Nhà tự chuyển động theo hướng mặt trời
Một phần của ngôi nhà có thể tự chuyển động theo hướng mặt trời mang lại bóng mát và luồng không khí tự nhiên tươi mới cả ngày.
Công trình độc đáo này được thiết kế bởi kiến trúc sư Robert Konieczny (52 tuổi) người Ba Lan. Ông được mệnh danh là bậc thầy kiến trúc với loạt công trình đình đám như nhà kiên cố với cầu rút và tường trượt hay “pháo đài” an toàn nhất Ba Lan với những bức tường tự động di chuyển.
Ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Robert Konieczny người Ba Lan.
Một phần của ngôi nhà có thể chuyển động theo hướng mặt trời.
Quadrant House là công trình kiến trúc được rút kinh nghiệm từ rất nhiều dự án trước đó của kiến trúc sư người Ba Lan. Chính vì vậy ngôi nhà hoàn thành vào năm 2018 này đã trở thành điểm nhấn kiến trúc tuyệt vời trong sự nghiệp của ông.
Ngôi nhà được đặt theo tên của một thiết bị thiên văn học sử dụng để xác định vị trí của các ngôi sao – góc phần tư quadrant. Đây cũng chính là cơ sở để ứng dụng cho phần chuyển động xoay 90 độ của ngôi nhà.
Ngôi nhà được đặt theo tên của một thiết bị thiên văn học.
Nó được ứng dụng cho phần chuyển động xoay 90 độ của ngôi nhà.
Tổng thể căn nhà là một khối hình chữ nhật có 2 tầng. Trong đó, một phần của tầng một bao gồm phòng khách và khu spa thư giãn, phòng tập thể dục có thể xoay ngang để tạo thành không gian mở với khu vườn vào ban ngày và thu lại vào ban đêm.
Phòng khách và khu spa thư giãn, phòng tập thể dục có thể xoay ngang.
Video đang HOT
Tạo thành không gian mở hòa mình với thiên nhiên.
Phần chuyển động của tòa nhà có thể tự động di chuyển theo hướng mặt trời giúp mang lại bóng mát và luồng không khí tươi mới tự nhiên cho ngôi nhà cả ngày. Đồng thời kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời bên trong nhà, đảm bảo không chói chang quá cũng không tối quá.
Phần chuyển động di chuyển theo một đường ray xung quanh khu vườn. Do chuyển động liên tục, nên đảm bảo cỏ tự nhiên có thể tiếp tục phát triển bên dưới sàn nhà.
Phần cỏ tự nhiên vẫn được đảm bảo phát triển bình thường.
Trục quay ứng dụng hệ thống truyền động kết nối với các cảm biến tự động giúp nó quay theo hướng mặt trời và có thể tự dừng chuyển động nếu phát hiện chướng ngại vật. Một hệ thống điều khiển bằng tay cũng được tích hợp để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Cửa phòng khách bằng kính trượt tạo không gian mở.
Phòng khách sử dụng hoàn toàn bằng cửa kính trượt để tạo ra sự chuyển tiếp liền mạch từ nhà ra vườn, ranh giới giữa kiến trúc và cảnh quan dường như bị xóa nhòa. Ở các cửa cũng được bố trí thêm lớp rèm cuốn để chống nắng và gió trong những trường hợp cần thiết.
Phần mái nhà nhìn từ bên ngoài.
Từ hướng vườn, mái nhà như một mặt phẳng.
Ngôi nhà nhìn từ phía sau vườn.
Chủ nhân của công trình thích một ngôi nhà mái bằng. Tuy nhiên quy định về quy hoạch của địa phương chỉ chấp nhận những ngôi nhà có mái dốc. Vì vậy các kiến trúc sư đã đáp ứng cả hai yêu cầu bằng cách tạo ra một dạng mái nhà trông giống như một đầu hồi khi nhìn từ bên ngoài, nhưng lại bằng phẳng khi nhìn từ khu vườn.
Nhà nghỉ dưỡng bằng gỗ ẩn mình giữa rừng cây ở Hokkaido, Nhật Bản
Công trình độc đáo nằm giữa rừng thông xanh mát ở thị trấn nhỏ Rankoshi, Hokkaido, Nhật Bản đem đến cho chúng ta một cái nhìn mới lạ về một ngôi nhà nghỉ dưỡng an yên và bình dị.
Ngôi nhà có tên House in the Forest, được thực hiện bởi các kiến trúc sư của công ty kiến trúc Florian Busch Architects có trụ sở chính ở Tokyo, Nhật Bản. Đúng như tên gọi, căn nhà là một công trình nghỉ dưỡng bằng gỗ ẩn mình trong rừng cây.
Nhà nghỉ dưỡng bằng gỗ ẩn mình giữa rừng cây.
Căn nhà nằm gần khu trượt tuyết Niseko.
House in the Forest tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 3 ha ở giữa rừng gần khu trượt tuyết Niseko. Chủ đầu tư của dự án là một gia đình nhiều thế hệ mong muốn có một không gian nghỉ dưỡng đúng nghĩa và được đắm chìm trong môi trường thiên nhiên tuyệt vời xung quanh.
"House in the Forest không phải là một tổ hợp hình khối cố định. Đó là nơi không gian sống có thể dung hòa với sự biến đổi không ngừng của khu rừng", các kiến trúc sư giải thích.
Ngôi nhà được thiết kế như những nhánh cây.
Nhà được xây trên những cột cao bằng gỗ nhằm không gây tác động vào hệ sinh thái của khu rừng.
Khu đất xây nhà có hình vuông với các cạnh dài 160 m, xung quanh được bao phủ bởi các cây thông cao. Khu đất tách biệt với rừng cây nhờ một gò đất và chỉ có duy nhất lối đi nhỏ dẫn vào công trình. Các kiến trúc sư đã phát hiện ra một khoảng trống trong rừng. Nhưng thay vì đặt ngôi nhà ở chính giữa, nhóm thiết kế quyết định đặt công trình ở rìa khu rừng, bên cạnh những cây thông, nhằm bảo toàn hệ sinh thái.
"Mọi chuyển động của con người đều có thể khiến môi trường bị thay đổi. Vì vậy, chúng tôi đã phải rất cẩn thận khi thăm dò điều kiện thời tiết và cảnh quan xung quanh ngôi nhà. Theo chúng tôi vị trí tốt nhất để xây dựng là bên rìa khu rừng, biến cây cối thành bức nền hoàn hảo", nhóm thiết kế chia sẻ.
Ngôi nhà như ngọn đèn thắp sáng giữa rừng vào ban đêm.
Mỗi nhánh đều có cửa bằng kính đem lại tầm nhìn rộng mở ra khu rừng.
Với tiêu chí thân thiện với môi trường, ngôi nhà nghỉ dưỡng đã được xây trên những cột cao bằng gỗ nhằm tách khối công trình khỏi mặt đất, từ đó không gây tác động vào hệ sinh thái của khu rừng.
Nhà được thiết kế mô phỏng như những nhánh cây, với phần cuối của mỗi "nhánh" gồm các block được tổ hợp theo hướng khác nhau, hướng về khu rừng - tạo nên sự giao tiếp giữa công trình và thiên nhiên.
Nội thất trong nhà được thiết kế đơn giản.
Nhằm đảm bảo sự giao thoa giữa ngôi nhà và thiên nhiên xung quanh.
Ngôi nhà có diện tích 230 m2, được phân ra 10 nhánh theo chiều ngang bố trí nhiều không gian sống khác nhau. Từ bên ngoài có thể vào bên trong thông qua một cầu thang gỗ. Nội thất bên trong được bố trí đơn giản nhằm tạo cảm giác gắn kết về mặt không gian và thời gian với khung cảnh thiên nhiên bên ngoài.
Trung tâm của ngôi nhà là phòng khách có lò sưởi ấm cúng, nhà bếp và khu sinh hoạt chung. 10 phân nhánh gồm có phòng ngủ với phòng tắm riêng, không gian ăn uống và sân hiên. Mỗi nhánh được ngăn cách với khu rừng bởi những vách kính lớn đem đến một cái nhìn toàn cảnh về thiên nhiên hoang dã bên ngoài.
Mỗi phân nhánh là một hướng nhìn khác nhau ra khu rừng.
Bản dựng tổng thể của ngôi nhà.
Các kiến trúc sư của Florian Busch Architects cho biết: "Ngôi nhà bảo vệ con người khỏi các tác nhân của môi trường về mặt vật lý. Tuy nhiên, với những góc nhìn đa dạng được tạo ra bởi khoảng mở của cửa sổ ra rừng cây, thiên nhiên như đang tràn vào và lấp đầy không gian nội thất, khiến cho người trong nhà cảm giác như khu rừng luôn hiện hữu xung quanh họ".
Cận cảnh tòa nhà 150 tỷ đồng có thiết kế độc đáo chưa từng có ở thủ phủ gốm Bát Tràng Sau 3 năm xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 150 tỉ đồng, công trình "độc lạ" được thiết kế từ cảm hứng những khối bàn xoay vuốt gốm của các nghệ nhân tại làng cổ Bát Tràng đã sắp được hoàn thiện. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300m2, nằm ở...