Nhà trường tăng lịch học thêm, phụ huynh dũng cảm viết đơn cho con không đi nhưng lý do đưa ra mới đáng ngưỡng mộ
Lá đơn dài và đầy thuyết phục của chị Thái Thị Diễm Trúc (An Giang) xin cho con không đi học thêm buổi chiều khiến ai nấy sửng sốt. Đặc biệt, mọi người rất tán dương quan điểm dạy con của người mẹ này.
Quá tải là một vấn đề thường gặp ở các em học sinh hiện nay ở nhiều nơi, từ thành thị tới nông thôn. Muốn con theo kịp bạn bè, học hành giỏi giang, đạt thành tích tốt, không ít phụ huynh cũng tặc lưỡi cho con theo các lớp phụ đạo để năm chắc kiên thưc.
Tuy nhiên, nhiêu trương hơp lịch học dày kín, lượng kiến thức bị nhồi nhét quá nhiều trong cùng một khoảng thời gian lại gây phản tác dụng. Vậy nhưng không phải phụ huynh nào cũng đủ tâm lý để nhận ra điều ấy.
Rất nhiều trẻ em đang cảm thấy quá tải với lịch học. (Ảnh minh họa)
Mới đây, một phụ huynh ở An Giang gây xôn xao cộng đồng mạng khi chị đã làm đơn xin nhà trường cho con không phải học thêm buổi chiều. Được biết, người mẹ dũng cảm này tên là Thái Thị Diễm Trúc, phụ huynh của một học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Lê Văn Nhung, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Nguồn cơn của lá đơn này là bởi từ Tết Dương lịch tới nay, chị Diễm Trúc thấy con đi học một ngày 2 buổi thay vì 1 buổi như trước. Bên cạnh đó trường cũng ban hành một thời khóa biểu 2 buổi mà không thông qua phụ huynh. Chính vì lẽ đó, chị Diễm và nhiều phụ huynh khác cảm thấy không được dân chủ và có những bức xúc.
“Cháu nói mỗi tuần phải học thêm 3 buổi chiều làm tôi hết sức bất ngờ. Mọi sinh hoạt trong gia đình gần như xáo trộn. Cơ thể cháu thuộc dạng yếu, thể lực kém, việc học thêm 1 buổi với thời gian ít hơn 1 tiếng đồng hồ tôi thấy không có hiệu quả về mặt kiến thức nhưng kéo theo hàng loạt hệ lụy như mất đi giấc ngủ trưa, mất thời gian tự học ở nhà” – người mẹ viết.
Một phần cuối của lá đơn xin cho con trai không đi học thêm của chị Diễm.
Đặc biệt, người mẹ này tỏ ra rất hiện đại, tâm lý khi không quan tâm thành tích mà chú trọng thực lực của bé: “Dưới góc độ cha mẹ, tôi chỉ kết hợp được với nhà trường cho cháu học buổi sáng, con tôi cần được nghỉ ngơi, vui chơi, lấy sức và tự học vào thời gian còn lại của ngày.
Rất mong Quý lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục quan tâm đến các “sản phẩm” của ngành và quan tâm đến mong mỏi của cha mẹ học sinh.
Chúng tôi không muốn con mình bị biến thành những chú gà công nghiệp với cái cặp nặng đến gù lưng và đôi kính cận trên mắt.
Gia đình chúng tôi và xã hội này cần những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, có đủ kỹ năng sống, có đạo đức tốt và lòng thương người hơn là những thanh niên có cái đầu chứa đầy kiến thức sáo rỗng”.
Lá đơn của chị Diễm đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của khá nhiều dân mạng. Bởi, chị Diễm đã nói hộ những điều mà không ít phụ huynh dù rất muốn nhưng vẫn không dám nói.
- Mom này cá tính quá, phục thật.
- Đúng đấy, đi học cả ngày chỉ thêm cận thị và chán học thôi, đến mình còn chán nữa là bọn trẻ.
- Ngưỡng mộ bà mẹ này quá, mình thì không đủ can đảm, vẫn phải ký vào cái đơn được soạn sẵn với cái gọi là TỰ NGUYỆN.
Bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng cho rằng còn tùy vào điều kiện của gia đình. Ví dụ bố mẹ đi làm giờ hành chính ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, nếu không cho con đi học cũng không quản lý được, không có ai trông càng thêm nguy hiểm. Hiện tại, lá đơn này vẫn tiếp tục nhận nhiều ý kiến của các bậc phụ huynh.
Video đang HOT
Lá đơn xin cho con nghỉ học chiều của chị Diễm rất dài, nguyên văn như sau:
Con tôi là L.T.P. theo học tại Trưởng Tiểu học Lê Văn Nhung. Gia đình tôi rất mừng vì đã tìm được cho cháu một ngôi trường học rất thân thiện, các thầy cô của trường hết sức tận tâm tận lực và yêu thương học sinh. Dù là trung tâm thành phố Long Xuyên nhưng trường Tiểu học Lê Văn Nhung không phải là nơi chạy theo thành tích mà nhà trường tôn trọng thực học của các cháu.
Thời gian qua các con tôi đã rất vui vẻ, trưởng thành và học được vô vàn điều bổ ích từ nhà trường. Gia đình tôi luôn ghi ơn dạy dỗ của thầy cô trường Tiểu học Lê Văn Nhung đối với các con tôi.
Con lớn của tôi đã lên lớp 7, cũng từng học trường Tiểu học Lê Văn Nhung. Gia đình tôi rất tự hào về các cháu và chúng tôi luôn nói với nhiều người: Đây là ngôi trường tốt, thành tích là thực sự chứ không ảo như một vài ngôi trường chạy theo thành tích, cho học sinh ngồi nhầm lớp như báo chí đã từng đưa tin.
Hết năm nay, bé T.P. sẽ rời trường để lên lớp 6. Từ bây giờ đến cuối năm học cũng còn 1 học kỳ phía trước, kết quả này rất quan trọng đối với cháu để quyết định cháu học trường cấp 2 nào sau này.
Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề tôi quan tâm hàng đầu đối với con tôi hiện nay mà tôi quan tâm nhất ở chuyện:
Từ sau Tết Dương lịch năm 2020 đến nay, tôi thấy cháu đi học mỗi ngày 2 buổi thay vì 1 buổi như từ đầu năm đến giờ.
Bên cạnh đó, trường cũng ban hành một thời khóa biểu mới cho việc học 2 buổi.
Cháu nói với tôi mỗi tuần phải đi học thêm 3 buổi chiều. Việc này làm tôi hết sức bất ngờ.
Mọi sinh hoạt trong gia đình gần như xáo trộn vì phải sắp xếp thời gian cho cháu trong khi vợ chồng tôi là những người làm việc thời gian không cố định.
Cơ thể cháu thuộc dạng yếu, thể lực kém, việc học thêm một buổi chiều với thời gian ít ỏi hơn một tiếng đồng hồ tôi thấy không có hiệu quả nhiều về kiến thức nhưng kéo theo hàng loạt hệ lụy liên quan đến việc này.
Như ảnh hưởng thời gian nghỉ ngơi của cháu, ảnh hưởng công việc của gia đình, quan trọng nhất là mất đi giấc ngủ trưa, mất thời gian nghỉ ngơi, tự học ở nhà của cháu.
Chỉ qua mấy ngày học 2 buổi mà tôi thấy con tôi đã suy nhược đi nhiều vì cơ bản cháu là một đứa yếu sức lực.
Ngành giáo dục khác với đại đa số ngành nghề khác trên xã hội này bởi vì sản phẩm của ngành giáo dục là những con người, là sự phát triển thể chất, đạo đức mới đến trí tuệ, kiến thức… sự giáo dục ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển của một người sau này.
Ban giám hiệu nhà trường Lê Văn Nhung không hề có thông báo trước lý do, mục đích, yêu cầu của việc tự tăng thời gian học buổi chiều cho học sinh với cha mẹ các em. Thầy chủ nhiệm cũng không nói đến lý do tại sao phải học thêm 3 buổi chiều vào 1 tuần. Việc áp đặt này của Ban giám hiệu nhà trường vào con tôi và tất cả các học sinh của trường là vô lý, chỉ gây phiền phức mà không thấy trước chất lượng.
Về góc độ cha mẹ học sinh, tôi thấy nhà trường rất thiếu tôn trọng phụ huynh khi tự ý soạn thảo ra 1 lịch học mới mà không tổ chức họp phụ huynh để lấy ý kiến. Việc làm này rất mất dân chủ, mang tính quyền lực áp đặt 1 cách nặng nề. Tôi và nhiều phụ huynh khác rất bức xúc.
Chính vì lý do đó, tôi làm đơn này nhờ các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường Lê Văn Nhung cùng các thầy cô xem xét lại việc bố trí thêm lịch học buổi chiều cho học sinh nhằm mục đích gì? Học thêm vậy có thu học phí hay không? Căn cứ vào quy định nào của ngành?
Nếu không có câu trả lời chính đáng thì tôi xin phép thầy chủ nhiệm lớp 5A và Ban giám hiệu nhà trường Lê Văn Nhung cho phép con tôi là học sinh L.T.P. được không đi học vào các buổi chiều phụ thêm trong trường.
Gia đình chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về thành tích học tập của cháu, nếu cháu không đủ kiến thức để lên lớp 6 thì chúng tôi cũng đồng ý cho cháu ở lại lớp 5 mà không có bất cứ thắc mắc hay khiếu nại gì.
Bởi vì, dưới góc độ cha mẹ, tôi chỉ kết hợp được với nhà trường cho cháu học buổi sáng, con tôi cần được nghỉ ngơi, vui chơi, lấy sức và tự học vào thời gian còn lại của ngày.
Rất mong Quý lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục quan tâm đến các “sản phẩm” của ngành và quan tâm đến mong mỏi của cha mẹ học sinh.
Chúng tôi không muốn con mình bị biến thành những chú gà công nghiệp với cái cặp nặng đến gù lưng và đôi kính cận trên mắt.
Gia đình chúng tôi và xã hội này cần những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, có đủ kỹ năng sống, có đạo đức tốt và lòng thương người hơn là những thanh niên có cái đầu chứa đầy kiến thức sáo rỗng.
Người làm đơn:
Thái Thị Diễm Trúc.
Theo Helino
Quên làm bài tập, nam sinh lớp 1 bị cô giáo cho 1 điểm, phụ huynh đăng đàn tố cô giáo đã quá mạnh tay
Mới đây, thông tin vụ việc bé lớp 1 bị cô giáo chấm 1 điểm vì quên làm bài tập, đồng thời nhận lại một cái vụt tay khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Câu chuyện điểm số của con trẻ vẫn luôn là nỗi lo đau đáu của các bậc phụ huynh, dù hiện nay nhiều gia đình không còn đặt nặng vấn đề điểm số nữa thế nhưng khi con cái nhận được những con điểm kém thì ai nấy cũng phiền lòng.
Mới đây, một phụ huynh có con theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã đăng tải lên trang facebook cá nhân vụ việc con trai mình bị nhận điểm 1 dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về quy định chấm điểm dành cho học sinh tiểu học từ lâu.
Một phụ huynh có con theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã đăng tải lên trang facebook cá nhân vụ việc con trai mình bị nhận điểm 1. (Ảnh chụp màn hình).
Liên hệ với vị phụ huynh nói tên, chị A. (nhân vật đã được đổi tên) cho hay: " Mặc dù nhiều trường khác đã bỏ việc chấm điểm dành cho học sinh tiểu học thế nhưng l ớp con chị cô vẫn chấm. Như cô thông báo đầu năm là chấm để biết cấp độ năng lực của con, đồng thời là để phụ huynh cũng tiện trao đổi với cô và kèm cặp con thêm".
" Thực ra lúc viết bài chị cũng buồn vì cô giáo không nỡ nhắn 1 tin cho chị, trong khi chị và cô cũng hay có sự tương tác. Vốn việc chấm điểm chị không quá đề cao, cái chị buồn là vì cô không nhắn phụ huynh. Con có kể bị vụt tay và cô quát đã về nói với mẹ chưa.
Cô thường cho các con làm bài tập lúc ở lớp học phụ đạo của cô mở nên chị cũng yên tâm con được cô hướng dẫn làm ở đó rồi nên về nhà việc quên bài là bình thường. Ban đầu chị cũng hơi sốc đấy, nhưng chị cũng muốn có một bài viết đánh động về vấn đề mọi người đang quá đề cao thành tích nên mới đăng lên như thế.
Đây là bài tập số 43, nhưng chị kiểm tra hết tin nhắn trong sổ liên lạc điện tử từ ngày 22/11 tới nay chỉ có báo làm bài 41 42, nên chị không thể biết để giục con, chị cũng không thể đi học cùng để biết cô dặn như thế nào được.
Chị chỉ nghĩ đơn giản các bài tập là khuyến khích làm không ép buộc, nhưng không ngờ cô đặt nặng và phạt tinh thần con bằng điểm 1. Con rất sợ mẹ mắng nên không dám nói, cho tới khi cô phạt mới về nói. Để cho con không sợ hãi thì lúc đấy chị đã tỏ ra rất bình thản với điểm số này", chị A. kể thêm.
Bài đăng cũng đã thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh khác, nhiều người cho rằng theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì việc đánh giá học sinh trong năm học 2019 - 2020 của giáo viên tiểu học sẽ không còn là những con số.
" T heo quy định bộ giáo dục cấp 1 đâu có chấm điểm. Trừ lớp 4, lớp 5 mới ghi điểm số vào học bạ còn các khối 1, 2, 3 chỉ đánh giá đạt hay không thôi mà. Chưa nói đến đây chỉ là bài tập về nhà mà còn chấm số 1 dài ngoằng thế. Hồi bạn lớn nhà chị học lớp 1 cũng chưa làm bài nhiều lần nhưng chưa bị chấm như thế bao giờ và bạn bè bây giờ cũng không có chấm điểm trừ khi kiểm tra cuối kỳ", phụ huynh Thuan Nguyen bình luận.
" Co n chị quên bài suốt. Lớp 1 thì chỉ chấm thi đua bằng thưởng hoa bạn nào nhiều hoa nhất được cô thưởng bút tẩy. Bạn nào thi đua kém phải đứng nhận lỗi trước lớp và chụp ảnh để cô báo cáo phụ huynh kèm thêm con. Với lại ý con chị không biết học thêm là gì luôn. Cô tổ chức lớp học thêm thật nhưng con mình không học vẫn công bằng bình thường, cuối buổi còn ngồi riêng kèm nó học nữa ấy", phụ huynh Trà Nguyễn cho hay.
" Trường nào hay thế nhỉ? Các con mới lớp 1 thôi mà, nên trao đổi với bố mẹ để tương tác thông tin sẽ tốt cho con hơn chứ", phụ huynh Hà Giang chia sẻ.
Theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì việc đánh giá học sinh trong năm học của giáo viên tiểu học được thực hiện như sau:
Đánh giá thường xuyên
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Theo đó, khi đánh giá thường xuyên về học tập, giáo viên cần dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Trong đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất thì giáo viên sẽ căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Đánh giá định kì kết quả học tập
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
* Việc đánh giá định kì về học tập được thực hiện như sau:
- Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì.
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.
- Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Theo Trí Thức Trẻ
Giáo viên giao bài tập về nhà "đếm 100 triệu hạt gạo" làm học sinh và phụ huynh toát mồ hôi nhưng bài học đằng sau khiến ai cũng thán phục Một bài tập "hack" não học sinh lẫn phụ huynh. Một số giáo viên hy vọng mối quan hệ giữa phụ huynh và con cái sẽ được cải thiện, vì thế họ thường giao các bài tập mà phụ huynh và học sinh sẽ phải hoàn thành cùng nhau. Trang ETToday đưa tin vào ngày 2/12, một giáo viên toán ở một trường...