Nhà trường cần làm gì khi phát hiện học sinh sốt, ho, khó thở?
Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho rằng, thông tin dịch tễ là rất quan trọng để quyết định ứng xử thế nào nếu phát hiện học sinh sốt, ho, khó thở.
Trước khi học sinh có thể quay lại trường học sau thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19, TS Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội khuyến cáo tình huống có thể xảy ra là việc phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho khi cha mẹ đưa đến trường.
Theo bà Kiều Anh, bình thường, các phụ huynh sẽ theo dõi sức khỏe và đo nhiệt độ thường xuyên cho các con, nếu phát hiện trẻ có vấn đề thì sẽ cho nghỉ học. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiệt độ của học sinh tăng lên trên đường đến lớp học mà bố mẹ không hề biết.
Vị tiến sĩ đưa ra giả thuyết: “Có học sinh Nguyễn Văn A (lớp 4, trường Tiểu học B, quận C, TP Hà Nội) được mẹ đưa đến cổng trường rồi sau đấy mẹ đi về luôn. Tuy nhiên, trong lúc các cô đo nhiệt độ thì phát hiện A có biểu hiện sốt 37,5 độ C. Vậy trong trường hợp này nhà trường cần xử lý như thế nào?”
TS Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đưa ra tình huống về theo dõi sức khỏe học sinh sau khi đi học trở lại.
Nếu trường hợp trên xảy ra thì nhà trường phải thực hiện theo 4 bước sau:
Video đang HOT
Bước 1: Tại vị trí đo nhiệt độ có khẩu trang hoặc gần đấy có khẩu trang thì phải lấy khẩu trang đeo ngay cho học sinh và giáo viên.
Bước 2: Đưa học sinh vào phòng y tế và nhắc những ai đang ở đó đều phải đeo khẩu trang để kiểm tra cho trẻ.
Bước 3: Các giáo viên phải hỏi thông tin từ phụ huynh xem cha mẹ có đi từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Vĩnh Phúc hoặc có tiếp xúc với người mắc, người nghi nhiễm bệnh không. Giáo viên cần gọi ngay cho trạm y tế địa phương để được hỗ trợ, nếu cần thiết sẽ đưa trẻ đến bệnh viện.
Bước 4: Nếu học sinh chỉ sốt bình thường và gia đình không đi đâu trong thời gian dịch bệnh, không tiếp xúc với ai thì nhà trường gọi điện cho cha mẹ đưa con về, nhắc cha mẹ đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị. Cho học sinh nghỉ học nhưng phải giữ liên lạc với cha mẹ học sinh để nắm thông tin sức khỏe của học sinh. Thông tin cho cán bộ y tế khi phát hiện có trường hợp nghi ngờ.
Bà Kiều Anh lưu ý, với tất cả các học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe đều phải thực hiện như các bước trong tình huống trên. Thông tin dịch tễ là rất quan trọng để quyết định ứng xử trong tình huống xảy ra.
Theo VTC
Phòng dịch cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng
Để tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người điểu khiển phương tiện giao thông công cộng.
1. Theo dõi sức khoẻ: Trước khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng tự theo dõi sức khoẻ bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Đồng thời chủ động cách ly tại nhà theo dõi sức khoẻ và thông báo cho đơn vị quản lý. Không được đi làm nếu như đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ sở y tế. Ảnh: AFP.
2. Chuẩn bị các trang bị cần thiết cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng đảm bảo vệ sinh. Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay có chứa cồn, quần áo sử dụng riêng khi làm việc. Ảnh: Yonhap.
3. Chủ động sử dụng thiết bị bảo hộ: Trong khi làm việc, tài xế lái xe cần chủ động và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách chủ động che mũi, miệng khi hắt hơi, tốt nhất dùng khăn giấy hoặc khăn tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác và rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay. Ảnh: Bloomberg.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động có lối sống khoa học và dinh dưỡng. Ảnh: Weibo.
5. Giữ vệ sinh phương tiện công cộng: Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện. Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã. Trong quá trình làm việc, nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý hoặc cơ quan y tế qua đường dây nóng và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân. Ảnh: Yonhap.
6. Đảm bảo vệ sinh khi kết thúc ca làm việc: Dọn vệ sinh, vứt bỏ túi có chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định. Không mặc quần áo khi làm việc về nhà, để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm viêc.
7. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông: Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hay các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có ít nhất 60% cồn. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, khử khuẩn bề mặt vô lăng, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hoà xe và các bề mặt để đảm bảo vệ sinh.
Theo Zing
Khuyến cáo về phòng, chống dịch Covid-19 khi đi lại, du lịch Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế, để phòng, chống dịch Covid-19, khi có lịch trình đi lại, du lịch, người dân cần lưu ý những thông tin sau: - Tránh đi lại, du lịch nếu đang có triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở. Nếu có các triệu chứng trên thì cần đến ngay...