Nhà Trắng nghi ngờ Nga sắp đánh Ukraine
Không lâu sau khi Nato lên tiếng về việc Nga đang điều quân tại biên giới Ukraine, hôm qua (23/3), đến lượt Nhà Trắng cảnh báo Mátxcơva có thể sắp tiến đánh Kiev. Tuy nhiên Nga khẳng định không có ý định đưa quân vào Ukraine hay các khu vực khác ở châu Âu.
Thông tin nghi ngờ Nga có thể tiến đánh Ukraine được phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama công bố với báo giới Mỹ.
Các binh sỹ Nga án ngữ bên ngoài một căn cứu quân đội Ukraine tại Crimea
Theo đó Nhà Trắng khẳng định các lực lượng Nga đang tập hợp tại biên giới Ukraine, có lẽ để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Kiev cho biết khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh với Mátxcơva đang tiếp tục tăng lên sau khi Nga sáp nhập Crimea.
“Hiện rất đáng lo ngại khi thấy binh sỹ Nga tập hợp tại khu vực biên giới”, phó cố vấn an ninh quốc gia Tony Blinken nói. “Nó tạo ra một mối nguy cơ tiềm ẩn cho các sự cố, cho bất ổn. Có khả năng những gì họ đang làm nhằm mục đích hù dọa người Ukraine. Cũng có khả năng họ đang chuẩn bị để tiến vào”.
Trước đó, tướng Philip Breedlove, tư lệnh tối cao của Nato tại châu Âu, trong ngày Chủ nhật khẳng định, các binh sỹ quân đội Nga đã tập hợp gần biên giới Ukraine “với một lực lượng rất lớn và rất sẵn sàng”, và có thể là một mối đe dọa cho Moldova, ở phía bên kia của Ukraine.
Hàng nghìn binh sỹ Nga đã tổ chức một cuộc tập trận gần khu vực biên giới với Ukraine, từ trước khi Tổng thống Putin chính thức ký sắc lệnh sáp nhập vùng Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Bản đồ các tuyến đường ống khí đốt từ Nga vào Ukraine đi Tây Âu
Andriy Deshchytsia, quyền Bộ trưởng ngoại giao Ukraine cho biết khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Kiev và Mátxcơva “đang tăng lên”, và cho biết thêm “tình huống thậm chí đang trở nên dễ bùng nổ hơn cách đây một tuần”.
Video đang HOT
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC News, Deshchytsia cho biết: “Chúng ta sẵn sàng đáp trả. Chính phủ Ukraine sẵn sàng sử dụng tất cả các biện pháp ngoại giao hòa bình…để ngăn chặn Nga, nhưng nhân dân cũng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc mình.
Vào thời điểm này, khi binh sỹ Nga chuẩn bị xâm chiếm khu vực phía Đông, sẽ thật khó để chúng ta yêu cầu người dân sống ở đây không phản ứng lại cuộc xâm lược quân sự này”, vị quan chức này tuyên bố.
“Putin vẫn chưa xong việc tại Ukraine”?
Hôm thứ Bảy, các lực lượng Nga tại thành phố Belbek thuộc Crimea đã tiến vào một trong những căn cứ quân sự cuối cùng của quân đội Ukraine tại vùng này. Mátxcơva trong khi đó cho phép các nhà quan sát dân sự của tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) bắt đầu theo dõi tình hình tại những khu vực khác ở Ukraine.
Các binh sỹ Ukraine tại căn cứ Belbek
Phát biểu từ thủ đô Tbilisi của Gruzia, chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers khẳng định, các quan chức tình báo Mỹ tin tưởng rằng “Putin vẫn chưa xong việc tại Ukraine”.
“Điều này rất đáng lo ngại”, ông Rogers phát biểu với kênh truyền hình NBC. “Ông ấy đã điều động toàn bộ các đơn vị quân sự mà ông ấy sẽ cần nếu tiến vào Ukraine ở biên giới phía Đông và đang diễn tập. Chúng tôi nhìn thấy các đơn vị được điều động về phía Nam ở một vị trí nơi ông ta có thể chiếm khu vực phía Nam tới Moldova”.
Cùng chung nhận định này, phát biểu tại một cuộc tuần hành ở Kiev, chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy tuyên bố: “Mục đích của Putin không chỉ là Crimea mà là toàn bộ Ukraine. Binh sỹ của ông ta đã tập hợp tại biên giới và sẵn sàng tấn công bất kỳ lúc nào”.
Nga khẳng định không có ý định đưa quân vào Ukraine
Tuy nhiên, Nga cho biết lực lượng của nước này tuân thủ theo đúng các thỏa thuận quốc tế. Việc gia tăng lực lượng ở biên giới phù hợp với động thái sáp nhập Crimea vào Nga. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm qua cho biết với hãng thông tấn Itar-Tass rằng: “Bộ Quốc phòng Nga tuân thủ theo mọi thỏa thuận quốc tế về giới hạn số lượng quân ở các vùng biên giới với Ukraine”.
Đại sứ Nga tại EU hôm qua cũng cho biết việc “tái sát nhập” Crimea vào Nga đã không được lên kế hoạch trước và là sự chấm dứt của điều “bất thường” đã kéo dài suốt 60 năm qua.
Đại sứ Vladimir Chizhov cũng khẳng định Nga không có “quan điểm bành trướng” và “mọi người không nên sợ Nga”.
Ông nhấn mạnh Nga không có ý định đưa quân vào các khu vực khác của Ukraine hay châu Âu.
Đại sứ Nga tại EU cũng cảnh báo việc Mỹ phái quân tới Ukraine hoặc hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ là “sai lầm nghiêm trọng”.
Thanh Tùng
TheoDantri/ Guardian, AFP
Tư lệnh NATO cảnh báo Nga dàn quân sát Ukraine, lo ngại cho Moldova
Một chỉ huy cấp cao của NATO ngày 24.3 cảnh báo Nga đã điều động một lực lượng có quy mô "rất lớn" tại vùng biên giới với Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại cho Cộng hòa Moldova.
Binh sĩ vũ trang, được cho là quân đội Nga, đang đứng gác trước một căn cứ hải quân Ukraine ở thành phố cảng Feodosia, thuộc Crimea - Ảnh: Reuters
Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh châu Âu, cho biết Moscow đang hành động giống như một đối thủ, chứ không phải là đối tác, đồng thời cảnh báo 28 nước thành viên NATO nên xem xét lại việc bố trí, cũng như tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội liên quân tại Đông Âu, Reuters đưa tin.
Lực lượng quân sự, mà phía NATO cáo buộc là thuộc quân đội Nga, trang bị súng tự động, lựu đạn gây choáng và được xe thiết giáp hỗ trợ, đã chiếm gần như toàn bộ các căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea vào hôm 22.3.
"Quân đội Nga hiện đang đóng quân sát biên giới phía đông Ukraine có quy mô rất, rất lớn và đang trong tình trạng sẵn sàng", ông Breedlove nói.
Ông Tony Blinken, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho biết Washington đang cân nhắc yêu cầu hỗ trợ quân sự của chính quyền lâm thời Ukraine, nhưng sẽ không thể ngăn được một cuộc tấn công xâm lược quốc gia Đông Âu này vì Ukraine không phải là thành viên của NATO.
Trong khi đó, hãng tin Itar Tass (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói rằng Moscow tuân thủ các quy định quốc tế về số lượng quân đội đồn trú gần biên giới với Ukraine.
Lo ngại cho Moldova
Tướng Breedlove cho hay NATO đang cực kỳ lo ngại về vùng Transniestria, vốn đã tuyên bố ly khai khỏi Cộng hòa Moldova vào năm 1990 nhưng không được bất kỳ thành viên Liên Hiệp Quốc nào công nhận. Vùng này nằm ở biên giới phía tây với Ukraine.
Khoảng 30% trong phân nửa dân số của vùng này là người Nga và hơn phân nửa dân số vùng này xem tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ, theo Reuters.
Nga hiện đang có 440 binh sĩ gìn giữ hòa bình tại Transniestria, kèm theo binh sĩ Nga canh giữ các kho vũ khí thời Liên Xô.
Được biết, nghị viện vùng Transniestria đã lên tiếng thúc giục Nga cho sáp nhập.
Chính quyền lâm thời Ukraine từng cảnh báo Nga có thể sẽ tìm cách liên kết với các vùng thân Nga ở Moldova, Reuters cho hay.
Theo TNO
Lực lượng quân sự Nga áp sát biên giới, Ucraina lo bị tấn công Tư lệnh quân sự NATO cho biết hôm 23-3 lực lượng lớn quân đội Nga đã được triển khai tại khu vực phía đông Ukraine, đây có thể là một mối đe dọa cho khu vực ly khai Trans-dniestria của Moldova. Tư lệnh đồng minh tối cao ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove bày tỏ quan ngại về mối đe dọa đối với...