Nhà Trắng qua mặt Quốc hội để bán 8 tỷ USD vũ khí đến Trung Đông
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn điều khoản đe dọa an ninh quốc gia để bán 8 tỷ USD vũ khí cho các nước Trung Đông mà không cần thông qua Quốc hội.
Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận việc bán ngay lập tức 8,1 tỷ USD vũ khí cho các nước Trung Đông, dựa vào đạo luật ít khi chính quyền sử dụng. Số vũ khí trên được chuyển cho Saudi Arabia, UAE và Jordan. Nó bao gồm một số loại đạn dẫn đường chính xác, tên lửa chống tăng Javelin, Reuters đưa tin.
Ngoại trưởng Pompeo nói rằng việc chuyển giao vũ khí là không thể trì hoãn trong bối cảnh biến động trong khu vực.
Lầu Năm Góc đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược, tên lửa phòng không Patriot và 1.500 binh sĩ tới Trung Đông, sau khi có thông tin tình báo nói rằng Iran chuẩn bị tấn công vào đồng minh và lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Cho đến nay, Washington cung cấp rất ít bằng chứng về mối đe dọa từ Iran. Trong khi đó, Tehran nói rằng tình báo Mỹ đã dựng chuyện để lấy cớ tăng áp lực với Iran.
“Những thương vụ như vậy sẽ hỗ trợ cho các đồng minh của chúng tôi, tăng cường sự ổn định ở Trung Đông và giúp các quốc gia ngăn chặn và bảo vệ chính họ khỏi Iran”, Ngoại trưởng Pompeo nói và chỉ trích Thượng viện đã trì hoãn việc thông qua thỏa thuận.
Tổng thống Donald Trump khoe tấm poster những vũ khí đã bán cho Saudi Arabia. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin được Reuters trích dẫn, về nguyên tắc, Quốc hội Mỹ đã đồng ý dọn đường bán vũ khí phòng thủ cho các nước Trung Đông, nhưng từ chối phê duyệt bán vũ khí tấn công, vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công thường dân ở Yemen.
Bán vũ khí ra nước ngoài thường phải được Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng luật pháp cho phép tổng thống bỏ qua phê chuẩn bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp và viện dẫn mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Giải pháp tương tự đã được chính quyền Tổng thống George W. Bush sử dụng để bán vũ khí cho Saudi Arabia trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Trong nỗ lực trấn an các nhà lập pháp, chính quyền Tổng thống Trump nói rằng sẽ không tạo ra thói quen sử dụng điều khoản này. Ngoại trưởng Pompeo nói rằng đó là “sự kiện một lần”.
Theo Zing
Uy lực tên lửa nhanh nhất thế giới nhiều nước xếp hàng xin mua
Ấn Độ tuyên bố mẫu tên lửa hành trình siêu thanh được đánh giá nhanh nhất thế giới của họ vừa trải qua vụ thử nghiệm then chốt và sẵn sàng xuất xưởng cho các nước đặt hàng.
Theo trang National Interest, suốt nhiều năm qua, Ấn Độ là nước chuyên đi mua vũ khí của các quốc gia khác. Thậm chí, một báo cáo thống kê rằng, nước này từng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1950 - 2017.
Tuy nhiên, thực tế trên dự kiến sắp thay đổi khi Ấn Độ có thể bắt đầu xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho nhiều nước châu Á và Trung Đông vào cuối năm nay.
Tạp chí Economic Times trích dẫn lời Đại tá Ấn Độ S K Iyer, Giám đốc Công ty Hàng không vũ trụ BrahMos phát biểu tại triển lãm thương mại quốc phòng IMDEX Asia 2019 rằng: "Nhiều nước Đông Nam Á sẵn sàng mua các tên lửa của chúng tôi. Đây sẽ là mặt hàng vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Ấn Độ. Chúng tôi đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm về tên lửa từ các nước Vùng Vịnh".
Theo Economic Times, trong số các nước Đông Nam Á tiềm năng trở thành bạn hàng mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ có Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.
BrahMos là tên lửa hành trình chạy bằng nhiên liệu lỏng tầm trung siêu thanh có thể phóng từ biển, đất liền và trên không. Trang Defense Post đưa tin, Ấn Độ đã hợp tác với Nga để phát triển loại vũ khí này.
Tên lửa hiện đang được sản xuất tại Công ty hàng không vũ trụ BrahMos, một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Chính phủ Ấn Độ (DRDO) với Văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroeyenia của Nga, ở Hyderabad.
BrahMos thực tế là tên lửa hành trình siêu thanh tầm trung, vận hành nhờ động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, có thể phóng đi từ cả trên mặt đất, trên không và trên biển. Tên lửa có thể đạt vận tốc Mach 3 (hơn 3.700 km/h), nhanh nhất hiện nay đối với tên lửa hành trình.
Tùy theo vị trí phóng, BrahMos có thể mang theo đầu đạn nặng 200kg (phiên bản dùng phóng trên mặt đất) hoặc 300kg (phiên bản phóng trên không).
Hôm 22/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố đã phóng thử thành công một quả tên lửa BrahMos nặng 2,5 tấn từ một chiếc tiêm kích Su-30 MKI do Nga chế tạo và có điều chỉnh "phức tạp" cả về cơ khí, điện tử cũng như phần mềm. Sau khi bay hết quãng đường gần 300km, tên lửa đã găm trúng mục tiêu trên mặt đất.
Nhà chức trách Ấn Độ không tiết lộ thêm về nơi thực hiện vụ thử nghiệm tên lửa đầu tiên từ trên không này cũng như các chi tiết khác liên quan đến sự kiện.
Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa BrahMos nhắm bắn mục tiêu trên biển lần đầu tiên vào cuối năm 2017. Và vụ phóng cũng được công bố thành công, với vận tốc tối đa của tên lửa thử nghiệm là Mach 2.8 (khoảng 3.457 km/h).
"Tên lửa BrahMos mang tới cho Không quân Ấn Độ khả năng tấn công đáng mơ ước, từ nhiều khoảng cách đối với bất kỳ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác cao bất kể ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết", Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNN
Trump cảnh báo lạnh gáy về "cái kết của Iran" nếu còn dọa Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cảnh báo sắc lạnh Iran và nhấn mạnh rằng "đừng đe dọa Mỹ nữa". Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Nếu Iran muốn chiến đấu, đó là sẽ là cái kết của Iran", ông Trump viết trên Twitter. "Đừng bao giờ đe dọa Mỹ nữa!" Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong...