Nhà Trắng tiếp tục bị đột nhập bất hợp pháp
Nhà Trắng hôm 26/11 đã được đặt trong tình trạng đóng cửa sau khi một người đàn ông nhảy hàng rào vào bên trong sân cỏ của tòa nhà này.
Truyền hình CNN của Mỹ ghi lại hình ảnh cho thấy, người đàn ông trên đã bị lực lượng chức năng bắt giữ ngay sau đó. Bất chấp việc thủ phạm bị bắt giữ, trụ sở Nhà Trắng vẫn buộc phải đóng cửa để lực lượng an ninh rà soát an ninh xem có vật gì khả nghi hay không.
Nhà Trắng thắt chặt an ninh sau vụ đột nhập
Đây là lần thứ 2 trong vòng 7 ngày qua, Nhà Trắng buộc phải đóng cửa. Trước đó, cuối tuần qua, Nhà Trắng cũng đã được đặt trong tình trạng tương tự khi một người phụ nữ ném lõi táo qua hàng rào của bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng.
An ninh đã được thắt chặt tại Nhà Trắng trong bối cảnh nước Mỹ đang ăn mừng lễ tạ ơn.
Video đang HOT
Kẻ đột nhập vào Nhà Trắng đầu tiên có mang dao
VOV.VN – Trước đó, Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết tên Omar Gonzalez, 42 tuổi, không mang theo vũ khí.
Vụ đột nhập Nhà Trắng ngày 26/11 là vụ việc mới nhất liên quan đến các vụ xâm nhập Nhà Trắng trong vòng 2 năm qua buộc lực lượng chức năng Mỹ phải dựng một hàng rào dây thép gai trên tường rào bao quanh Nhà Trắng vào tháng 7 vừa qua./.
Hồng Nhung Theo Reuters, Xinhua
Theo_VOV
Trùm rửa tiền khét tiếng Matxcơva hầu tòa
Tuy chỉ là Chủ tịch Hội Các chủ sở hữu nhà ở, Sergei Magin lại sở hữu một loạt các ngân hàng thương mại và thành lập nhiều công ty một ngày để thực hiện các hoạt động tài chính bất hợp pháp như rút tiền mặt, đổi và chuyển ra nước ngoài 196 tỷ rúp thu lợi với quy mô đặc biệt lớn.
Các thành viên trong tổ chức tội phạm của Magin được dẫn ra tòa
Thành lập 14 công ty trong 1 ngày
Ngày 23-11-2015, Tòa án Matxcơva, Nga đã bắt đầu xét xử vụ án Sergei Magin và 11 đồng phạm tổ chức hoạt động tài chính bất hợp pháp thu lợi với quy mô đặc biệt lớn. Đây là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất trong những năm gần đây ở Nga. Ngoài 12 bị cáo, còn 2 đối tượng bị truy nã trong nước và quốc tế là Alexei Potapov, phụ tá thân cận nhất của Magin và Dmitry Agramakov, cổ đông chính của các ngân hàng thương mại của Magin.
Theo kết luận điều tra, cầm đầu tổ chức tội phạm này là Sergei Magin 42 tuổi và Vadim Rybalchenko, cộng sự thân cận của Magin. Ngoài một loạt ngân hàng thương mại, Magin và Rybalchenko còn thành lập mạng lưới 14 công ty hoạt động một ngày để chuyển những khoản tiền rất lớn ra nước ngoài nhằm hưởng lợi bất chính và rửa tiền.
Theo cơ quan điều tra, thực hiện sự ủy nhiệm của tổ công tác liên ngành về chống các giao dịch tài chính bất hợp pháp được thành lập theo quyết định của Tổng thống Vladimir Putin, Tổng cục An ninh Kinh tế và Chống tham nhũng của Bộ Nội vụ Nga đã triệt phá tổ chức tội phạm của Magin vào ngày 5-7-2013 và tiến hành 80 cuộc khám xét ở Matxcơva và vùng ngoại ô, thu giữ hơn 1 tỷ rúp tiền mặt, bắt 7 thành viên cốt cán. Riêng Magin bị bắt khi đang ăn tối tại một nhà hàng ở Matxcơva, Rybalchenko bị bắt tại sân bay Sheremetyevo khi chuẩn bị bay sang Litva. Ngoài ra, còn có 400 người đã dính líu tới hoạt động bất hợp pháp của tổ chức tội phạm này.
Mạng lưới rửa tiền xuyên quốc gia
Theo cơ quan điều tra, tổ chức tội phạm của Magin đã xuất hiện ở Matxcơva vào năm 2012. Đây là một trong những tổ chức tội phạm rửa tiền chính ở Nga. Mặc dù, chỉ giữ một chức vụ khiêm tốn là Chủ tịch Hội các chủ sở hữu nhà Panorama, nhưng Magin là chủ sở hữu thực sự của một loạt các ngân hàng thương mại, trong đó có các ngân hàng Oksky và Mast-bank. Theo cáo trạng của Viện Công tố Nga, Magin và các đồng phạm đã rút tiền mặt, đổi và chuyển ra nước ngoài trái phép 169 tỷ rúp, thu lợi bất chính 846 triệu rúp.
Theo cơ quan điều tra, để thực hiện hoạt động tài chính bất hợp pháp, các thành viên băng tội phạm đã sử dụng các ngân hàng thương mại do chúng kiểm soát, trong đó các ngân hàng Oksky, Mast-bank và ngân hàng Công nghiệp quân sự (VPB). Những khoản tiền của khách hàng được chuyển theo phương thức không dùng tiền mặt cho các công ty một ngày thông qua các tài khoản đã được mở tại hệ thống ngân hàng này, sau đó tiền mặt được rút ra và được gửi vào tài khoản của các ngân hàng ở Síp và các nước vùng Baltic... Cũng theo cơ quan điều tra, thay vì gửi tiền qua hệ thống ngân hàng nhà nước, các thương nhân Trung Quốc tại Tổ hợp Hội chợ Thương mại Matxcơva ở Liublino cũng thường gửi tiền thu được về nước thông qua tổ chức của Magin với khoản hoa hồng là 2%. Các thành viên băng tội phạm hợp pháp hóa số tiền thu được bằng việc mua bất động sản, các xí nghiệp công nghiệp ở nước ngoài...
Tùy từng vai trò khác nhau, 12 bị cáo bị xét xử về các tội thành lập, tham gia tổ chức tội phạm (mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân) và hoạt động ngân hàng bất hợp pháp (mức cao nhất là 7 năm tù). Magin và Rybalchenko còn bị xét xử về tội thành lập các pháp nhân bất hợp pháp (mức cao nhất là 5 năm tù).
Theo_An ninh thủ đô
Pháp lo sợ IS đầu độc nguồn nước sinh hoạt ở Paris Hôm 22/11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia TF1 là "mọi biện pháp phòng ngừa đã được tiến hành" để chống lại nguy cơ IS sẽ tổ chức một cuộc khủng bố bằng vũ khí hóa học và vi sinh. Các nguồn nước uống sạch của Paris cũng được chính quyền đặt trong...