Nha Trang rực rỡ cờ hoa mừng 40 năm ngày giải phóng
Từ một thị xã nhỏ bé ven biển, 40 năm sau giải phóng, Nha Trang (Khánh Hòa) đã “lột xác” để vươn lên một đô thị sầm uất, năng động và phát triển bậc nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Cách đây 40 năm, vào lúc 17 giờ ngày 2/4/1975, sau khi đánh tan các chốt điểm của địch ở đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, được sự hướng dẫn của lực lượng cốt cán (do Ban cán sự nội thành cử ra Ninh Hòa đón quân giải phóng), lực lượng binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 rầm rộ vượt qua cầu Xóm Bóng tiến vào giải phóng thị xã Nha Trang.
Theo Đại tá Nguyễn Quang Lâm, nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, Trung tâm Văn hóa hội nghị 46 Trần Phú (bây giờ) trước đây là Sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn 2 ngụy sau khi bỏ Tây Nguyên để chạy về Nam Trung Bộ.
Ngã sáu Nha Trang rực rỡ cờ hoa chào mừng 40 năm giải phóng quê hương.
Từ một thị xã nhỏ bé ven biển, 40 năm sau giải phóng, Nha Trang đã “lột xác” để vươn lên một đô thị sầm uất, năng động và phát triển bậc nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Video đang HOT
Một trong những thế mạnh của Khánh Hòa là phát triển du lịch – dịch vụ, trong đó, thành phố biển Nha Trang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Năm 2014, Khánh Hòa đã đón hơn 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt hơn 685.000 lượt, doanh thu du lịch đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2015, ngành du lịch Khánh Hòa sẽ phấn đấu đón 4 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt 1 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt 6.500 tỷ đồng.
Nha Trang hiện là đô thị loại I và địa phương này đang quyết tâm trở thành trung tâm kinh tế, khoa học – kỹ thuật của khu vực Nam Trung Bộ.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, năm 2014, tỉnh này thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 15.400 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 29 ngàn tỷ đồng; hoạt động dịch vụ du lịch với hơn 455 cơ sở lưu trú…
Đường phố Nha Trang khang trang, sạch đẹp.
Những ngày này, trên các đường phố Nha Trang cờ Tổ quốc tung bay rực rỡ.
Viết Hảo
Theo Dantri
Khánh Hòa "xin" ngân sách xây hồ chứa 150 tỷ đồng chống hạn
Để đảm bảo nguồn nước phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp khi có nắng hạn, tỉnh Khánh Hòa vừa đề xuất "xin" ngân sách khoảng 150 tỷ đồng để xây hồ chứa nước 3,5 triệu m3.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác thị sát tình hình hạn hán tại Cam Lâm, Khánh Hòa, trưa 15/3.
Sáng 15/3, Đoàn công tác Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành TƯ đã có buổi thị sát tình hình hạn hán tại tỉnh Khánh Hòa và đưa ra các giải pháp chống hạn tại địa phương này.
Cụ thể, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng đã đến khảo sát nguồn nước tại hồ chứa nước Cam Ranh. Đây là hồ nước có dung tích thiết kế 22 triệu m3, tuy nhiên dung tích hiện tại đến cao trình đáy cống là 1,1 triệu m3, đạt 5% so với dung tích thiết kế.
Nhiệm vụ của hồ chứa nước Cam Ranh là phục vụ tưới tiêu 2.300 ha cây trồng, tuy nhiên do hạn hán kéo dài, hồ chỉ tưới cho 550 ha lúa, cung cấp nước sinh hoạt cho 5.000 hộ dân huyện Cam Lâm và Bắc bán đảo Cam Ranh, cấp cho công nghiệp hơn 260.000 m3/năm.
Hồ chứa nước Cam Ranh gần như khô kiệt do nắng nóng kéo dài.
Tại đây, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính Phủ, Bộ NN&PTNT hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa xây dựng một hồ chứa nước khoảng 3,5 triệu m3, kinh phí khoảng 150 tỷ đồng để phục vụ cho việc trồng trọt, sản xuất của nhân dân trên địa bàn.
Sau khi thăm hồ chứa nước Cam Ranh, Đoàn công tác của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục thị sát cánh đồng thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc (huyện Cam Lâm) - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Đây là cánh đồng chuyên trồng ngô, lạc, dưa hấu, mì, mía... nhưng do thiếu nước nên các loại hoa màu nói trên héo hắt, có nguy cơ bị chết cháy.
Trước đề nghị của tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tỉnh Khánh Hòa trước mắt cần phải "rà" lại quy hoạch nước. Cụ thể, "rà" lại nguồn nước dự trữ hiện tại đã dùng vào sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt là bao nhiêu để chủ động khi có biến động về thời tiết. Trên cơ sở quy hoạch cung cầu, cần tính được lượng nước thiếu là bao nhiêu và cần dồn vào đâu. Nếu còn khả năng xây hồ chứa thì quy hoạch, nếu không còn khả năng xây hồ chứa thì làm đập dâng ở các sông...
Hoa màu ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa có nguy cơ chết cháy.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh Khánh Hòa cần xem lại vấn đề điều tiết hồ chứa cho khoa học, căn cơ hơn. Trong đó vấn đề sử dụng nước tiết kiệm cần phải đặt ra cấp bách, cái gì cho sản xuất, cái gì cho sinh hoạt.
"Như hôm qua mình nói mục tiêu là không để đồng bào khát, không được để đồng bào đói, rồi gia súc... thì mình phải ưu tiên các mục tiêu đấy, thì mình phải bố trí cách sử dụng nước thế nào, nếu không thì không cách gì mà đủ", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, các địa phương trong thời gian tới cần rà soát, giải quyết bài toán cân bằng tài nguyên nước, cân bằng cung cầu nước. "Phải "kéo" Bộ Tài nguyên & Môi trường vào vì bài toán cân bằng tài nguyên nước, cân bằng cung cầu nước là của Bộ Tài nguyên & Môi trường", Phó Thủ tướng nói với lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.
Được biết, hiện một số huyện ở Khánh Hòa như Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa không còn nước tưới cho lúa và cây trồng. Địa phương này đang có gần 21.000 ha đất sản xuất nông nghiệp bị khô hạn... Hiện Khánh Hòa đã phê duyệt chi 25 tỷ đồng để chống hạn, bảo vệ sản xuất...
Viết Hảo
Theo Dantri
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma Sáng nay (13/3), Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma - những người đã anh dũng hy sinh trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc - do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức diễn ra. Đặt viên đá...