Nha Trang tháo dỡ nhiều công trình chiếm vỉa hè
Nhiều xe máy, biển hiệu quảng cáo, chậu cây, bậc tam cấp… lấn chiếm vỉa hè ở Nha Trang đều bị chính quyền thu giữ, phá bỏ.
Sáng 1/4, đoàn kiểm tra liên ngành TP Nha Trang (Khánh Hòa) bắt đầu ra quân chấn chỉnh lòng lề đường, chiếm vỉa hè ở các khu vực trung tâm, trả lại không gian thông thoáng cho người đi bộ.
Nhiều xe máy đỗ sai quy định dọc biển trên đường Trần Phú bị thu giữ. Ảnh: Xuân Ngọc.
Dọc biển đường Trần Phú – tuyến đường được xem là bộ mặt đô thị Nha Trang, nhiều xe máy đỗ sai quy định bị lực lượng chức năng đưa về trụ sở, xử lý. Các biển hiệu, chậu cây cảnh… cũng bị thu giữ.
Trên đường Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Quang Trung… nhiều nhà hàng, tiệm tạp hóa, quán ăn vi phạm. Tủ lạnh, kệ trưng bày hàng hoá, mái che, bàn ghế, bậc tam cấp, bảng quảng cáo… lấn chiếm vỉa hè đều bị tịch thu, phá bỏ.
Cơ quan chức năng Nha Trang tịch thu kệ trưng bày háng hoá lấm chiếm vỉa hè. Ảnh: Xuân Ngọc.
Ông Ngô Khắc Thinh – Phó phòng quản lý đô thị TP Nha Trang – cho biết, quan điểm của địa phương là tuyên truyền cho người dân cam kết về việc không lấn chiếm vỉa hè. “Trường hợp những hộ có công trình lấn chiếm không chấp hành, chúng tôi kiên quyết xử lý để trả lại lối đi cho người đi bộ”, ông Thinh nói.
Video đang HOT
Xuân Ngọc
Theo VNE
Gạch đá ngổn ngang nhiều nơi trên vỉa hè Hà Nội
Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, sau khi lực lượng chức năng dọn vỉa hè, các đống gạch đá không được thu dọn kịp thời đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và đẩy người đi bộ xuống lòng đường.
Sau hơn 10 ngày "tổng ra quân" lập lại trật tự đô thị ở Hà Nội, lòng đường và vỉa hè nhiều tuyến phố như Hào Nam, Xã Đàn, Chùa Bộc... trở nên ngổn ngang như công trường xây dựng với gạch đá, bê tông, phế thải chất đống.
Tại phố Xã Đàn (quận Đống Đa), những hạng mục lấn chiếm vỉa hè đã bị đập bỏ nhiều ngày qua, tuy nhiên vẫn còn lại đó là những đống gạch đá ảnh hưởng mỹ quan độ thị.
Bậc tam cấp bị phá bỏ nên một số hộ dân ở Xã Đàn đã đặt bậc lên xuống một cách tạm bợ, nhếch nhác.
Một hộ dân trên phố Chùa Bộc (Đống Đa) cho biết, sau khi lực lượng chức năng đi phá dỡ các phần lấn chiếm vỉa hè, gia đình đã thu dọn và đổ phế thải ra cạnh gốc cây nhưng mấy ngày trôi qua vẫn chưa có người đi thu dọn.
Những tảng bê tông để trên vỉa hè, lòng đường tiềm ẩn nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Vỉa hè phố Chùa Bộc vốn đã hẹp, nay lại ngổn ngang gạch đá nên người đi bộ chỉ còn cách xuống lòng đường.
Một "công trường" trên vỉa hè phố Vương Thừa Vũ (quận Thanh Xuân). Một người dân sống gần đây cho biết, tuyến phố này có một số nhà hiện không có người ở nên sau khi bị phá dỡ vẫn chưa có ai đến thu dọn.
"Người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, còn gia đình tôi ở đây cũng khổ sở không kém, vật lộn với đống ngổn ngang này cả ngày", một hộ dân trên phố Vương Thừa Vũ nói.
Phế liệu xây dựng tràn xuống lòng đường trên phố Hoàng Văn Thái.
Từ cuối tháng 2, lực lượng chức năng trên địa bàn nhiều quận của Hà Nội đã ra quân lập lại trật tự đô thị. Đến ngày 10/3, các quận huyện của Thủ đô đồng loạt xuống đường giành lại vỉa hè theo 3 bước: Tuyên truyền vận động cho thời gian thực hiện; thông báo, nhắc nhở sai phạm và cho thời gian khắc phục; tổ chức kiểm tra, xử phạt cưỡng chế và duy trì trật tự công cộng.
Để giành lại vỉa hè, lãnh đạo thành phố nhiều lần khẳng định, Hà Nội không thể "ra quân rầm rộ, làm ồn ào" mà phải tiến hành bài bản, kiên trì.
Phạm Dự
Theo VNE
Quận 1 có 100 tuyến đường thông thoáng sau 'chiến dịch dẹp vỉa hè' Sau gần 3 tháng ra quân lập lại trật tự vỉa hè, 100 trong tổng số 134 tuyến đường ở quận 1 đã thông thoáng, không còn tình trạng lấn chiếm hay bán hàng rong. Theo Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận, sau gần 3 tháng lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường quận đã đạt được những kết quả...