Nhà tư sản hiến hơn 5.000 lượng vàng từng kinh doanh ra sao?
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ, người hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng, được biết đến là người kinh doanh phát đạt và giàu có bậc nhất Hà thành những năm 1940.
Những năm 1940, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ được xem là một trong những người kinh doanh phát đạt trong lĩnh vực tơ lụa. Hai cụ sở hữu nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản. Hai cụ cũng được xem là có khối tài sản khổng lồ vào thời điểm đó.
Kinh doanh tơ lụa phát đạt
Cha của doanh nhân Trịnh Văn Bô là cụ Trịnh Văn Đường (nguyên quán tại xã Đồng Hoàng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây – nay thuộc huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội). Cụ Đường là chủ tiệm buôn Phúc Lợi có tiếng ở Hà Nội xưa và là một nhà nho thời đó. Do đó, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã được thừa hưởng một nền giáo dục cẩn thận từ cha mẹ.
Theo lời kể của người thân, từ nhỏ, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã chịu khó học hỏi để sớm nối nghiệp cha mẹ. Thậm chí, ông từng xin mẹ tiền, ra chợ buôn bán tơ gần nhà mua rồi xuống cuối chợ bán lại. Những đồng lãi đầu tiên dù ít ỏi nhưng đủ để nhen nhóm tham vọng kinh doanh của ông sau này.
Gia đình hiến 5.000 lượng vàng cho Chính phủ năm 1945 Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình ông Trịnh Văn Bô (Hà Nội) ủng hộ 5.147 lượng vàng giúp chính phủ mới giải quyết khó khăn tài chính sau cách mạng tháng 8.
Do điều kiện gia đình, ông được học hành tử tế, nói được tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp tú tài, thay vì sang Pháp học như người anh trai là Trịnh Văn Bính, ông được cha giữ lại để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp.
Bấy giờ, hiệu buôn Phúc Thịnh ở số 7 Hàng Ngang và do mẹ của ông làm quản lý. Năm 1932, ông kết hôn cùng cụ bà Hoàng Thị Hồ (sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt thêm chữ đệm thành Hoàng Thị Minh Hồ).
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ cũng là con một gia đình giàu sang, quyền quý bậc nhất Hà Nội bấy giờ. Bà là con gái của Hoàng Đạo Phương, một thương gia, một nhà nho uyên bác.
Cụ bà Minh Hồ được biết đến là người rất giỏi nữ công gia chánh, tháo vát. Hai vợ chồng cụ được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi cùng số vốn ban đầu 30.000 đồng Đông Dương.
Nhờ tiếng tăm của gia đình, với tài kinh doanh thiên bẩm, doanh nhân Trịnh Văn Bô đã kế tục sự nghiệp của cha mẹ, từng bước tạo dựng và đưa thương hiệu Phúc Lợi phát triển. Khi đã có chỗ đứng vững chắc, vợ chồng ông bà không ngừng mở rộng sản xuất, giảm giá thành cho sản phẩm của mình.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ.
Video đang HOT
Ông bà mạnh dạn mua lại một dây chuyền dệt vải trị giá 20.000 đồng Đông Dương và xây dựng nhà máy rộng 3 ha tại khu vực Đê La Thành với 120 công nhân. Nhà máy dệt đã sản xuất ra nhiều loại vải thành phẩm đẹp, bán ra thị trường với mức giá hợp lý.
Với vốn ngoại ngữ, doanh nhân Trịnh Văn Bô cũng mạnh dạn đưa thương hiệu vải Phúc Lợi ra thị trường ngoài nước. Sản phẩm tơ lụa của Phúc Lợi đã được buôn bán sang các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…
Từ một cửa hiệu Phúc Lợi ban đầu, gia đình ông tiếp tục mở thêm các cơ sở. Những cửa tiệm này gia đình ông không thuê mà mua đứt luôn với giá hàng chục cây vàng. Kho lụa luôn đầy ắp và lượng người làm công đông đảo là hình ảnh quen thuộc của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô thời đó.
Cống hiến lớn về tài chính cho đất nước
Là thương nhân giàu có, gia đình cụ Trịnh Văn Bô nổi tiếng với triết lý kinh doanh “Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức”. Theo đó, gia đình cụ dành rất nhiều tiền để đóng góp từ thiện, giúp đỡ người nghèo và lớn nhất là hỗ trợ cho cách mạng và nền độc lập của đất nước.
Năm 1936, khi người Pháp di dời nghĩa trang Hợp Thiện, hàng trăm bộ hài cốt phải chuyển. Thành phố đi quyên góp tiểu sành, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 100 chiếc.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ.
Năm 1937, hai huyện Đông Khê, Thất Khê (tỉnh Lạng Sơn) bị ném bom, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 2.000 đồng Đông Dương. Hai năm sau, ông bà Trịnh Văn Bô cũng bỏ 2.000 đồng Đông Dương mua gạo cứu tế cho người dân Hưng Yên bị lũ lụt.
Trong nạn đói năm 1945, hai cụ đều kịp thời mang tiền đi cứu trợ người dân, mua 1.000 vé phát cháo phát cho người đói, nhờ thế mà nhiều người thoát chết trong gang tấc.
Khác với nhiều gia đình giàu có khác, vợ chồng hai cụ cư xử với gia nhân rất ân cần, không bao giờ to tiếng quở trách. Trong khi nhiều cửa hiệu gia nhân ăn bớt tiền, ăn cắp vải mang đi bán nhưng chẳng bao giờ có chuyện đó trong cửa hiệu vải Phúc Lợi. Gia đình nào khó khăn, cuối năm ngoài tiền lương, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô còn thưởng thêm tiền để họ về ăn Tết…
Đầu năm 1945, doanh nhân Trịnh Văn Bô quyết định ủng hộ 10.000 đồng Đông Dương, tương đương 250 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình.
Hai cụ còn ủng hộ tài chính rất nhiều lần cho cách mạng. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình cụ đã ủng hộ 8.500 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 200 cây vàng theo thời giá bấy giờ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ngân khố quốc gia khi đó chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương, trong đó đa phần đã rách nát, không thể tiêu dùng được. Chính phủ phát động quyên góp ủng hộ và gia đình cụ được tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập và tiếp tục ủng hộ Quỹ này 20.000 đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, cụ còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ.
Trong Tuần lễ Vàng, gia đình cụ tiếp tục đóng góp 117 cây vàng. Ngoài ra, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động “Tuần lễ vàng”, khích lệ giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.
Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (thời giá lúc đó). Gia đình cụ cũng hiến tặng Chính phủ căn nhà số 48 Hàng Ngang để làm địa điểm lưu niệm. Căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu cũng được cho Nhà nước mượn phục vụ vào việc chung.
Một trong những nhà tư sản dân tộc của thế kỷ 20
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ là 2 trong số nhiều nhà tư sản dân tộc đầu thế kỷ 20.
Không ít người hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Các doanh nhân nổi tiếng có thể kể đến như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hà Sơn, Đỗ Đình Thiện, Ngô Tử Hạ…
Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô (ảnh trên), gia đình và các hoạt động thời trẻ (Ảnh chụp lại tại triển lãm 48 Hàng Ngang) . Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được ví như “ông trùm tàu thuỷ đối đầu Thống soái Bắc Kỳ”. Bạch Thái Bưởi thành công trong việc cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng tuyến đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ, bắt đầu bằng việc xây cây cầu dài 3.500 m nối Hà Nội với Gia Lâm.
Công ty của Bạch Thái Bưởi gây tiếng vang lớn khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Cũng chính nhờ con tàu lớn đầu tiên của Việt Nam này mà Bạch Thái Bưởi được xưng tụng là “Vua tàu thủy Việt Nam”.
Ông Nguyễn Sơn Hà (1894 – 1980) được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Trong Tuần lễ vàng, ông và gia đình đã hiến toàn bộ nữ trang với khoảng 10,5 kg cho cách mạng.
Căn nhà tại số 48 Hàng Ngang. Ảnh: Infonet.
Doanh nhân Đỗ Đình Thiện (1904-1972) thì đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.
Trong Tuần lễ vàng, ông còn mua đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do hoạ sĩ Nguyễn Sáng vẽ với giá một triệu đồng Đông Dương (khoảng gần 2.000 lạng vàng), sau đó tặng ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành chính TP. Hà Nội.
Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, sự đóng góp của các nhà tư sản không phân biệt nhiều ít, mà quan trọng nhất là tấm lòng của mọi người. Điều này cũng thể hiện sự cần thiết của việc cách mạng có được nguồn lực để bảo vệ nền độc lập của mình.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng, đã qua đời ở tuổi 104.Chia sẻ với Zing.vn tối 6.11, người nhà cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ xác nhận cụ qua đời tối 5.11, hưởng thọ 104 tuổi.
Theo Hiếu Công (Zing)
Người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng vào năm 1945 vừa qua đời đêm 5.11, hưởng thọ 104 tuổi.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ. Nguồn: Internet
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914, tại Hà Nội. Năm 18 tuổi, bà Hồ lập gia thất với ông Trịnh Văn Bô, được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang.
Nhà số 48 Hàng Ngang cũng là ngôi nhà nơi Hồ Chủ tịch soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945.
Năm 1945, hưởng ứng Tuần lễ vàng do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời hồi 23h20 đêm 5.11, hưởng thọ 104 tuổi.
Theo Danviet
Khách bay bất ngờ vì giá vé máy bay tăng như... tết Hành khách bấm bụng vì giá vé ngất ngưởng, đại lý lắc đầu vì giá ghế thường tăng lên bằng hạng thương gia, còn hãng bay thì cảm thấy... bất ngờ dù đang mùa thấp điểm. Hành khách làm thủ tục lên máy bay tại một sân bay đi TP.HCM - Ảnh: Châu Anh Mấy ngày gần đây, nhiều khách đặt vé máy...