiểu ra và nhận lỗi thì người bố cần phải xin lỗi con và phân tích cho con hiểu rõ vấn đề.
Bố mẹ không nên xúc phạm thân thể con.
2. Không được so sánh con
Hiệu ứng "Con nhà người ta" chắc chắn các ông bố bà mẹ cũng đã từng trải qua và hiểu được nỗi khó chịu, bực tức thế nào. Hẳn các ông bố bà mẹ trước đây cũng từng nghĩ "Tại sao lại sinh mình ra? Tại sao lúc nào cũng đem mình so sánh với bạn ấy? Bạn ấy thì có gì tốt chứ?". Chính những suy nghĩ vậy sẽ khiến con có phản ứng chống đối lại, con sẽ không bao giờ nghe lời mà thường cố ý làm ngược lại với những gì mà bố mẹ mong muốn.
3. Không sử dụng thưởng phạt để thực hiện mục đích cá nhân của cha mẹ
"Nếu như con không học cái này thì...". Những điều này cha mẹ không nên làm với con mà hãy để cho trẻ lựa chọn. Nếu bố mẹ lựa chọn tương lai cho con, dù sau này có thành công như thế nào, con vẫn "oán trách" bởi lúc nhỏ đã không được làm theo ý của mình.
Ví dụ: Cha mẹ đừng bao giờ chuyển trường cho con vì mục đích cá nhân (chẳng hạn như có giáo viên quen biết...). Hãy tôn trọng con, cho con quyền được lựa chọn. Nhưng với quyền lựa chọn đó, con phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Điều đó sẽ thúc đẩy con tích cực hoàn thành nhiệm vụ khi mà con đã quyết định.
Tâm sự với con như những người bạn
Hãy là một người bạn của con trẻ. Con sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn những vấn đề con khúc mắc trong cuộc sống. Hãy đặt mình vào vị trí của con, đưa ra cho con những lời khuyên. Đừng dùng cái uy của người làm cha, làm mẹ, quát mắng lại con. Điều này chỉ khiến con thêm phản ứng trái ngược lại.
Cha mẹ cũng có những cách thức phạt con mà không xâm phạm đến thân thể con: Phạt nói, phạt tập thể dục, phạt tách khỏi tập thể...
Theo Helino
10 ví dụ điển hình dưới đây sẽ cho cha mẹ biết mình đang TÔN TRỌNG CON hay thực chất là SỢ CON Rất nhiều cha mẹ hiểu nhầm việc mình đang tôn trọng con nhưng không hề biết rằng đang sợ con và làm ảnh hưởng đến tương lai của con. Tôn trọng con là để con quyết mọi thứ chứ không phải cho con phạm luật khi có lý do hợp lý. Mặt khác, tôn trọng là không xâm phạm vào quyền riêng tư...