Nhà tù giam khủng bố IS – ‘quả bom hẹn giờ’ ở Syria
“Quả bom hẹn giờ” từ IS đã được kích hoạt và thế giới không thể bỏ qua những mối đe dọa đối với an ninh và sự ổn định do các nhà tù và trại giam IS gây ra.
Các nhân viên đảm bảo an ninh ở trại al-Hol, nơi giam giữ những người thân của các chiến binh IS, tại tỉnh Hasakeh, phía Đông Bắc Syria ngày 26/8/2022. Ảnh: REUTERS
Theo nhận định của Ghassan Ibrahim, nhà nghiên cứu người Anh gốc Syria về các vấn đề Trung Đông trên trang web của tờ Tin tức Arập (Arab News) ngày 7/4, thế giới dường như bắt đầu lãng quên tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giá (IS), vốn không được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế và trên các phương tiện truyền thông – nhưng điều đó không có nghĩa là mối đe dọa từ IS này đã chấm dứt.
Ông Ibrahim cho rằng, Syria và Iraq là những điểm nóng chính của IS và nhà tù Al-Sinaa ở Syria là nơi tập trung đông nhất các thành viên IS cùng người thân của chúng trên toàn thế giới. Đó cũng là nơi thế hệ tiếp theo sẽ tiếp tục hệ tư tưởng cực đoan nguy hiểm.
Nhà tù nằm ở quận Ghweran, phía Nam thành phố Hasakah, Đông Bắc Syria. Nó được điều hành bởi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, những người đang kiểm soát các khu vực rộng lớn ở phía Đông Bắc Syria.
Nhà tù này trước đây là Trường khoa học công nghiệp. Sau đó SDF biến nó thành nhà tù giam giữ các thành viên IS vào năm 2017. An toàn và an ninh của nơi này không thể được đảm bảo do sự xáo trộn liên quan đến khu vực nằm dưới sự kiểm soát của SDF.
8 nhà tù khác ở Đông Bắc Syria cũng giam giữ các thành viên IS và chúng được coi là “một quả bom hẹn giờ”. Đúng vậy, chiến thắng trước IS đã được tuyên bố và các thành viên của nhóm này bị bỏ tù, nhưng lực lượng này đang âm mưu tập hợp lực lượng và khôi phục tổ chức.
Năm ngoái, IS đã tấn công Al-Sinaa cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Đây là vụ tấn công lớn nhất kể từ khi cái gọi là “ Nhà nước Hồi giáo” sụp đổ vào ngày 23/3/2019.
Video đang HOT
Đây không phải là nỗ lực vượt ngục và tấn công nhà tù đầu tiên (nhiều tù nhân IS đã trốn thoát vào năm 2020). Do đó, có mối lo ngại đang gia tăng rằng các cuộc tấn công vào nhà tù có thể diễn ra thường xuyên hơn và giải thoát nhiều thành viên IS hơn. Hiện có khoảng 15.000 chiến binh IS từ hơn 50 quốc gia vẫn đang bị giam giữ trong các nhà tù và trại tạm giam ở miền Bắc Syria.
Các lỗ hổng an ninh trong các nhà tù cũng là một nguy cơ khi các thành viên IS bị giam giữ trong thời gian dài mà không có giải pháp lâu dài cho vấn đề. Sự thất bại của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây, trong việc giải quyết vấn đề tù nhân IS và người thân của chúng đã tạo cơ hội cho nhóm này trỗi dậy.
Vì vậy, ông Ibrahim lưu ý, vấn đề cấp bách là phải hành động sớm để dỡ bỏ các nhà tù này và hồi hương các tù nhân. Các quốc gia xuất xứ của chúng có trách nhiệm tiếp nhận, truy tố họ và tiến hành các biện pháp cải tạo lực lượng này, thậm chí đối với cả những người thân của chúng.
Những người thân trong gia đình của các thành viên IS, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, bị giam giữ trong các trại như Al-Hol và Al-Raj, được canh gác bởi lực lượng an ninh và hàng rào thép gai, đang sống trong một môi trường có hệ tư tưởng cực đoan, điều mà CENTCOM (Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở Trung Đông) mô tả là “hàng ngày phải chịu sự giáo dục bạo lực”.
Tướng Michael Kurilla, người đứng đầu CENTCOM, đã đến thăm một số trung tâm giam giữ ở miền Bắc Syria vào tháng trước, trong đó có nhà tù Al-Sinaa. Ông Kurilla nói: “Những người bị giam giữ ở Syria và Iraq là một đội quân IS thực sự. Nếu được trả tự do, nhóm này sẽ gây ra mối đe dọa lớn trong khu vực và hơn thế nữa”. Theo tướng Kurilla, IS có tham vọng thiết lập quyền kiểm soát lãnh thổ, khôi phục lại vị thế của mình và biến tổ chức này một lần nữa thành “Nhà nước Hồi giáo”.
Mặc dù SDF đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt IS và đánh bại “Nhà nước Hồi giáo”, tuy nhiên họ không thể chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà tù vô thời hạn. SDF cũng đang lo ngại rằng họ phải quay sang chiến đấu với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia không muốn người Kurd có ảnh hưởng ở biên giới của mình.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần cáo buộc SDF sử dụng các nhà tù này để gây áp lực lên cộng đồng quốc tế ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công quân sự khác vào miền Bắc Syria. Ngược lại, SDF cho rằng nhiều thành viên IS đã vào lãnh thổ Syria thông qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh đó, những nhà tù trên không phải là giải pháp lâu dài. Một số tù nhân là những thủ lĩnh IS khét tiếng khi lực lượng này kiểm soát các khu vực ở Syria, trong khi những đối tượng khác có kinh nghiệm chiến đấu và tiến hành các hoạt động khủng bố.
Theo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, IS đang có khoảng 10.000 chiến binh tự do ở những vùng giáp ranh Syria và Iraq. Một số lượng lớn như vậy có thể dẫn đến sự hồi sinh của IS, đặc biệt nếu các quốc gia liên quan không hành động.
Chuyên gia Ibrahim kết luận, “quả bom hẹn giờ” đã được kích hoạt và thế giới không thể bỏ qua những mối đe dọa đối với an ninh và sự ổn định do các nhà tù và trại giam IS gây ra.
Ít nhất 20 phần tử khủng bố IS trốn thoát khỏi nhà tù Syria sau trận động đất
Hôm 6/2, nhiều tù nhân đã gây hỗn loạn trong một nhà tù ở Tây Bắc Syria sau trận động đất kinh hoàng.
Một nguồn tin cho biết ít nhất 20 phần tử của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã trốn thoát khỏi nhà tù này.
Khung cảnh tan hoang sau trận động đất kinh hoàng có tâm chấn ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, nhà tù quân cảnh ở thị trấn Rajo, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, giam giữ khoảng 2.000 tù nhân, trong đó có 1.300 người bị tình nghi là thành viên của tổ chức khủng bố IS. Nhà tù cũng giam giữ các tay súng thuộc lực lượng do người Kurd lãnh đạo.
"Sau khi trận động đất xảy ra, Rajo bị ảnh hưởng nặng nề, các tù nhân bắt đầu gây hỗn loạn và giành quyền kiểm soát nhiều khu vực của nhà tù. Khoảng 20 tù nhân - những tay súng được cho là khủng bố IS - đã bỏ trốn", quan chức của nhà tù Rajo do các phe thân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, cho biết.
Nguồn tin cho biết thêm trận động đất có độ lớn 7,8 - kéo theo hàng chục cơn dư chấn trong khu vực - đã gây thiệt hại lớn cho nhà tù, nhiều bức tường và cánh cửa bị đã bị nứt vỡ.
Cơ quan Giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết họ chưa thể xác minh liệu các tù nhân có trốn thoát hay không, nhưng xác nhận có một cuộc bạo loạn đã xảy ra.
Vụ việc ở Rajo xảy ra sau vụ tấn công của IS nhằm vào một khu phức hợp an ninh ở thủ đô Raqa của Syria hồi tháng 12/2022. Vụ tấn công này nhằm giúp các phần tử thánh chiến trốn khỏi nhà tù này. Sáu thành viên của lực lượng an ninh do người Kurd lãnh đạo kiểm soát khu vực đã thiệt mạng trong cuộc tấn công thất bại.
Theo hãng tin Reuters (Anh), tính đến ngày 7/2, số ngưởi thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới gần 5.000 người. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực hết sức để cứu người bị nạn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Song nỗi tuyệt vọng đang ngày càng tăng lên khi quy mô của thảm họa cản trở các nỗ lực cứu trợ.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết số người thiệt mạng ở nước này đã lên tới 3.381 người.
Tại thành phố Antakya, gần biên giới Syria, các tòa nhà 10 tầng đổ sập xuống đường. Nhân viên cứu hộ đang nỗ lực tìm người sống sót trong hàng chục đống đổ nát. Trong khi đó, nhiệt độ ở khu vực gần như đóng băng khi mưa trút xuống, nhiều nơi bị mất điện và cạn kiệt nhiên liệu.
Còn ở Syria, tác động của trận động đất còn lớn hơn nhiều do sự tàn phá của hơn 11 năm nội chiến. Theo Chính phủ và dịch vụ cứu hộ ở phía tây bắc Syria do quân nổi dậy kiểm soát, số người thiệt mạng đã lên tới trên 1.500 người.
Lực lượng dân phòng cho biết hàng trăm gia đình đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và không còn nhiều thời gian để cứu họ.
Ông Raed al-Saleh, người đứng đầu lực lượng phòng vệ dân sự cho biết: "Mỗi giây trôi qua đều rất có ý nghĩa đối với nỗ lực cứu sống người bị nạn. Chúng tôi kêu gọi tất cả các tổ chức nhân đạo cung cấp viện trợ vật chất giúp chúng tôi ứng phó khẩn cấp với thảm họa này".
Tiết lộ nội dung cuộc điện đàm mới nhất giữa Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Nga đã thảo luận về tình hình Ukraine và vấn đề "khủng bố" ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trong một cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu: Reuters Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc điện...