Nhà Trắng phản đối dự luật đeo khẩu trang trên máy bay
Nhà Trắng phản đối dự luật yêu cầu hành khách đeo khẩu trang ở sân bay và ga tàu, cũng như trên các phương tiện di chuyển tại Mỹ.
“Điều khoản yêu cầu đeo khẩu trang trong dự luật chi tiêu của Hạ viện Mỹ là hạn chế quá mức. Những quyết định như vậy nên thuộc thẩm quyền của từng bang, chính quyền địa phương, hệ thống giao thông và các lãnh đạo ngành y tế”, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng ra thông cáo cho biết hôm 31/7.
Phát biểu được đưa ra trong lúc các quan chức Mỹ thảo luận liệu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) có nên ra quyết định yêu cầu đeo khẩu trang tại mọi sân bay, ga tàu, trên máy bay, tàu hỏa và phương tiện công cộng hay không. Một số hãng hàng không còn hối thúc chính quyền Tổng thống Donald Trump hành động nhiều hơn, bao gồm triển khai giám sát thân nhiệt bắt buộc, nhằm trấn an hành khách.
Nhân viên hãng hàng không và hành khách tại sân bay Los Angeles hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các hãng hàng không, sân bay và phần lớn hệ thống giao thông công cộng Mỹ hiện yêu cầu hành khách và nhân viên che mặt để ngăn nCoV lây lan. Nghị sĩ David Price, chủ tịch ủy ban giám sát các vấn đề giao thông thuộc Hạ viện Mỹ, đề xuất thay đổi trong luật nhằm yêu cầu sử dụng khẩu trang tại mọi hệ thống giao thông công cộng, đường sắt và đường hàng không.
“Hành động phớt lờ những biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Trump đã đủ tệ hại, nhưng đe dọa ngăn chặn ngân sách liên bang cho các chương trình giao thông chủ chốt và nhà ở vì đề xuất yêu cầu đeo khẩu trang trên máy bay, tàu hỏa và xe buýt là không thể hiểu nổi”, nghị sĩ Price nói.
Mỹ là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với gần 4,7 triệu ca nhiễm, hơn 156.000 người chết. Mỹ đang thay đổi quan điểm về khẩu trang khi phần lớn các bang và chuỗi bán lẻ lớn nhất đất nước đồng loạt yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc. Những cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy phần lớn người Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ việc đeo khẩu trang bắt buộc.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thay đổi này là quá chậm trễ, khi các nhà khoa học từ lâu đã chỉ ra hiệu quả của khẩu trang, thậm chí trước khi có hướng dẫn từ giới chức y tế.
Trinh sát cơ Mỹ bay trên Biển Đông 50 lần trong tháng
Mỹ được cho là đã triển khai 3-5 trinh sát cơ hoạt động trên Biển Đông mỗi ngày từ đầu tháng 7, với tổng cộng 50 lượt xuất kích trong tháng.
"Quân đội Mỹ đang điều 3-5 trinh sát cơ tới Biển Đông mỗi ngày", tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, hôm qua cho biết. "Trong nửa đầu năm 2020, hoạt động trinh sát trên không của Mỹ tại Biển Đông bước vào giai đoạn mới với tần suất cao hơn, khoảng cách tiếp cận gần hơn và nhiều loại nhiệm vụ hơn".
Máy bay Mỹ nhiều lần áp sát "gần hơn mức bình thường" bờ biển đại lục Trung Quốc từ hồi tháng 4, SCSPI cho hay. Chuyến bay tiếp cận Trung Quốc gần nhất vào hồi tháng 5, khi một trinh sát cơ P-8A Poseidon của hải quân Mỹ, áp sát ranh giới 12 hải lý quanh đảo Hải Nam. Các trinh sát cơ E-8C của không quân Mỹ bay cách bờ biển đông nam của tỉnh Quảng Đông 100 hải lý (khoảng 185 km) ít nhất 4 lần hồi tuần trước.
Trinh sát cơ E-8C Joint STARS thuộc không đoàn tuần tra trên không 116 chuyển hướng sau khi được máy bay KC-135 tiếp liệu, tháng 5/2012. Ảnh: USAF.
SCSPI cho biết các máy bay của Mỹ thường tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong phạm vi khoảng 50-60 hải lý. Trong ba tuần đầu tiên của tháng 7, trinh sát cơ của Mỹ 50 lần hoạt động trên Biển Đông, trùng thời điểm quân đội hai nước tổ chức tập trận hoặc diễn tập trong khu vực.
Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135. Một trong những ngày cao điểm như vậy diễn ra hôm 3/7, khi hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tiến vào khu vực Biển Đông. Hai nhóm tác chiến diễn tập chung hai lần vào ngày 4 và 17/7.
Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Giám đốc SCSPI Hồ Ba nói các máy bay Mỹ hoạt động tại Biển Đông làm nhiệm vụ tuần tra chống ngầm, thu thập tín hiệu liên lạc, phát hiện tần số radar và một số thông tin khác.
Khi quân đội Trung Quốc tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 7, trinh sát cơ của Mỹ có thể thu thập dữ liệu về thiết bị điện tử của lực lượng này.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông gần đây gia tăng, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường các hoạt động đòi yêu sách chủ quyền phi lý trong khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 ra tuyên bố bác hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi hải quân Mỹ tăng cường các cuộc diễn tập với đồng minh và hoạt động tuần tra tự do hàng hải trong khu vực.
Tai nạn máy bay ở Đức khiến 3 người thiệt mạng Các nhân chứng cho biết, chiếc máy bay đã va chạm với khinh khí cầu ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn. Ngày 25/7, một máy bay cỡ nhỏ đã đâm vào một tòa nhà dân cư ở bang North-Rhine Westphalia, Đức làm 3 người chết và 1 trẻ em bị thương. Theo cảnh sát địa phương, mái nhà của tòa chung...