Nhà Trắng sẽ gửi phản hồi cho từng người ký kiến nghị trừng phạt TQ
Sau khi một kiến nghị cán mốc 100.000 chữ ký, Nhà Trắng sẽ khởi động quy trình xem xét nội dung kiến nghị và sẽ sớm trả lời chính thức trên trang web Nhà Trắng. Thậm chí, Nhà Trắng còn gửi phản hồi tới từng cá nhân ký tên vào kiến nghị.
Sau khi kiến nghị cán mốc 100.000 chữ ký theo quy định, Nhà Trắng sẽ triệu tập một cuộc họp với các đại diện từ tất cả các cơ quan chính sách lớn như Hội đồng Kinh tế Quốc gia, Hội đồng Chính sách trong nước và các cơ quan khác để xem xét kiến nghị, đồng thời đưa ra phản hồi thích đáng.
Cuộc họp sẽ giúp xác định xem Nhà Trắng hay cơ quan liên bang nào sẽ thích hợp nhất để xem xét, trả lời kiến nghị. Đồng thời, Nhà Trắng cũng đảm bảo rằng, phản hồi sẽ được đăng tải lên trang web chính thức của Nhà Trắng trong thời gian sớm nhất có thể.
Tùy vào mức độ quan trọng của kiến nghị mà Nhà Trắng sẽ có những phản hồi thích hợp. Đa phần Nhà Trắng sẽ đưa ra văn bản phản hồi kiến nghị được đăng tải trực tiếp trang WhiteHouse.gov. Phản hồi cho một kiến nghị cũng sẽ được liên kết với kiến nghị đó để tiện theo dõi.
Thậm chí Nhà Trắng còn gửi phản hồi chính thức về một kiến nghị tới email của từng người tham gia ký tên.
Người thay mặt Nhà Trắng thông báo phản hồi thông thường là một quan chức chính phủ, (bao gồm nhân viên Nhà Trắng). Trong những trường hợp đặc biệt, khi kiến nghị nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, đích thân Tổng thống Obama có thể chính là người “thông báo” phản hồi của Nhà Trắng về kiến nghị. Chẳng hạn, tháng 12.2012, Tổng thống Obama đã đích thân “ra mặt” trả lời một loạt kiến nghị về luật kiểm soát súng đạn sau thảm kịch xả súng ở một trường tiểu học thuộc bang Connecticut.
Video đang HOT
Bản kiến nghị đã đạt hơn 100.000 chữ ký trước thời hạn tới 2 tuần.
Tính đến 9h00 sáng 28.5.2014 theo giờ Việt Nam, bản kiến đề nghị chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút hơn 119 nghìn chữ ký, vượt mức 100.000 chữ ký bắt buộc theo quy định chỉ sau 2 tuần được đề xuất trên trang web của Nhà Trắng. Dư luận đang nóng lòng chờ đợi phản hồi của Nhà Trắng về bản kiến nghị này.
Trên thực tế, dù Nhà Trắng phản hồi như thế nào thì “cái được” lớn nhất từ bản kiến nghị đề nghị chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan Hải Dương 981 là những hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ bị phơi bày và lan truyền rộng rãi hơn trong dư luận quốc tế.
Bản kiến nghị là cách gây được những tiếng vang, thu hút sự chú ý của công chúng Mỹ cũng như những ai yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới. Từ đó, nó sẽ khuyến khích dư luận tìm hiểu về chân lý, sự thực để góp thêm tiếng nói ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Bên cạnh đó, chắc chắn bản kiến nghị này cũng sẽ góp phần đưa thông tin trung thực tới cả những người dân Trung Quốc.
“We the people” là một sáng kiến của Nhà Trắng, cho phép bất cứ ai cũng có quyền đưa ra một kiến nghị với chính phủ Mỹ. Nếu bản kiến nghị lấy đủ một lượng chữ ký nhất định trong vòng 30 ngày thì kiến nghị phải được Nhà Trắng xem xét và trả lời công khai.
Từ khi ra đời vào ngày 22.9.2011, sáng kiến này đã phát triển rất nhanh, khiến Nhà Trắng đã phải vài lần tăng số lượng chữ ký cần thiết để một bản kiến nghị được phản hồi. Lần gần đây nhất là năm 2013, số lượng chữ ký bắt buộc để một bản kiến nghị được phản hồi tăng từ 25.000 lên 100.000.
Theo Tạp chí Forbes “chương trình này không hẳn là một thứ phù vân chính trị của chính quyền Obama, mà thực sự là cách thức tương tác tiêu chuẩn giữa chính quyền với người dân và chính phủ đã đã có một bước tiến mạnh mẽ về sự cởi mở”.
“We the people” là một cách dễ dàng để người dân thể hiện quan điểm với chính phủ từ vấn đề đối nội cho đến các vấn đề đối ngoại. Bất kỳ công dân nào từ 13 tuổi trở lên và có tài khoản email đều có thể đưa ra kiến nghị. Đặc biệt, “We The People” cũng không yêu cầu bạn phải là công dân Mỹ mới được đề xuất ý kiến với chính phủ Mỹ.
Bởi vậy mà Heather Piwowar, công dân Canada từng nhấn mạnh trên trangResearch Remix rằng: “Nước Mỹ đã từng làm rất nhiều việc mà không hỏi ý kiến phần còn lại của thế giới. Vậy thì nay có dịp, tại sao chúng ta không tham gia để có phần của mình trong đó? Ý kiến của số đông sẽ khiến nước Mỹ phải hành động, và khi nước Mỹ hành động thì sẽ tác động lên các nước khác”.
Theo Dân Việt
Nga "trung lập" trong xung đột Trung-Việt ở Biển Đông
Matxcơva rât lo lăng về xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược của Nga ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống lại bất kỳ ai".
"Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống lại bất kỳ ai", đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bô như trên tại cuộc găp với lãnh đạo các hang thông tin hàng đầu thế giới ở St Petersburg.
Giao sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg, nhân đinh răng những lời noi này của Tổng thống Nga cũng được áp dụng cho các mối quan hệ Nga-Trung Quốc-Việt Nam.
Theo Giáo sư Kolotov, hợp tác Nga-Trung Quốc "là một trong những nền tảng của việc xây dựng trât tư thế giới an toàn hơn và công bằng hơn", trong khi với Việt Nam, Nga cũng đã thiêt lâp quan hệ đôi tác chiến lược toàn diện. Đôi vơi Nga, Việt Nam la cửa ngõ vào Đông Nam Á và hai nước đang phát triển quan hê thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật và năng lượng.
Theo Giáo sư Vladimir Kolotov, Trung Quôc đang tâp trung nô lưc nhăm mở rộng sự hiện diện trong "đường 9 đoạn" ("đường lưỡi bò") ở Biển Đông. Trong tương lai, hanh đông nay cua Băc Kinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Philippines, Malaysia và Brunei. Điêu đo cung se gây ra phản ứng chống Trung Quốc và chăc se không tác động tich cực đến hình ảnh của Trung Quốc và thai đô đôi vơi đương lôi chinh tri của Băc Kinh ơ các quốc gia láng giềng.
Cac nước Đông Nam Á sẽ không chấp nhận việc Trung Quôc đôc quyên khai thac tài nguyên của Biển Đông. Đặc biệt là, những chưng cư lịch sử và căn cứ pháp lý cho việc này rất đang nghi ngơ. Đến giữa thế kỷ XX, quần đảo Hoàng Sa, mà bây giờ đang ở trung tâm cuộc xung đột, cũng như quần đảo Trường Sa thuộc cho Đông Dương - thuôc đia cua Pháp, và trên cac ban đô cua Trung Quôc đương biên giới cua Trung Quốc đi qua đảo Hải Nam. Trung Quốc đa chiêm đong quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và năm 1974 và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa - vào năm 1988. Khi đo cac sự kiện chính trị quan trong đang diên ra ở Việt Nam và Liên Xô đa đanh lac hướng sự chú ý của các bên hưu quan và các cầu thủ lơn trên thế giới khoi hành động nay của Trung Quốc.
Các quôc gia vừa và nhỏ trong khu vực khó co thê đối phó với Trung Quốc. Kêt qua la se tăng cường liên minh chống Trung Quốc trong ASEAN va liên minh nay sẽ tìm kiếm cac đối tác trên trường quốc tế. Ơ đây trươc hết noi đến Mỹ, nươc nay sẵn sàng hỗ trợ tâm trang chống Trung Quốc ơ các nước vừa và nhỏ trong khu vực. Đên nay, Mỹ đa triên khai hê thông phong thu chông tên lưa trên lanh thô từ Nhật Bản đến Australia. Như mọi người đêu hiểu, hê thông nay không nhăm chống lại Triều Tiên như My tuyên bố ma nhăm chông lai Bắc Kinh. Trong điêu kiên hiên nay, sự hiện diện của My sẽ gia tăng, ho sẽ tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật vơi các nước vừa và nhỏ trong khu vực.
Giáo sư Kolotov cho rằng lôi thoat duy nhât ra khoi cuộc xung đột nay la băt đâu cuôc đàm phán co chu y đên lợi ích của tất cả các bên. Hai quôc gia chủ quyền - Trung Quốc và Việt Nam - có đu kha năng giam nhiêt đối đầu và tìm ra lối thoát. Hai bên cần phai thê hiên ý chí chính trị và nhận thức ro về mức độ nghiêm trọng của tình hình Biển Đông.
Theo Đời sống pháp luật
Mỹ: Trung Quốc là kẻ khiêu khích trên Biển Đông Trong cuộc họp báo thường ngày tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki ngày 27/5 cho biết Mỹ chưa có đủ thông tin để xác nhận việc một tàu cá của Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm ở khu vực biển tranh chấp. Tuy nhiên bà khẳng định chỉ có Trung Quốc là...