Nhà trong khu vực sạt lở nguy hiểm, 15 hộ dân vẫn “liều mình” vào ở
Sau vụ sạt lở kinh hoàng 22/4, chính quyền địa phương hứa hẹn làm ngay khu dân cư (KDC), nhưng hơn 2 tháng qua, đến nay KDC vẫn chưa có gì thay đổi. Quá bức bách về chỗ ở, nên 15 hộ dân vẫn liều mình dọn đồ về nhà cũ trong khu vực sạt lở nguy hiểm để định cư…
PV Dân trí trở lại khu vực sạt lở tại ấp Mỹ Hội (xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) sau 2 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra, chứng kiến sự mệt mỏi, chán chường của nhiều hộ dân đang sống tạm ở trường học, nhà chùa… vì nhà “lọt” vào khu vực sạt lở nguy hiểm.
Đáng nói, vì quá bức xúc về chuyện KDC chậm tiến độ xây dựng nên tuần qua đã có 15 hộ dân quay trở lại nhà của mình để ở. Dù biết nhà của mình đang nằm trong khu vực sạt lở nguy hiểm đã được chính quyền địa phương buộc di dời sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào sáng 22/4 nhưng các hộ dân này vẫn liều mình về ở.
Bà Triệu Thị Hà và 14 hộ dân khác đồng ý viết cam kết để về nhà cũ ở sau hơn 2 tháng sống tạm nhà người quen…
Bà Triệu Thị Thu Hà (50 tuổi) nói: Nhà có đến 5-6 miệng ăn, cả nhà trông chờ vào tiệm tạp hóa nhỏ này sinh sống, nhưng sau vụ sạt lở, chính quyền yêu cầu dời nhà. Trước “lệnh” của chính quyền, bà con đã di dời, nhưng đợi quá lâu vẫn chưa có nhà tái định cư, gia đình tôi và một số hộ lân cận đã liều mình dọn về đây sinh sống mấy ngày qua.
Hộ Nguyễn Kim Trinh – có nhà đối diện với bà Hà, cho biết: Khi chúng tôi dọn về đây ở, chính quyền địa phương đến ngăn cản nhưng vì bà con tôi quá bí bách về chuyện nhà ở nên viết cam đoan với chính quyền, chúng tôi ở có chuyện gì xảy ra, chúng tôi chịu trách nhiệm.
Hộ bà Nguyễn Kim Trinh lâu nay sống bằng nghề mua bán củi nhưng từ khi vụ sạt lở xảy ra, gia đình lo chạy “giặc lở”. Khi trở lại nhà ở, vợ chồng bà chuẩn bị trở lại với nghề mua bán củi…
Theo nhiều hộ dân ở đây cho biết, một phần vì quá cần nơi ở ổn định, một phần vì bà con muốn quay lại nơi ở cũ để mưu sinh, kiếm tiền sinh sống. Như bà Hà trở lại nghề buôn bán tạp hóa, hộ bà Trinh chuẩn bị nghề mua, bán củi…
Nhiều hộ dân đang tá túc trường học, nhà chùa, nhà thuê… rất trông chờ KDC sớm hình thành để bà con cất nhà ở, sớm ổn định cuộc sống. Nhiều người còn lo xa, với cuộc sống vạ vật như hiện nay, nếu có chết chẳng biết con cháu để ở đâu làm đám tang.
Cụ Nguyễn Thị Lượng (1947) sau khi được trở về nhà cũ ở, cụ làm nước nha đam bán, kiếm tiền lo cho cuộc sống sau hơn 2 tháng sống vạ vật nhà người quen.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Điệp (67 tuổi), cho biết: Hiện nay mỗi tháng vợ chồng tôi tốn gần 2 triệu đồng cho việc thuê căn nhà này. Ông nhà bệnh ung thư thực quản. Sau khi vô 4 toa hóa chất, bác sĩ thông báo không vô được nữa, chẳng biết ông nhà tôi ra đi lúc nào. Tôi nói thật, nếu ông nhà mất lúc này tôi chẳng biết để ông chồng ở đâu cho con cháu nhìn mặt lần cuối.
Trao đổi với PV Dân trí về trường hợp 15 hộ dân vào nhà cũ ở lại, ôngTrần Thanh Phong – Chủ tịch UBND xã Mỹ Hội Đông, xác nhận: 15 hộ dân trở lại nhà ở nằm trong khu vực sạt lở nguy hiểm đã được di dời trước đây. Nhưng hiện nay 15 hộ này nằm ngoài hàng rào khu vực sạt lở, địa phương đã lập biên bản và cho các hộ dân này viết cam kết, đồng thời đã báo cáo về UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
15 hộ vừa trở lại nhà cũ ở đều nằm sau biển báo “Khu vực sạt lở nguy hiểm dài 20m” này. Nhưng không hiểu sao hàng rào khu vực sạt lở đã lùi sâu vào bên trong biển cấm khoảng 20m
Ngoài ra, ông Phong còn cho biết thêm, thời gian tới những hộ dân nào trở lại nhà ở nằm trong ganh giới hàng rào, địa phương kiên quyết xử lí, vì tính mạng người dân là trên hết.
Còn theo quan sát của PV Dân trí, 15 hộ trở lại nhà trong diện di dời để ở nằm hoàn toàn trong khu vực sạt lở nguy hiểm đã được cấm biển báo. Tuy nhiên, hàng rào thì lùi về phía sau biển cấm khoảng 20m.
Người dân vùng sạt lở vạ vật sống ở trường học, chùa… hơn 2 tháng qua để chờ được vào KDC ở.
Box: Về tiến độ xây dựng KDC, trao đổi với PV Dân trí, ông Lâm Quang Thi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Địa phương thấy được sự vất vả của bà con khi mất nhà, thời gian qua địa phương giao cách ngành chức năng tìm nguồn cát phục vụ việc sang lắp mặt bằng KDC và hiện nay đã tìm được. Vài ngày tới sẽ tiến hành và nếu không có gì trở ngại, KDC sẽ hoàn thành trong thời gian 3 tháng.
Một số hình ảnh cuộc sống vạ vật của người dân mất nhà sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào 22/4 trên địa bàn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang:
Chị Lê Thị Hạnh, cho biết ở trường học nên việc làm bánh và hấp bánh vô cùng khó khăn. Chị phải ra sân trường hấp bánh, bởi vậy hôm nào trời mưa là khổ lắm.
Cụ Lâm Thị Thiêm (72 tuổi) nói: Mình già cả rồi, bệnh tật liên miên, con cháu đang vất vả vì cảnh mất nhà, mất đất… Đã vậy, tụi nó phải gồng gánh nuôi mình nên tụi nó vất vả lắm. Nếu mình chết tụi nó nhẹ gánh hơn nhưng nếu bây giờ chết, chẳng biết tụi nó để mình ở đâu làm tang lễ?
Hiện nay tại trường tiểu học A Mỹ Hội Đông có hơn 10 hộ dân sinh sống… chờ KDC
Bà Nguyễn Thị Điệp lo lắng chồng bà nằm xuống chẳng biết làm tang lễ ở đâu, vì hiện nay vợ chồng bà đang ở nhà thuê
Bà Nguyễn Thị Tua vì quá nhớ nhà nên ban ngày bà về nhà ở, tối về nhà chùa ngủ… Vài ngày tới bà định dọn về nhà ở luôn, nếu chết thì chịu, chứ bà không chịu nổi cảnh sống tạm bợ như 2 tháng qua.
Bà con đã làm đơn tập thể gửi Phó Thủ tướng Chính Phú Trịnh Đình Dũng, kiến nghị về việc xem xét bố trí khu dân cư tại ấp Mỹ Hội (nối liền khu dân cư hiện hữu), vì theo bà con đa phần người dân sống nghề buôn bán nên về khu dân cư mới ấp Mỹ Thuận, cách trung tâm xã khoảng 3km, nằm heo hút trong đồng, bà con không buôn bán hay làm nghề gì sinh sống được.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Cao Bằng: "Giặc" châu chấu xâm nhập 7 huyện, đối phó khó khăn
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 3 đến nay, tại Thành phố và các huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An bùng phát nhiều ổ dịch châu chấu gây hại chủ yếu trên cây ngô, cây thuốc lá và cỏ dại, bờ bụi... với diện tích nhiễm gần 500 ha.
Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Nguyên Bình với diện tích nhiễm 109 ha, Thạch An 172 ha, Hòa An 99 ha, Thành phố 50,5 ha, Thông Nông 24 ha, Bảo Lạc, Hạ Lang ... Mật độ phổ biến từ 50 - 100 con/m2, cao 500 - 1.000 con/m2...
Châu chấu non bám dày đặc vào cỏ, cây và diện tích rừng vầu xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình. Ảnh: P.O.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch châu chấu, các huyện, Thành phố huy động nhân lực nhanh chóng phun thuốc phòng trừ châu chấu ở các nơi có ổ dịch cũ phát sinh, phối hợp với các xã tổ chức phun thuốc Ofatox, Wavotox...để diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, khoanh vùng không để châu chấu phá hoại sang hoa màu, lây lan ra diện rộng.
Đến nay, các địa phương đã phun thuốc phòng trừ được 357/500 ha bị nhiễm. Ông Đào Quang Hải, Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục đã chỉ đạo các trạm trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, sớm phát hiện các ổ dịch để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đến nay, các địa phương nhiễm dịch cơ bản được phun thuốc tập trung, khoanh vùng khống chế ổ dịch.
Tuy nhiên, theo Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nguyên Bình Lương Văn Khánh cho biết: Tại huyện Nguyên Bình số lượng châu chấu gây hại tại 5/20 xã, thị trấn đang phát triển với số lượng tương đối lớn với mật độ dày, châu chấu bám khắp các cành cây vầu, cây ngô, thuốc lá...
Đặc biệt tại các xã Hoa Thám, Thịnh Vượng số lượng châu chấu non bùng phát tại rừng vầu khá cao với diện tích nhiễm dịch 105 ha, mật độ trung bình 100-150 con/m2, cao 1.000 con/m2, do vậy công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn do địa hình trên cao...
Châu chấu tre lưng vàng xâm nhập tỉnh Cao Bằng qua các ngả đường huyện Nguyên Bình-địa phương giáp danh với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Quỳnh Mai.
Châu chấu non phát sinh lây lan chủ yếu từ một số xã của tỉnh Bắc Kạn giáp ranh với một số xã của huyện Nguyên Bình tập trung thành từng đàn di chuyển gây hại cây trồng và diện tích rừng vầu ở các xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, lây lan sang một số xã: Bắc Hợp, Minh Thanh, Thái Học, huyện Nguyên Bình gây hại cây trồng chủ yếu trên cây ngô, thuốc lá..
Ngoài Cao Bằng, từ tháng 4 đến nay, "giặc" châu chấu cũng tấn công hàng trăm ha cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm hiện tại, châu chấu tre lưng vàng đã gây thiệt hại khoảng 700ha diện tích rừng vầu, nứa; 14,4ha diện tích lúa, ngô, dong riềng.
Lực lượng chức năng huyện Na Rỳ (Bắc Kạn) phun thuốc diệt trừ châu chấu. Ảnh: Thu Cúc.
Từ đầu tháng 4.2017, châu chấu tre lưng vàng bắt đầu nở tại các xã: Thượng Quan, Bằng Vân, Thuần Mang, huyện Ngân Sơn và Vũ Loan, Lương Thành, Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Văn Học, huyện Na Rỳ với mật độ phổ biến từ 2.000 đến 3.000 con/m2, cục bộ trên 10.000 con/m2. Ngoài ra, châu chấu còn xuất hiện ổ nhỏ ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông và xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới...
Tuy nhiên, quá trình phòng trừ châu chấu tre lưng vàng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực châu chấu đẻ trứng ở trong rừng sâu, địa bàn giáp ranh giữa nhiều huyện, xã khu dân cư, đường đi lại khó, xa nguồn nước nên khó xác định vùng châu chấu đẻ trứng và thời điểm châu chấu nở.
Châu chấu tre thường gây hại rừng vầu, nứa tại các khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều dây leo, xa nguồn nước nên việc sử dụng máy phun thuốc nước, phun bột không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động phun trừ châu chấu theo chỉ đạo của chính quyền địa phương, người dân chỉ phun trừ khi châu chấu xuống gây hại cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, dong riềng...
Theo Danviet
Ô tô tông chết nhân viên trên phà rồi lao xuống sông Phà vừa cập bến Thuận Giang (huyện Chợ Mới, An Giang), bất ngờ chiếc xe ô tô 7 chỗ đang ở trên phà phóng nhanh về phía trước và tông chết nhân viên trên phà. Sau đó chiếc xe lao thẳng xuống sông. Trưa 1/6, thông tin từ một cán bộ Công an xã Kiến An, huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết,...